Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kỹ Thuật Phát Triển Du Lịch


Về thu nhập từ du lịch: năm 2010 đạt 226,9 tỉ đồng, tăng bình quân 22,19%/năm; năm 2015 đạt 646,9 tỉ đồng, tăng bình quân 23,31%/năm; phấn đấu đến năm 2020 đạt 1.823,5 tỉ đồng, tăng bình quân 23,17%.

Vốn đầu tư toàn xã hội để phát triển du lịch giai đoạn 2006-2010 là 449 tỉ đồng, từ 2010 đến 2020 là 3.577,8 tỉ đồng. Trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 10%.

Bến Tre hiện có 68 điểm du lịch, trong đó có nhiều điểm du lịch sinh thái miệt vườn, homestay Khu du lịch cồn Phụng (Tân Thạch, huyện Châu Thành), điểm du lịch Phong Phú, Thảo Nhi, Hảo Ái, Diễm Phương, Quê Dừa, điểm du lịch cồn Quy (Quới Sơn), Tân cồn Quy, vườn du lịch sinh thái Phú An Khang (xã Bình Phú, TP. Bến Tre), Năm Công (Hưng Khánh Trung B), cơ sở cây giống - hoa kiểng Hoàng Duy, vườn sầu riêng Bảy Thảo, điểm du lịch Đại Lộc (xã Sơn Định, huyện Chợ Lách), vườn du lịch Ba Ngói, Tám Lộc, homestay Hoàng Lan (xã An Khánh, huyện Châu Thành), Homestay Cái Cấm (xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc), Khu nghỉ dưỡng cao cấp Forever Green Resort (xã Phú Túc, huyện Châu Thành).

Du lịch Bến Tre luôn phát triển với tốc độ nhanh, lượng khách du lịch tăng bình quân 13% năm so cùng kỳ, đặc biệt trong đó có trên 42% là khách quốc tế. Nguồn thu từ du khách tăng bình quân 23%/năm so cùng kỳ. Với xuất phát điểm du lịch thấp, nhưng trên đà phát triển hiện nay, Bến Tre đã và đang được các nhà đầu tư đến đầu tư các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú với quy mô khá và hiện đại; mỗi năm đều có sản phẩm du lịch mới ra đời. Cơ sở lưu trú cho du khách từ nhà nghỉ đạt chuẩn, khách sạn 1 sao đến 4 sao đã đáp ứng cho trên 2.000 khách lưu lại từ khách hạng trung bình đến cao cấp.

2.3.6. Đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phát triển du lịch


Những năm qua, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-TU của Tỉnh ủy Bến Tre về phát triển du lịch giai đoạn 2012-2015, đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhằm thu hút, kêu gọi nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch; tạo sản phẩm du lịch đa dạng và đặc thù với thương hiệu “Sông nước miệt vườn Bến Tre - Đồng bằng sông Cửu Long”.

Sau thời gian nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng toàn cầu đã có bước ổn định; trong năm 2015 Việt Nam có nhiều sự kiện, lễ hội, được tổ chức với quy mô lớn, đã thu hút


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

khách du lịch từ các nước đến Việt Nam ngày càng tăng; riêng tỉnh Bến Tre năm 2015 tình hình đầu tư du lịch và hoạt động du lịch có nhiều khởi sắc, thể hiện được kết quả thực hiện đề án phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015.

Tỉnh ưu tiên đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đến với Bến Tre. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch có quy mô lớn để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 10

Ngoài những khu, điểm du lịch đã hoạt động, tỉnh đang quan tâm vào các dự án đầu tư CSHT đã đưa vào sử dụng và tiếp tục đầu tư như: Dự án CSHT Du lịch cồn Ốc - Hưng Phong; Dự án CSHT phục vụ du lịch các xã ven sông Tiền. Dự án CSHT phục vụ du lịch cồn Bửng, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.

Các dự án Đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch vừa hoạt động kinh doanh vừa tiếp tục đầu tư như: Khu du lịch Forever Green Resort; điểm Du lịch Phú An Khang; Nhà hàng nổi Bến Tre; Khách sạn Dừa 4 sao.

Tiếp tục các dự án đang triển khai chưa hoàn thành: Điểm du lịch sinh thái Vườn chim Vàm Hồ; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong Pearl; dự án Mekong Resort của Công ty CP Đầu tư Du lịch MêKông; dự án Bến tàu khách du lịch Rạch Miễu - Bến Tre đang tiến hành các thủ tục, hợp tác đầu tư.

Trong năm, Bến Tre đã tiếp tục thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch để tái thẩm định 02 khách sạn một sao (Khách sạn Đại An và Khách sạn Oasis-Kiwi). Đầu tư xong và đưa vào sử dụng Khách sạn Dừa theo tiêu chuẩn khách sạn hạng 4 sao được Tổng cục Du lịch thẩm định thực tế và cấp chứng nhận trong năm 2015.

Đến nay, Bến Tre đã có 1 khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 4 khách sạn 1 sao và gần 50 khách sạn, nhà nghỉ khác đã đủ sức phục vụ du khách từ bình dân đến cao cấp.

Năm 2015, tổng số nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh là 55/65 điểm du lịch, đạt 85%. Số nhà vệ sinh các điểm du lịch không đạt chuẩn phục vụ khách du lịch chiếm 15%, chủ yếu tập trung tại các điểm du lịch nhà vườn chỉ phục vụ khách du lịch mang tính thời vụ như dịp Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, những ngày hội.


Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã đưa vào sử dụng và tiếp tục đầu tư như: Dự án CSHT Du lịch Cồn Ốc - Hưng Phong đã thực hiện đến nay 26 tỷ đồng. Dự án CSHT phục vụ du lịch các xã ven sông Tiền (đoạn Tân Thạch – Giao Long) thực hiện đến nay 25,1 tỷ đồng. Dự án CSHT phục vụ du lịch Cồn Bửng, xã Thạnh Hải, trong năm 2015 thực hiện 14 tỷ đồng.

Các dự án Đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch vừa hoạt động kinh doanh vừa tiếp tục đầu tư như: Khu du lịch Forever Green Resort và Điểm dừng chân An Khánh của Công ty TNHH-TM Lô Hội, đầu tư đến nay 416 tỷ đồng (gồm 2 khu vực), đang tiếp tục đầu tư khu C, trong năm 2015 thực hiện đầu tư thêm 24 tỷ đồng.

Điểm Du lịch Phú An Khang đã đầu tư đến nay 15 tỷ đồng, trong năm 2015 thực hiện đầu tư thêm 2 tỷ đồng. Nhà hàng nổi Bến Tre đầu tư trùng tu mới và dời địa điểm vào gần trung tâm TP. Bến Tre trên dòng sông Bến Tre thơ mộng, đã đưa vào khai thác, tổng vốn đầu tư là 10,8 tỷ đồng. Khách sạn Dừa đầu tư 160 tỷ đồng, năm 2015 thực hiện đầu tư thêm 3 tỷ đồng và đã đưa vào kinh doanh, được Tổng cục Du lịch công nhận hạng 4 sao.

Các dự án đang triển khai chưa hoàn thành: Điểm du lịch sinh thái Vườn chim Vàm Hồ đã đầu tư 12,5 tỷ đồng, đang tiếp tục đầu tư. Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Mekong Pearl đã đầu tư 30 tỷ đồng, đang trong giai đoạn thi công tiếp, trong năm 2015 thực hiện đầu tư 15 tỷ đồng. Dự án điểm du lịch sinh thái Phú Bình đã đầu tư 53 tỷ đồng (chủ yếu cải tạo mặt bằng, nuôi trồng thủy sản), trong năm 2015 thực hiện đầu tư dịch vụ phục vụ du lịch được 5 tỷ đồng. Dự án Mekong Resort Công ty CP Đầu tư Du lịch MêKông, trong năm 2015 thực hiện đầu tư 20 tỷ đồng. Dự án Bến tàu khách du lịch Rạch Miễu - Bến Tre đang tiến hành các thủ tục, hợp tác đầu tư.

2.3.7. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch


, giới thiệu tại các kỳ hội chợ -


tổ chức thành công nhiều chương trình xúc tiến du lịch trong chuỗi sự kiện của tỉnh.


-


; tải lên mạng Internet 16 album ảnh về

các hoạt động du lịch của tỉnh.


In ấn hơn 38.100 ấn phẩm các loại như: cẩm nang, hướng dẫn, địa chỉ, thông tin cần biết về


-

.

30 chương trình du lịch Bến Tre trên các đài truyền hình

VTV1, HTV9, HTV7, TTXVN, THVL, THCT, THBT. Tham dự 53 kỳ hội chợ, hội thảo, triển lãm, hội thi trong và ngoài nước. Tổ chức liên hoan ẩm thực và xúc tiến du lịch tại Festival Dừa lần III năm 2012, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch lần thứ I năm 2013 và Lễ hội Dừa lần IV năm 2015 tại Bến Tre.

Hướng dẫn hơn 50 đoàn làm phim trong và ngoài nước cũng như các đoàn famtrip, đoàn khách của đảng và nhà nước về làm việc và tham

- .

Tiếp và làm việc với đoàn nhà báo Nhân dân, đoàn khảo sát Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lân cận, đến tham quan học tập, trau đổi kinh nghiệm.

Đăng tải thông tin, bài viết, hình ảnh quảng bá về du lịch Bến Tre trên webside của

tỉnh.

Thiết kế, in ấn và phát hành quyển “Thông tin cần biết về du lịch xứ dừa”, “Hướng

dẫn du lịch Bến Tre”, bản đồ du lịch Bến Tre, thực hiện DVD phim video clip “Du lịch xứ dừa”...

Phối hợp các báo, đài phát thanh, truyền hình trung ương, tỉnh bạn và địa phương viết bài giới thiệu về đất nước con người Bến Tre với du khách trong và ngoài nước.


Tham gia hội chợ, Festival du lịch ĐBSCL, Festival của các tỉnh thành trong cả nước. Tổ chức cho các doanh nghiệp lữ hành tỉnh bạn như: Vĩnh Long, TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Cà Mau đến khảo sát tuyến, điểm du lịch Bến Tre.

Thông qua việc quảng bá thông tin sản phẩm doanh nghiệp trên báo đài, tạp chí, internet và các ấn phẩm quảng bá, nhiều khách hàng trong nước, ngoài nước đã quan hệ hỏi hàng, một số doanh nghiệp lữ hành của TP.HCM đã tổ chức khảo sát tour và đưa nhiều đoàn khách du lịch đến tham quan du lịch Bến Tre. Thông qua tham tán thương mại các nước, đã giới thiệu cho các doanh nghiệp nhiều đối tác tìm mua các sản phẩm thủy sản, dừa, hàng thủ công mỹ nghệ của Bến Tre.

Sau khi tham gia showroom trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ do Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Đầu tư TP.HCM tổ chức hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã tìm được nhiều đối tác mới, đã mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp du lịch chưa xây dựng brochure, catalogue và các ấn phẩm quảng cáo nên việc quảng bá thông tin về doanh nghiệp cũng còn hạn chế.

2.3.8. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động du lịch


Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động du lịch là nhiệm vụ thường xuyên của ngành du lịch trong việc quản lý nhằm đánh giá thực trạng tình hình hoạt động và việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn. Tăng cường công tác hậu kiểm cơ sở lưu trú sau khi xếp hạng để giữ vững chất lượng, phát hiện những sai phạm, thiếu sót trong hoạt động kinh doanh du lịch để kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Đồng thời, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của cơ sở để có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Từng bước đưa hoạt động du lịch vào trật tự, tạo môi trường du lịch ổn định, an ninh, bền vững, có tính chuyên nghiệp cao, tạo niềm tin cho khách du lịch khi đến tham quan, lưu nghĩ lại tại Bến Tre.

Thanh tra du lịch có chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động du lịch, bao gồm: chương trình quốc gia, dự án đầu tư thuộc lĩnh vực du lịch; hoạt động của các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh; tài nguyên du lịch; quy hoạch du lịch; môi trường


du lịch; khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch; hướng dẫn du lịch; xúc tiến du lịch và giao lưu văn hóa; thông tin đối ngoại trong hoạt động du lịch; và các hoạt động của pháp luật có liên quan đến du lịch.

Hoạt động của thanh tra du lịch trước đây theo Nghị định 47/2001/NĐ-CP ngày 10/8/2001 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của thanh tra du lịch và Nghị định 50/2002/NĐ-CP ngày 25/4/2002 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nay được thay thế bằng Nghị định số 149/2007/NĐ-CP ngày 09/10/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và Quyết định số 20/200//QĐ-BVHTTDL ngày 18/3/2008 của Bộ VHTT&DL quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức thanh tra Bộ VHTT&DL.

Trong những năm qua, do việc tách nhập giữa các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ QLNN về du lịch phần nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công tác thanh tra, kiểm tra du lịch. Là đơn vị vừa có chức năng tham mưu vừa có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính đối với các đơn vị trực thuộc Sở và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bến tre. Tính đến năm 2013, Thanh tra Sở tiến hành kiểm tra 133 lượt cơ sở hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch và 39 phương tiện vận chuyển khách du lịch đường thủy nội địa. Qua kiểm tra, lực lượng kiểm tra đã giáo dục, nhắc nhở 53 trường hợp có dấu hiệu sai phạm; phát hiện và lập hồ sơ vi phạm hành chính 38 trường hợp vi phạm (Thanh tra Sở VHTT&DL lập hồ sơ 36 trường hợp, Thanh tra Sở Giao thông vận tải lập hồ sơ 02 trường hợp).

Một số phương tiện vận chuyển khách du lịch đường thủy nội địa chưa trang bị đầy đủ các loại trang thiết bị an toàn. Lực lượng kiểm tra kịp thời xử lý và buộc chủ phương tiện khắc phục để đảm bảo an toàn cho du khách. Một số cơ sơ kinh doanh du lịch, dịch vụ ăn uống chưa cam kết bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa thực hiện báo cáo giám sát môi trường theo định kì; chưa thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng bị nhắc nhở và xử lý hành chính.


Ngoài ra, Thanh tra Sở cũng tổ chức nhiều đoàn liên ngành thanh – kiểm tra, nhằm từng bước chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như: tệ nạn xã hội, văn hóa, lao động, an ninh trật tự, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm…

2.4. Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Ngành du lịch tỉnh Bến Tre tuy chỉ phát triển mạnh trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhất là từ sau Nghị quyết 21 năm 2007 của HĐND tỉnh cùng Chỉ thị 09 của Tỉnh ủy năm 2012 đã định hướng ngành du lịch tỉnh Bến Tre phát triển hơn nữa, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, tăng nguồn ngân sách của tỉnh, giúp cơ sở hạ tầng phát triển, đóng góp vào GDP của tỉnh ngày càng cao... Đặc biệt ngành du lịch đã góp phần quảng bá với nhân dân cả nước và du khách quốc tế về vùng đất và con người Bến Tre hiền hòa, nhân hậu, hiếu khách góp phần làm đẹp thêm cho quê hương Xứ Dừa nói riêng và Việt Nam nói chung.

2.4.1. Những kết quả đạt được


Một là, bộ máy QLNN về du lịch tỉnh Bến Tre được kiện toàn. Sở VHTT&DL Bến Tre thời gian qua đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, đồng thời thực hiện tốt sự phối kết hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong việc QLNN về du lịch;

Hai là, Sở VHTT&DL tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch. Tập thể cán bộ, công chức của Sở nói chung và các cán bộ công chức Phòng Nghiệp vụ du lịch nói riêng đã tận tụy phục vụ và sáng tạo trong công việc, đã làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc quản lý các hoạt động du lịch. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo sự phân cấp của nhà nước và theo quy định của pháp luật;

Ba là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch được ban hành và hoàn thiện, từng bước củng cố và định hướng cũng như tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển; kịp thời thực hiện quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phù hợp với thực tế. Đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật còn là cơ sở cho các hoạt động du lịch phát triển đúng mục tiêu, định hướng của nhà nước đề ra;


Bốn là, UBND tỉnh Bến Tre rất quan tâm đến công tác kêu gọi đầu tư, xúc tiến và quảng bá du lịch tỉnh nhà, thu hút các nguồn lực đầu tư vào ngành du lịch nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm tăng GDP của tỉnh cũng như giải quyết nguồn lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương;

Năm là, tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật để phục vụ cho việc phát triển du lịch như đường xá, cầu cống, điện, nước, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống ngân hàng,… Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chú trọng đến việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng các khu nghỉ dưỡng trung và cao cấp, hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các cơ sở ăn uống chất lượng, hợp vệ sinh để thu hút khách du lịch;

Sáu là, công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm góp phần đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi đến với Bến Tre. Có kế hoạch thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch theo định kỳ hàng năm;

Bảy là, Sở VHTT&DL đã làm tốt công tác tham mưu và giúp cho UBND tỉnh Bến Tre trong công tác đào tạo cán bộ QLNN về du lịch cũng như mở nhiều lớp tập huấn, khóa bồi dưỡng cho các lao động trong ngành du lịch của tỉnh góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Tập thể cán bộ, công chức Sở VHTT&DL nói chung, các cán bộ, công chức Phòng Nghiệp vụ Du lịch nói riêng đã tận tụy, sáng tạo trong công việc, làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc quản lý các hoạt động du lịch theo sự phân cấp của nhà nước và theo quy định của pháp luật.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế


Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, bộ máy QLNN về du lịch chưa ổn định. Tổ chức bộ máy về du lịch địa phương chưa thật sự hoàn thiện, thiếu tính chuyên nghiệp do nhiều lần tách, nhập làm xáo trộn về cơ cấu tổ chức, biến đổi về mặt nhân sự nên công tác quản lý gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc cũng như năng lực, hiệu quả của công tác QLNN;

Thứ hai, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội: thiếu cán bộ có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, cán bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023