Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Du lịch
Theo Towner và Wall [25], du lịch đã được hình thành và phát triển từ rất lâu, cách đây khoảng 2000 năm, từ thời Đế quốc La Mã khi những gia đình giàu có quyết định giành thời gian mùa hè ở những bãi biển và đồng quê cách xa nơi họ sinh sống. Thời trung cổ do sự phát triển của các cuộc hành hương (tôn giáo), các nhà tổ chức đã thu xếp việc ăn, nghỉ cho người hành hương, có nhiều bằng chứng cho thấy người hành hương đã thư giãn, hưởng thụ trong chuyến đi về thánh địa. Vào thế kỷ 17, du lịch phát triển bùng nổ khi người giàu có thường đi Spa và khu nghỉ dưỡng (resort) tại bờ biển vào mùa hè; những người Châu âu đi tắm nước nóng, hưởng không khí trong lành; người Anh, dành kỳ nghỉ học để đến những nước như Ý (Italia) học vẽ, điêu khắc, kiến trúc, và tham quan những di tích lịch sử. Cho đến thời kỳ công nghiệp hóa, du lịch nghỉ dưỡng bùng nổ lên khi các tầng lớp trung lưu có nhiều thời gian rảnh rỗi, những thương nhân bắt đầu xây dựng khách sạn du lịch, du lịch quốc tế bắt đầu hình thành, du lịch tiếp tục được yêu thích và thành công cho đến đầu thế kỷ 19. Đến những năm 1960, khi nhiều người co thu nhập dư, sự phát triển của ngành hàng không dân dụng đã giúp ngành du lịch phát triển đột phá, nhiều cơ sở du lịch được mở ra, các khu nghỉ dưỡng, công viên được xây dựng. Từ đó đến nay, ngành du lịch đã dần trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nhiều quốc gia với đóng góp ngày càng cao vào nền kinh tế.
Du lịch ở Việt Nam đã có xuất hiện từ lâu. Trong thời kỳ phong kiến đã có các cuộc săn bắn, dã ngoại, kinh lý sang nước láng giềng của các vua chúa,
quan lại; đi thăm viếng bạn bè của các nho sỹ và gia đình giàu có. Đến bây giờ còn nhiều bài thơ nổi tiếng, truyền thuyết dân gian kể lại, di tích, di vật lịch sử chứng minh về các chuyến đi của vua chúa, danh nhân và người dân ta sớm tham gia hoạt động du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 1
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 2
- Những Yếu Tố Ảnh Hướng Đến Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Quy Định Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch, Sự Phối Hợp Của Các Cơ Quan Nhà Nước Trong Việc Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Bài Học Kinh Nghiệm Có Thể Vận Dụng Cho Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Mặc dù du lịch đã được xuất hiện và phát triển từ lâu, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong đời sống xã hội nhưng việc định nghĩa, khái niệm về du lịch vẫn còn nhiều sự khác nhau. Sự khác nhau này có thể do nhu cầu, do điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn là khác nhau.
Du lịch trong tiếng Anh là “tourism”, theo từ điển tiếng Anh Oxford, tourism có nhiều nghĩa gồm: chuyến đi để thư giãn hoặc kinh doanh; các hoạt động thực hành dạo chơi, hoạt động thu hút, hỗ trợ và làm vui khách du lịch; những hoạt động điều hành các chuyến dạo chơi [24].
Theo nghĩa Hán Việt, du có nghĩa là chuyến đi xa (như du học, du xuân...); lịch có nghĩa là từng trải, hiểu biết. Vậy du lịch có nghĩa là chuyến đi xa để có kiến thức, thêm hiểu biết.
Tổ chức Du lịch thế giới [28] định nghĩa: Du lịch là một hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu từ sự di chuyển của con người tới đất nước hoặc nơi khác ngoài nơi ở quen thuộc của họ vì mục đích cá nhân hay nghề nghiệp/ làm ăn.
Ở Việt Nam, khái niệm về du lịch đã được giải thích trong Luật Du lịch
[20] như sau: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Như vậy có thể khái quát, giải thích khái niệm về du lịch như sau:
- Mục đích của du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa, kiến thức, nghiên cứu thị trường, hoặc kết hợp với làm ăn nhưng vì mục đích định cư.
- Về không gian: Du lịch là đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- Về thời gian: Chuyến du lịch diễn ra trong thời gian ngắn, mang tính tam thời.
1.1.2. Hoạt động du lịch
Trước đây, hoạt động du lịch được coi là một hoạt động mang tính chất văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, nó không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư phát triển. Ngày nay, du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới xem là một ngành kinh tế quan trọng thì quan niệm hoạt động du lịch được hiểu một cách đầy đủ hơn. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm các hoạt động khá đa dạng từ dịch vụ phòng nghỉ, ăn uống, mua bán đồ lưu niệm và các hàng hóa… các dịch vụ này được coi là hoạt động du lịch.
Luật Du lịch [20] đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch như sau:
“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch”.
Như vậy, hoạt động du lịch là được chia thành hoạt động của 3 nhóm đối tượng tham gia gồm khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
- Hoạt động của khách du lịch là việc di chuyển tam thời của khách du lịch ra khỏi nơi cư trú của họ nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
- Hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch là các hoạt động kinh doanh lưu trú, lữ hành, vận tải khách du lịch, hướng dẫn du lịch, các dịch vụ khác (ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe...) [20].
- Hoạt động của các cơ quan,tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước, của các hiệp hội du lịch và các tổ chức liên quan tại địa phương du lịch tổ chức quản lý, điều phối, phục vụ hoạt động của khách du lịch và du khách; hoạt động của cộng đồng dân cư liên quan đến bảo tồn các giá trị văn hóa, ẩm thực ... thu hút, hấp dẫn khách du lịch ...
Như vậy, hoạt động du lịch được tiếp cận gồm các hoạt động trực tiếp, gián tiếp phục vụ cho du lịch. Xét một khía cạnh khác có thể coi hoạt động du lịch là khái niệm ngành du lịch.
1.1.3. Quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Theo đó, quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây:
- Trước hết, chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy nhà nước, gồm: lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Thứ hai, đối tượng quản lý của Nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
- Thứ ba, vì tính đa dạng về lợi ích, hoạt động của các nhóm người trong xã hội, quản lý nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
- Thứ tư, quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật nhà nước để quản lý xã hội.
- Thứ năm, mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Vai trò của nhà nước trong quản lý du lịch và ảnh hưởng của chính sách công đối với phát triển du lịch đã được nghiên cứu bởi nhiều tác giả. So với các lĩnh vực chính sách công khác, lĩnh vực du lịch vẫn còn chưa được luật hóa, văn bản hóa toàn diện và ít được quan tâm trong các chính sách công và khoa học chính trị. Với vai trò của du lịch như động lực phát triển kinh tế của quốc gia và khu vực, địa phương, chính quyền các cấp đã dành nhiều quan tâm hơn trong nghiên cứu các chính sách công để phát triển du lịch [22].
Quản lý nhà nước về du lịch có thể được khái quát là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước (qua hệ thống pháp luật) đối với các quá trình, hoạt động du lịch của con người để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đặt ra [11].
Ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ. Tổng cục Du lịch là cơ quan tham mưu, giúp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch. Cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Du lịch), cấp huyện là phòng Văn hóa - Thông tin.
1.2. Sự cần thiết và những yếu tố ảnh hướng đến quản lý nhà nước về du lịch
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch
Nhà nước ra đời là nhằm thực hiện vai trò, chức năng quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng cần đến
sự quản lý, điều tiết của nhà nước nhằm bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và du lịch cũng không ngoại lệ.
Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và nó đóng một vai trò hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vai trò quản lý nhà nước của trong lĩnh vực du lịch rất cần thiết để định hướng cho sự phát triển bền vững trong hoạt động du lịch, tạo ra các điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho các điều kiện ấy được tồn tại. Tầm quan trọng đó được thể hiện qua những nội dung sau [10]:
- Thứ nhất, về chính trị:
Du lịch là một ngành kinh tế năng động và cũng đầy “nhạy cảm” với chính trị. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch giúp cho hoạt động du lịch phát triển theo đúng quan điểm, định hướng xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước. Đồng thời vai trò quản lý này đã tạo điều kiện cho sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, làm gia tăng sự đoàn kết, hợp tác quốc tế, hữu nghị, hoà bình giữa các quốc gia, các dân tộc, thông qua đó thúc đẩy hòa bình quốc tế. Thực tế hiện nay vẫn có một số đối tượng lợi dụng con đường du lịch để tìm cách phá hoại chế độ chính trị. Nếu cơ quan quản lý nhà nước quản lý không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh, trật tự ở các địa điểm du lịch, an ninh của đất nước.
- Thứ hai, về kinh tế:
Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột tôn giáo, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, cạnh tranh thu hút khách giữa các nước trong khu vực ngày càng gay gắt đã tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch [3]. Vai trò
của công tác quản lý nhà nước là nghiên cứu sự tác động của các nhân tố gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch để đưa ra giải pháp, cách thức điều chỉnh phù hợp.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng, đã mở ra triển vọng cho sự phát triển của ngành Du lịch, đem đến nhiều cơ hội mới cho phát triển du lịch, học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước trong lĩnh vực du lịch. Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, mộ trong những nguyên nhân là do thể chế, chính sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp; sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp, đầu tư còn dàn trải [1]. Bởi lẽ đó, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc chỉ đạo, định hướng hoạt động, ban hành chính sách phù hợp mang tính sáng tạo phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương, khai thác thế mạnh của từng vùng, từng địa phương là rất cần thiết; tạo môi trường pháp lý thông thoáng, tự do và bình đẳng cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động du lịch, hỗ trợ các doanh nghiệp để thực hiện các dự án trong lĩnh vực du lịch.
- Thứ ba, về văn hoá - xã hội:
Du lịch có tác động lớn đến cộng đồng địa phương tại các địa điểm du lịch. Nó có thể tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể và tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Hoạt động du lịch góp phần thực hiện xoá đói, giảm nghèo ở những vùng sâu, vùng xa. Du lịch tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hoá, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch nếu thiếu sự quản lý và kiểm soát một cách
chặt chẽ dẫn đến hiện tượng “hàng hoá hoá, tầm thường hoá nền văn hoá dân tộc”. Vì thế, vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch không chỉ thúc đẩy du lịch phát triển mà còn kiểm soát sự phát triển đó trong mối tương quan với văn hoá.
Nước ta có một nền văn hóa “thống nhất trong đa dạng” thể hiện trong sự đa dạng về văn hóa tộc người, đa dạng trong văn hóa địa phương, văn hóa tôn giáo, văn hóa nghề nghiệp cùng với truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời. Bản sắc văn hóa, lối ứng xử có văn hoá của cộng đồng dân cư, môi trường văn hoá lành mạnh là những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của du lịch. Sự đa dạng trong văn hoá kéo theo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch văn hoá. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch không thể tách rời khỏi yếu tố văn hoá. Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch có nhiệm vụ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch văn hoá và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá cho địa phương.
- Thứ tư, về môi trường: Du lịch tác động đến môi trường cả theo hướng tiêu cực lẫn tích cực. Sự phát triển của du lịch kéo theo sự xung đột giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Vai trò của nhà nước là phải định hướng bằng các biện pháp, chính sách, quyết định quản lý để giảm thiểu sự tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế từ sự phát triển của du lịch. Vai trò đó được thể hiện qua các chính sách về phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch phát triển du lịch…
Như vậy, quản lý nhà nước về du lịch là hoạt động không thể thiếu và rất cần thiết để bảo đảm sự ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.