có năng lực còn hạn chế về trách nhiệm. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, thiếu tính chuyên nghiệp, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, giao tiếp và phục vụ du khách;
Thứ ba, hệ thống các văn bản pháp luật chậm hoàn chỉnh gây khó khăn, lúng túng cho địa phương. Luật Du lịch ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, đánh dấu một bước tiến quan trong trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho ngành du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai, thực hiện Luật còn nhiều bất cập do phải chờ đợi các văn bản dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành: Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch, đến ngày 31/12/2008 Bộ VHTT&DL ban hành Thông tư số 88-89/2008/TT- BVHTTDL hướng dẫn thi hành Nghị định 92/200//NĐ-CP;
Thứ tư, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động du lịch. Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động du lịch chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo, tạo nhiều sơ hở trong quản lý, gây thất thoát trong doanh thu của ngành. Còn để tình trạng núp bóng trong kinh doanh du lịch để các tổ chức, cá nhân thực hiện những dịch vụ kinh doanh nhạy cảm gây bức xúc trong nhân dân và làm xấu đi hình ảnh du lịch Bến Tre trong mắt du khách.
Thứ năm, trong những năm gần đây tình trạng xâm thực mặn ở Bến Tre đã trở nên rất đáng báo động. Đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2015 đầu 2016 hiện tượng nước mặn xâm nhập hàng chục km vào nội đồng và các khu du lịch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch. Nếu nguồn nước ngọt không được đảm bảo, hiện tượng xâm nhập mặn không được khắc phục kịp thời thì trong tương lai không chỉ ngành nông nghiệp, vấn đề nước sinh hoạt hay các vấn đề an sinh xã hội khác mà ngay cả ngành du lịch Bến Tre cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan:
Một, nhận thức của nhiều cơ quan nhà nước chưa đổi mới. Phần lớn vẫn tồn tại quan niệm cho rằng du lịch là hoạt động vui chơi, giải trí của một số người có tiền, chưa nhận thức đầy đủ du lịch là một hoạt động kinh tế dịch vụ có hiệu quả kinh tế rất cao. Do vậy, vẫn còn tâm lý đơn giản, hời hợt trong quản lý hoạt động du lịch;
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Bến Tre
- Mô Hình Tổ Chức Của Sở Vhtt&dl Tỉnh Bến Tre
- Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Vật Chất Kỹ Thuật Phát Triển Du Lịch
- Đầu Tư Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phát Triển Du Lịch:
- Giải Pháp Về Đào Tạo Lực Lượng Ngành Du Lịch
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre - 14
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Hai, trong xu thế hội nhập, du lịch Bến Tre đang trong điều kiện phát triển mạnh mẽ nhưng công tác đầu tư cho xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch chưa được đầu tư đúng mức, hiệu quả chưa cao;
Ba, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, một số dự án đầu tư du lịch chậm triển khai thực hiện; các khu, điểm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc để giữ khách lưu trú dài ngày gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh, giảm đi nguồn thu từ khách du lịch;
Bốn, cùng với sự phát triển du lịch của tỉnh, trong những năm gần đây các cơ sở kinh doanh lưu trú mọc lên ào ạt, tuy nhiên công tác quản lý các cơ sở này chưa được thực hiện đến nơi đến chốn gây mất trật tự, mỹ quan của tỉnh mà nhất là các đơn vị kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp và người dân chưa nhận thức đúng về phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa xã hội nên các hoạt động cúng bái, mê tín, xả rác, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn thường xuyên diễn ra và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh nhà.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan:
Một, lực lượng lao động trong ngành du lịch còn nhiều hạn chế, vừa mỏng vừa thiếu. Mỏng về số lượng, thiếu về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, có trình độ chuyên môn nên việc triển khai thực hiện công tác QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn, nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp;
Hai, các văn bản quản lý chưa theo kịp sự vận động và phát triển của xã hội, các quy định chưa thật chặt chẽ, một số cơ quan QLNN triển khai thực hiện không nghiêm làm buông lỏng quản lý dẫn đến còn nhiều tồn tại và hạn chế trong QLNN về du lịch;
Ba, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong việc quản lý hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ, khép kín. Du lịch là hoạt động mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao, vì vậy để quản lý tốt công tác du lịch đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và địa phương nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch hoạt động đúng hướng;
Bốn, nguồn kinh phí xúc tiến du lịch còn ít chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh nên việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp;
Năm, chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa đủ đảm bảo cuộc sống của cán bộ, công chức làm công tác du lịch trong khi, áp lực công việc ngày càng cao để theo kịp quá trình đổi mới và phát triển của đất nước. Bên cạnh đó khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, chế độ, lương thưởng của người lao động lại tương đối cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý du lịch.
2.5. Tiểu kết chương 2
Chương hai đã trình bày một cách khái quát nhất về vị trí địa lý, những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cũng như những tiềm năng của Bến Tre để phát triển du lịch. Với mảnh đất giàu tiềm năng cùng với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn dồi dào, lâu đời cộng với các chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển du lịch của tỉnh thì không lâu sau nữa du lịch Bến Tre sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và làm tăng nguồn thu nhập GDP của tỉnh. Một số kết luận được rút ra sau chương này:
Thứ nhất, ngành du lịch Bến Tre đã được sự quan tâm rất lớn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bến Tre, nó thể hiện qua các nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh. Do vậy, các cấp chính quyền mà nhất là Sở VHTT&DL cần phải khẩn trương và nghiêm túc triển khai để hiện thực hóa các văn bản chỉ đạo này để thúc đẩy ngành du lịch tỉnh phát triển. Các cơ quan QLNN về du lịch phải năng động, sáng tạo, theo dõi sát sao và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh du lịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh đồng thời làm tốt công tác tham mưu giúp UBND tỉnh nắm bắt tình hình phát triển du lịch để có những chỉ đạo kịp thời.
Thứ hai, tuy ngành du lịch của Bến Tre đã phát triển mạnh mẽ nhưng cán bộ, công chức và nguồn nhân lực du lịch của tỉnh vẫn còn yếu và thiếu. Do vậy, công tác đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước, nghiệp vụ du lịch cần được đầu tư và thực hiện nhanh chóng góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
Thứ ba, cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông dẫn đến các khu du lịch như Khu du lịch Cồn Bửng huyện Thạnh Phú góp phần thu hút khách du lịch đồng thời cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông của địa phương.
Nước ngọt và nước sạch phục vụ du khách ở những vùng nước mặn và nhiễm mặn còn theo mùa. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tuy có đầu tư nâng cấp, nhưng tiến độ triển khai còn chậm do nguồn vốn hỗ trợ hàng năm còn khiêm tốn.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch tuy đã được triển khai nhưng thực hiện chưa hiệu quả, chưa có nhiều trường hợp vi phạm được xử lý, thiếu tính chế tài nghiêm trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch
Quan điểm phát triển du lịch của nước ta được thể hiện trong chiến lược phát triển du lịch từng thời kỳ, cụ thể là:
Một, phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hai, phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển.
Ba, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.
Bốn, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, đảm bảo đạt hiệu quả cao về kinh tế, chính trị và xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược.
Năm, phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, trận tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
Trên cơ sở những quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóa thành những chủ trương, đường lối phát triển du lịch và được thể hiện xuyên suốt trong Hiến pháp, các văn kiện đại hội qua các thời kỳ cũng như các nghị quyết, nghị định của Chính phủ:
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980 (Điều 49) và năm 1992 (Điều 42) đã xác định “Du lịch được khuyến khích và tổ chức chu đáo”, “Nhà nước và xã hội phát triển du lịch, mở rộng hoạt động du lịch trong nước và du lịch quốc tế” [17, tr. 188].
Nghị quyết 45/CP ngày 22/06/1993 của Chính phủ đã chỉ rõ du lịch “là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” [17, tr. 188].
Chỉ thị 46/CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII xác định du lịch: “là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, vì vậy phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội;… là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.” [12, tr. 188].
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) xác định: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực.”[12, tr. 189].
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) chủ trương phát triển du lịch được nâng lên một bước: “Phát triển nhanh du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước…” [12, tr. 189].
Nghị quyết Đại hội lần thứ X (2006) Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu sau năm 2010, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng… để góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ.” [12, tr. 189].
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) cụ thể hóa chủ trương phát triển du lịch là “Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có ưu thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế. Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế.” [12, tr. 189].
Thực hiện quan điểm phát triển nêu trên, đến nay ngành du lịch đã đảm bảo được các mục tiêu thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, duy trì các thị trường khách quốc tế truyền thống và thu hút các thị trường mới có lượng khách tang trưởng nhanh, ổn
định. Đồng thời, phục vụ nhu cầu du lịch nội địa gia tăng nhanh do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; sản phẩm du lịch bước đầu đáp ứng phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của đông đảo nhân dân. Quan điểm phát triển gắn liền với giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước có du lịch phát triển trong khu vực cũng được quán triệt sau rộng trong các cấp, các ngành và toàn xã hội.
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ Dừa” (thay cho thương hiệu “Du lịch Bến Tre”; Phát triến du lịch dựa vào các loại hình chính và theo thứ tự ưu tiên là du lịch tham quan (miệt vườn - làng quê) và vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử;
Tập trung khai thác nét đặc trưng dựa vào thế mạnh để làm điểm nhấn khác biệt của du lịch “xứ dừa”. Bến Tre chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập làm thu hẹp diện tích trồng các loại cây khác thì cây dừa vẫn thích nghi tốt với điều kiện bất lợi, bên cạnh đó, từ lâu Bến Tre được biết đến với thương hiệu “Dừa” với tất cả các thành phần của cây dừa đều có thể được khai thác sử dụng. Vì vậy du lịch sinh thái dừa là mang con người gần gũi với thiên nhiên. Một trong những lợi thế là “Du lịch đặc biệt vườn dừa” như tham quan, khám phá các giống dừa, trao đổi về kinh nghiệm trồng, lai tạo giống, mở rộng mô hình trồng dừa xen cây ca cao và nuôi tôm, tìm hiểu về văn hóa, thơ ca và công dụng của dừa trong đời sống, xem khỉ leo dừa và biểu diễn thời trang dừa, khai thác “phố dừa” - phố đi bộ với các dịch vụ bán hàng lưu niệm từ dừa và các sản phẩm mỹ phẩm từ dừa phục vụ chăm sóc sức khỏe khách du lịch, ẩm thực dừa về đêm…
Ngoài ra, đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch cộng đồng… đặc biệt chú trọng thị trường khách TP.HCM và các tỉnh lân cận thông qua việc tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, nghỉ dưỡng du lịch, xây dựng các điểm đến hấp dẫn, liên kết các tuyến điểm du lịch, bảo vệ môi trường xanh mát…
Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân trên 20%/ năm, tăng lượng khách đến Bến Tre trên 13%/năm. Đến năm 2015, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 6,96% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ; Đến năm 2020, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 9,5% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ.
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Đa dạng hoá các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, sông nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tôn tạo cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hoá, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại.
Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.
Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương.
3.1.3.1. Về định hướng phát triển thị trường du lịch:
Phát triển mạnh thị trường khách nội địa, duy trì thị trường trong khu vực; phát triển thị trường khách các tỉnh Trung bộ, Bắc bộ. Nguồn khách nội địa: chủ yếu khách du lịch từ các đô thị, thành phố lớn, công nhân các khu công nghiệp trong cả nước. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Đồng Nai. Loại khách: hiện nay, với điều kiện cơ sở vật chất ngành còn hạn chế, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 18 đến 55, trình độ văn hóa trung bình, thu nhập trung bình. Thời gian tới, khi cơ sở vật chất ngành du lịch nâng lên, hướng đến loại khách tuổi trên 55, trình độ văn hóa cao, có thu nhập cao.
Phát triển thị trường du lịch khách quốc tế như thị trường các nước ASEAN, thị trường các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á; tiếp đến thị trường các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Nguồn khách quốc tế: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch quốc tế lớn nhất ở phía Nam. Bến Tre, với vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến Bến Tre; tiếp đến là nguồn khách quốc tế từ thành phố Cần Thơ. Các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh bước đầu tiếp nhận nguồn khách từ thành phố, các tỉnh; hướng tới nâng cao năng lực ký kết trực tiếp thu hút khách quốc tế từ nước ngoài. Loại khách: hướng tới nhóm khách chất lượng cao, có thời gian lưu trú dài ngày, có khả năng chi tiêu cao.
3.1.3.2 Về định hướng không gian du lịch: