Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 2

2.3.5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch 64

2.3.6. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài 65

2.3.7. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch 67

2.3.8. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch ... 69

2.3.9. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch 69

2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 70

2.4.1. Kết quả đạt được 70

2.4.2. Những hạn chế 72

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 73

Tiểu kết Chương 2 75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 77

3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 77

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 2

3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển du lịch 77

3.1.2. Phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 78

3.1.3. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình 80

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 82

3.2.1. Bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch 82

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách trong quản lý du lịch 84

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch 86

3.2.5. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tuyên truyền và quảng bá du lịch 88

3.2.6. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ phục vụ hoạt động du lịch 90

3.2.7. Giữ gìn, tôn tạo tài nguyên du lịch bảo vệ môi trường phát triển bền vững 92

3.3. Khuyến nghị 94

3.3.1. Đối với các cơ quan trung ương 94

3.3.2. Với tỉnh Ninh Bình 95

Tiểu kết Chương 3 97

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Các số liệu cho thấy du lịch là một ngành công nghiệp phát triển rộng và nhanh nhất trên thế giới. Theo Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO) [27], ngành công nghiệp du lịch đóng vai trò nổi bật trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển, với đóng góp 9% GDP toàn cầu, tạo công ăn việc làm cho khoảng 8% tổng số lao động ; du lịch quốc tế xếp thứ 4 (sau ngành năng lượng, hóa chất và cơ giới) trong tổng xuất khẩu toàn cầu. Bên cạnh đó, du lịch được coi là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội giữa các địa phương, giúp nâng cao hiểu biết, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hoà bình giữa các dân tộc, vùng miền.

Đối với nước ta hiện nay, du lịch góp phần không nhỏ vào việc thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Những năm gần đây đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế ngày càng tăng cao. Năm 2016, tổng thu từ du lịch đạt 400.700 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2015 [5]. Du lịch đang trở thành một ngành “công nghiệp xanh”, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Nắm bắt được xu thế đó, trong quá trình đổi mới và hội nhâp, Đảng và nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội Đảng các khóa IX, X, XI và XII đều xác định quan điểm phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua đó góp phần thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực. Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 30/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-


TTg phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của chiến lược là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

Ninh Bình là tỉnh nằm trong vùng kinh tế đồng bằng Bắc bộ, có vị trí chiến lược qua trọng, có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn, đặc biệt là có vùng núi đá vôi với các hang động xuyên thuỷ và hệ sinh thái độc đáo, đan xen với những tài nguyên du lịch nhân văn, những di tích lịch sử, văn hoá, tiêu biểu như Cố đô Hoa Lư được hình thành và lưu giữ hàng nghìn năm. Có nhiều cảnh quan, điểm du lịch hấp dẫn như Khu du lịch sinh thái Tràng An, Chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư, Nhà thờ đá Phát Diệm, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch hồ Đồng Thái, đồng Chương, Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch sinh thái Thung Nham… Năm 2016, tổng lượng khách du lịch đến Ninh Bình đạt 6.133.304 lượt, tăng 87% so với năm 2010; doanh thu du lịch là 1.659,2 tỷ đồng, tăng 180% so với năm 2010 [11].

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI [15] chỉ rõ: Phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch để tập trung thu hút đầu tư; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các tua, tuyến, khu, điểm du lịch, thực hiện các dự án mới. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, các di tích lịch sử - văn hóa; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với phát triển văn hóa; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với phát triển văn hóa và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, doanh thu du lịch đạt trên 3.000 tỷ đồng,


tổng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ đạt trên 33 nghìn tỷ đồng và đóng góp 42% trong tổng GRDP của tỉnh.

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã triển khai xây dựng quy hoạch và tập trung đầu tư vào các khu du lịch nhằm phát triển đồng bộ, quy mô lớn hạ tầng du lịch và làm tốt các dịch vụ để khai thác có hiệu quả các tài nguyên sẵn có. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết trong thực tiễn vẫn còn một số hạn chế khiến việc thu hút đầu tư còn chưa rộng mở, các dự án đầu tư còn dàn trải, việc quản lý các khu du lịch còn nhiều bất cập khiến khách tham quan chưa hài lòng, cơ sở hạ tầng, hệ thống nhà hàng, khách sạn còn ít và phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn thiếu, môi trường ở một số khu du lịch còn chưa được quan tâm bảo vệ đúng mức...

Để có thể phát huy các nguồn lực phát triển du lịch tốt hơn cần khắc phục nhanh chóng những hạn chế đó. Muốn vậy, trước hết cần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Với mong muốn đóng góp vào quá trình nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnhNinh Bình" làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chủ đề Quản lý nhà nước về du lịch đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở một số địa phương, sau đây là một số công trình tiêu biểu từ giai đoạn 2010 - 2017 mà tác giả tham khảo:

- Nguyễn Thanh Hải (2014), Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Kinh tế,Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Nguyễn Thị Doan (2015), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.


- Nguyễn Thị Lệ Hằng (2015), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Phạm Thị Trang (2015), Quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Lê Diệu Liên (2015), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Đinh Thị Thùy Liên (2016), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Nguyễn Tuấn Nam (2016), Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Đinh Thành Sơn (2016), Quản lý nhà nước đối với tài nguyên du lịch ở tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ Kinh tế Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Ngọc Anh (2017), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

- Trần Như Đào (2017), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

- Nguyễn Minh Sang (2017), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm xây dựng du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong thời gian tới.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch.

- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua.

- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh

Bình.

- Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện

QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: tỉnh Ninh Bình;

- Về thời gian: từ năm 2010 đến năm 20017;

- Về nội dung: các nội dung QLNN về du lịch theo quy định của pháp luật.

5. Phương pháp luận và nghiên cứu đề tài

5.1. Phương pháp luận luận nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học quản lý hành chính nhà nước như:

- Phương pháp thống kê;


- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp tổng hợp;

- Phương pháp hệ thống;

- Phương pháp mô tả;

- Phương pháp đánh giá.

6. Ý nghĩa khoa học của luận văn

Đóng góp chính của luận văn được thể hiện trong những kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

6.1. Về lý luận

Luận văn nghiên cứu, hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch được áp dụng trong QLNN đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

6.2. Về thực tiễn

- Luận văn nghiên cứu khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội có tác động đến QLNN về du lịch của tỉnh Ninh Bình.

- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình.

- Phân tích, làm rõ thực trạng QLNN về du lịch ở tỉnh Ninh Bình những năm qua; chỉ ra được những kết quả , hạn chế và nguyên nhân.

- Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Ninh Bình thời gian tới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về du lịch.

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Ngày đăng: 06/10/2023