Tập trung phát triển các cụm du lịch chính: các xã ven sông huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Tp.Bến Tre), Hưng Phong (Giồng Trôm), Mỏ Cày, Chợ Lách, Ba Tri.
Xây dựng tuyến du lịch tham quan làng nghề: Châu Thành - thành phố Bến Tre - Mỏ Cày Bắc - Chợ Lách (và ngược lại); Châu Thành - thành phố Bến Tre - Giồng Trôm - Ba Tri, trở thành sản phẩm tour du lịch đặc thù và có sức hấp dẫn của tỉnh. Các loại hình du lịch trụ cột phát triển trong thời gian tới:
Du lịch sinh thái sông nước, du lịch miệt vườn làng quê; để phát triển loại hình này khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở xây dựng các sản phẩm cụ thể phục vụ du khách như: tham quan sông nước, tham quan vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, các dịch vụ đò máy chở khách tham quan, đò chèo, xe ngựa, khách tự đi xe đạp; phát triển các dịch vụ mô tô nước, nhảy dù trên sông,…
Du lịch tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hóa - lịch sử, lễ hội, làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở xây dựng các chương trình tham quan nghiên cứu phục vụ du khách: nghiên cứu rừng ngập mặn, vườn chim, vườn dừa; các di tích văn hóa - lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể, các lễ hội; nền văn hóa cư dân Nam bộ…
Vui chơi - giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, công vụ, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chương trình tham quan cho khách du lịch lưu trú ở đô thị: các dịch vụ vui chơi – giải trí, đặc biệt các dịch vụ giải trí về đêm để lưu giữ khách; các chương trình tham quan cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản; các trung tâm thương mại,… giới thiệu khách du lịch thưởng thức và mua đặc sản, quà lưu niệm.
Phát triển du lịch Bến Tre phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh, thành lân cận và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh tạo thị trường khách du lịch bền vững.
Bên cạnh những định hướng cơ bản để phát triển du lịch bền vững, trước hết cần có sự hợp sức của các ngành các cấp tập trung để quảng bá về đất nước, con người Bến Tre, đó chính là thương hiệu “Bến Tre”.
3.1.3.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch:
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Tổ Chức Của Sở Vhtt&dl Tỉnh Bến Tre
- Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kỹ Thuật Phát Triển Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
- Giải Pháp Về Đào Tạo Lực Lượng Ngành Du Lịch
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 14
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 15
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Dự án Resort Forever Green - xã Phú Túc - Châu Thành từ năm 2009 – 2018; qui mô 21 ha. Vốn đầu tư: 50 triệu SD.
Khu du lịch “Công viên Nghĩa trang - Đường Hồ Chí Minh trên biển” đưa vào hoạt động năm 2014. Vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng.
Làng du kích gắn với di tích Đồng Khởi - Mỏ Cày Nam đưa vào hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 103 tỉ đồng.
Dự án Mekong Pearl - xã Tân Thạch - Châu Thành đưa vào hoạt động năm 2013.
Vốn đầu tư: 330 tỉ đồng.
3.1.3.4 Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch
Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đủ số lượng, trình độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu QLNN về du lịch.
Tăng cường năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chiếc lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Tổ chức kiếm tra việc thực hiện quy định pháp luật, đảm bảo các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật và phát triển bền vững. Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thông tin quảng bá, xúc tiến du lịch.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Xuất phát từ những hạn chế trong phần thực trạng QLNN về du lịch ở chương hai và phần phân tích nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại, hạn chế chế đó tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Từng nguyên nhân một của phần hạn chế sẽ được lồng ghép đưa vào từng giải pháp nhằm làm rõ hơn hướng giải quyết một cách khoa học, đồng bộ.
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
Tiếp tục kiện toàn bộ máy nhà nước về quản lý du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, xã, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Thanh Tra Du lịch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về du lịch.
Tiếp tục triể ển du lịch Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị 09-CT/TU về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2015 và Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015. Triể
.
Hướng dẫn các doanh nghiệ
.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch theo định hướng không gian quy hoạch trong đề án phát triển du lịch của tỉnh.
Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành du lịch, dịch vụ du lịch, hạ tầng xã hội ở tỉnh Bến Tre.
Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra liên ngành đảm bảo an ninh trật tự an toàn trong hoạt động du lịch.
Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Chính sách ưu tiên miễn giảm về thuế cho các dự án, các khu vực cần khuyến khích đầu tư. Chính sách đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
Đảm bảo được sự công bằng về quyền lợi trong quá trình đầu tư khái thác kinh doanh giữa chủ đầu tư, chủ thể quản lý sử dụng tài nguyên du lịch và cộng đồng địa phương đảm bảo sự thống nhất về quản lý khai thác tài nguyên du lịch theo quy hoạch.
Những chính sách cụ thể:
Thứ nhất, cơ chế chính sách về thuế: áp dụng các ưu đãi ở mức cao nhất trong khuôn khổ pháp luật hiện hành cho phép đối với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư trong các lĩnh vực khác của ngành nhằm phát triển du lịch bền vững.
Thứ hai, cơ chế và chính sách đầu tư: ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, các dự án có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội.
Thứ ba, chính sách về khoa học kỹ thuật: đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả và thu hút trí tuệ của các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt phải thu hút và tạo điều kiện thích hợp để các nhà khoa học nghiên cứu những tác động của môi trường đối với sự phát triển của ngành du lịch như vấn đề xâm nhập mặn, hạn hán, thiếu nước; đồng thời phải đề ra được những giải pháp để hạn chế sự tác động ngược trở lại với môi trường khi tỉnh tập trung đầu tư phát triển du lịch. Nói chung phát triển du lịch nhưng phải chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường và các giá trị văn hóa.
Thứ tư, chính sách khuyến khích bảo tồn, phát triển vốn văn hóa: có chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công tác bảo tồn và phát triển vốn văn hóa địa phương kết hợp khuyến khích người dân bảo vệ kiến trúc truyền thống đồng bằng sông Cửu Long, hạn chế du nhập kiến trúc ngoại lai.
Thứ năm, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương và chuyển giao công nghệ cho địa phương nhằm nâng cao thu nhập của người dân, đồng thời góp phần hạn chế tăng dân số cơ học.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý
UBND tỉnh cần tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy giúp việc quản lý nhà nước về du lịch ở Bến Tre. Cần kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế quan trọng. Trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn theo luật định và căn cứ vào hoạt động quản lý nhà nước tỉnh Bến Tre cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm cao; đồng thời chú trọng kiện toàn tổ chức, nhân sự quản lý nhà nước về du lịch các cấp.
Tiếp tục triển khai Chỉ thị 09/CT-TU nhằm củng cố và nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch. Sở VHTT&DL trình UBND tỉnh để có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hiểu rõ được tầm quan trọng của ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại nhiều nguồn thu cho GDP của tỉnh, đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho rất nhiều lao
động địa phương; du lịch là ngành kinh tế không khói, là “con gà đẻ trứng vàng” của tỉnh chứ không đơn thuần chỉ là hoạt động vui chơi, giải trí, đi du lịch của những người có tiền nữa. Đồng thời hướng dẫn người dân tham gia loại hình du lịch cộng đồng…
Sở VHTT&DL nên hình thành Phòng (tổ) phát triển sản phẩm, (tổ) phòng phát triển thị trường giúp cho các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch phát triển; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án hạ tầng xã hội có tác động trực tiếp phát triển du lịch, đến các vùng quy hoạch du lịch, tạo động lực thu hút và thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như: đường tỉnh 883, 884, 885, 886, hệ thống cầu, đường thuộc quốc lộ
57. Các địa phương xây dựng hệ thống giao thông nhánh đến các vùng quy hoạch du lịch thông qua việc vận động doanh nghiệp, nhân dân cùng làm.
UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành có liên quan như Công an, Quân đội, Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp… phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch:
Đối với ngành Công an: có chương trình kế hoạch phối hợp để xây dựng mạng lưới đảm bảo an ninh và an toàn du lịch, không chỉ riêng trong mạng lưới ngành du lịch mà cả trong chính quyền cơ sở các cấp và trong nhân dân đều thông suốt thực hiện. Phối hợp ngành Công an tập huấn lực lượng bảo vệ thường trực tại các khu, điểm tham quan du lịch, để giữ gìn trật tự an toàn các điểm tham quan du lịch và giải quyết, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của khách du lịch.
Đối với ngành Giao thông Vận tải: Sở VHTT&DL phối hợp với Sở Giao thông Vận tải quản lý hoạt động kinh doanh, vận chuyển khách du lịch sau khi Bộ Giao thông Vận tải thỏa thuận với các cớ quan QLNN về du lịch ở trung ương cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch.
Đối với Sở Kế hoạch Đầu tư: UBND tỉnh phải chỉ đạo Sở Kế hoạch Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Sở VHTT&DL tạo mọi điều kiện và là địa chỉ đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp nào có nhu cầu kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Đối với lĩnh vực du lịch, sau khi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với kinh doanh lưu trú du lịch. Do đó, sự
phối hợp giữa hai ngành này là rất cần thiết để đảm bảo thống nhất quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp các điều kiện liên quan đến chuyên môn.
Thành lập “Ban chỉ đạo phát triển du lịch” tỉnh Bến Tre. Nếu đã xem du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn thì tỉnh Bến Tre nên hình thành “Ban Chỉ đạo phát triển du lịch” để phối hợp với các sở, ngành, các cấp chính quyền dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của UBND tỉnh. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; đề ra chương trình hành động hàng năm để tạo cơ chế phối hợp và thúc đẩy du lịch phát triển đúng định hướng; có cơ chế và văn bản phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thị xã một cách cụ thể, ưu tiên giải quyết các vấn đề có liên quan đến du lịch, nhất là chính sách đầu tư phát triển sản phẩm, tuyên truyền, quảng bá du lịch trong và ngoài tỉnh, bảo vệ và tôn tạo môi trường tự nhiên và xã hội, gắn phát triển du lịch với bảo tồn di sản văn hóa, quản lý, sử dụng quỹ đất đai, chính sách khuyến khích tạo thuận lợi đi lại,…
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch tỉnh Bến Tre đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và có cơ cấu hợp lý là điều kiện quan trọng nhất thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là yêu cầu cấp thiết, cấp bách xuất phát từ yêu cầu thực tế.
Công tác xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch tỉnh Bến Tre trong những năm tiếp thep phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong xu thế hội nhập quốc tế. Nếu không chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch thì việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về du lịch sẽ gặp nhiều trở ngại. Phát triển du lịch Bến Tre đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh.
3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên
địa bàn toàn tỉnh; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh.
Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Để đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động du lịch, có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp hỗ trợ lãi xuất vay 3 năm đối với một số hoạt động đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.
Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch theo tính toán dự báo, bao gồm:
Vốn từ nguồn tích lũy của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...
Tạo mọi điều kiện thuận lợi (có thể xây dựng các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh, liên kết với nước ngoài,... Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của tỉnh.
Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trọng điểm du lịch; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,... Đặc biệt chú trọng giải pháp gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ tầng phục vụ khai thác du lịch.
3.2.4. Giải pháp về quy hoạch
Tại kỳ họp lần thứ 12, HĐND tỉnh khóa VII đã thống nhất thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”, đồng thời xác định quan điểm phát triển du lịch phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội địa phương, phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội; phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế-xã hội ổn định và bền vững; dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, phát triển du lịch Bến Tre phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam, với chương trình hành động quốc gia về du lịch, phải huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ từ Trung ương, nhất là nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh…
Với Nghị quyết này cùng các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh như Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy, Quyết định số 123/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt “Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” đã xác định quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 tầm nhìn 2020 và thậm chí xa hơn nữa là 2030. Tuy nhiên, trước mắt tỉnh Bến Tre cần sớm tiếp tục hoàn thiện các dự án còn dang dở và một số giải pháp về quy hoạch cụ thể nhằm phát triển du lịch như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chung dự án đến năm 2030, diện tích 630 ha thuộc địa bàn hai xã Thạnh Phong, Thạnh Hải thuộc huyện Thạnh Phú, tổng mức đầu tư để thực hiện khoảng 1.500 tỷ đồng, chia làm 3 giai đoạn, trong đó có nhiều hạng mục phục vụ khách du lịch được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, kêu gọi đầu tư.
Thứ hai, tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án du lịch biển ở xã Thới Thuận (huyện Bình Đại), khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái ở xã An Khánh (huyện Châu Thành, cạnh cầu Rạch Miễu), khu nghỉ dưỡng ven sông Hàm Luông... Đây sẽ là những khu du lịch mang đặc trưng riêng của Bến Tre trong thời gian tới.
Thứ ba, xây dựng quy hoạch phát triển các tuyến du lịch chủ đạo của tỉnh:
Quy hoạch tuyến du lịch nội tỉnh:
Các tuyến du lịch đường bộ hiện có như tuyến huyện Châu Thành đi tham quan các