tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch chi tiết cũng như quá trình thực hiện quy hoạch.
- Sau khi các quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức công bố công khai quy hoạch một cách rộng rãi, thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị công bố quy hoạch, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan, ban ngành liên quan, UBND thành phố, UBND xã, phường, một số khu vực công cộng… nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nắm bắt thông tin một cách chính thống, chính xác để có kế hoạch, phương án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.
- Triển khai thực hiện và quản lý tốt việc thực quy hoạch; tránh tình trạng triển khai thực hiện không hiệu quả, hoặc “quy hoạch treo”…Các phòng, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan phải cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để xác định mức độ ưu tiên cho từng khu vực, từng điểm, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện đồng bộ các khâu thì mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Trong thời gian tới, cần ưu tiên:
+ Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng tại các bãi tắm biển: Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú, làng du lịch Bảo Ninh.
+ Trùng tu, tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử, nhất là hệ thống di tích lịch sử, công trình văn hóa ở tuyến biển.
+ Chỉnh trang hệ thống hạ tầng đô thị như: như giao thông, điện, nước, cơ sở vật chất như nhà hàng, khu lưu trú và trung tâm hội nghị.
+ Đối với các tuyến du lịch: Tiếp tục khai thác có hiệu quả và nâng cao chất lượng phục. Đưa vào khai thác một số tuyến mới phục vụ nhu cầu của du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 8
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 9
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 10
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 12
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 13
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
3.2.3. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới
Như đã phân tích ở phần thực trạng, theo Luật du lịch thì chủ thể quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương là của cấp tỉnh chứ không đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện thì Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các hoạt động du lịch trên địa bàn. Quá đó, ta thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước không thống nhất, gây khó khăn, lúng túng trong quản lý nhà nước ở các cấp trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đề nghị hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thành phố (gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (gọi là cấp xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong quản lý nhà nước về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...).
Kiện toàn lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố. Căn cứ Quyết định của UBND thành phố về thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố có 16 thành viên. Trong đó Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố; Phó ban Thường trực là trưởng phòng Văn hóa thông tin; các thành viên của Ban chỉ đạo là Trưởng hoặc Phó
các ban, ngành liên quan. Như đã phân tích phần thực trạng thì mô hình Ban chỉ đạo này là chưa phù hợp. Vì vậy, cần phải nghiên cứu mô hình Ban chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế. Để quản lý có hiệu quả lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, nên kiện toàn Ban chỉ đạo du lịch thành phố theo hướng phải có sự kết hợp giữa quản lý ngành và lãnh thổ. Các thành viên của Ban chỉ đạo phải là Trưởng đầu ngành hoặc Phó được ủy quyền quyết định những vấn đề liên quan đến du lịch thuộc ngành mình, có thêm các thành viên quản lý về lãnh thổ (Chủ tịch UBND các phường, xã - nơi có các khu, điểm du lịch).
Sau khi kiện toàn, xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho các thành viên Ban chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện. Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Phòng Văn hóa thông tin với các phòng, ban, ngành khác trong thành phố thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về du lịch nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể thành phố và chính quyền địa phương trong quản lý du lịch trên địa bàn. UBND thành phố cần phải phân công trách các cơ quan đơn vị cụ thể như sau:
- Phòng Văn hóa thông tin là cơ quan tham mưu UBND thành phố quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, do đó cần chủ động, phối hợp với các phòng, ban, ngành, UBND phường, xã xây dựng Quy chế phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2015-2020. Phối hợp với Sở Du lịch thẩm định công nhận các cơ sở lưu trú hạng sao, các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch… tại các điểm du lịch trọng điểm của thành phố. Xác định du lịch nghĩ dưỡng biển, tắm biển là một trong những thế mạnh của Đồng Hới, vì vậy tham mưu cho UBND thành phố chỉ đạo các địa phương có du lịch biển phối hợp với Ban quản lý các bãi tắm biển và các đơn vị liên quan khảo sát, cắm
mốc phân vùng khu vực tắm biển an toàn và khu vực không an toàn; xây dựng nội quy, quy chế tại các bãi tắm biển. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư các phương tiện cứu hộ cứu nạn, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách đến tắm biển. Phối hợp với Phòng Tài chính- kế hoạch và các phòng, ban, ngành trong việc tham mưu bố trí kinh phí cho chương trình phát triển du lịch; xây dựng phát triển các mặt hàng lưu niệm mang đặc thù Đồng Hới; tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội thương mại - du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của Đồng Hới tới nhân dân và du khách trong và ngoài nước. . Chủ trì biên soạn tập gấp, các phẩm giới thiệu di tích danh thắng, các điểm du lịch trọng điểm của thành phố. Tổ chức và bố trí tập trung khu ẩm thực, chợ đêm; xây dựng mô hình, điểm dịch vụ, quầy hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các nhà hàng, điểm bán hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch... Phối hợp với Đài truyền thanh - Truyền hình, trang tin điện tử thành phố: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, bài viết tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng dân cư về chủ trương phát triển du lịch của thành phố, hướng đến xây dựng Đồng Hới trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Mở chuyên trang, chuyên mục quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của thành phố và cung cấp thông tin cho du khách trên chương trình truyền thanh - truyền hình, trang tin điện tử thành phố…
- Phòng Kinh tế: tham mưu xây dựng chính sách khuyến khich đầu tư phát triển du lịch của thành phố, chú trọng khuyến khích, hỗ trợ sản xuất các sản phẩm hàng lưu niệm, các sản phẩm truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm là thế mạnh của thành phố để phụ vụ khách du lịch, xúc tiến đầu tư sản phẩm phục vụ du lịch.
- Phòng Tài chính- kế hoạch tham mưu UBND thành phố ban hành
chính sách ưu tiên đầu tư phát triển du lịch; bố trí hợp lý ngân sách phát triển du lịch từ nguồn hỗ trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng du lịch; bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án đầu tư du lịch. Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan rà soát, thống kê, ban hành danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư cho lĩnh vực du lịch; thực hiện tốt giải pháp đổi mới, xây dựng cơ chế thu hút đầu tư trong du lịch; tiếp tục thực hiện cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong phê duyệt, cấp phép đầu tư cho các dự án du lịch. Trước khi cấp giấy phép đầu tư cho các doanh nghiệp phải kiểm tra chặt chẽ, đánh gía đúng thực trạng năng lực của doanh nghiệp thực hiện dự án. Kiên quyết thu hồi các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư nhưng quá thời hạn mà vẫn chưa thực hiện hoặc xử lý nghiêm và có giải pháp kịp thời đối với những dự án mà các doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư bỏ dỡ giữa chừng. Phối hợp xây dựng khung giá sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch và các cơ sở hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố, tổ chức niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Phòng Lao động- thương binh và xã hội: chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ lao động hoạt động trong ngành du lịch và tham mưu cho UBND thành phố xây dựng và triển khai Đề án đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố.
- Phòng Quản lý đô thị phối hợp với các phòng, ban, ngành và các địa phương trong việc lập quy hoạch đô thị gắn với phát triển du lịch. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thành phố, xây dựng các Quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, tuyến du lịch; quản lý chất lượng công trình xây dựng trong các dự án phát triển du lịch; rà soát các dự án đầu tư, tham mưu cho UBND thành phố thu hồi giấy phép các dự án “treo”, dự án chậm tiến độ,
không thực hiện đúng quy định; chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp lắp đặt các bảng chỉ dẫn, điểm đến các di tích văn hóa, lịch sử, cá điểm du lịch trên địa bàn. Triển khai các dự án giao thông ưu tiên phát triển du lịch, tham mưu quy hoạch điểm dừng chân và thiết kế nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các điểm dừng chân, điểm du lịch, tuyến du lịch.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì và phối hợp với Phòng Văn hóa thông tin tăng cường quản lý nhà nước về môi trường tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, các dự án đầu tư du lịch. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, các làng nghề đảm bảo sự phát triển du lịch một cách bền vững. Căn cứ vào các quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, phối hợp với các phòng, ban ngành, UBND các xã phường triển khai thực hiện việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển du lịch.
- Phòng Y tế: Tham mưu cho UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng theo phân cấp. Chủ trì và phối hợp với các phòng, ban, ngành chức năng tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống công cộng; kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt tại cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng và cơ sở dịch vụ bán hàng tươi sống phục vụ khách du lịch.
- Ban Quản lý các bãi tắm biển: Tiếp nhận, quản lý và bảo vệ, khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết bị đã đầu tư phục vụ du lịch tại các bãi tắm biển. Tổ chức quản lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch phù hợp với quy hoạch bảo đảm chất lượng dịch vụ, cảnh quan môi trường đô thị. Thực hiện các giải pháp cảnh báo, phòng ngừa, cứu hộ, cứu nạn tại các bãi tắm biển. Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách và người dân tắm biển, quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch đến với các bãi tắm biển thành phố. Chủ trì xây dựng bãi cắm trại du lịch, bãi tắm kiểu mẫu, bãi tắm đêm. Phối hợp tổ chức các loại hình dịch vụ, vui chơi giải trí trên biển.
- Công an thành phố: Phối hợp với các phòng, ban, ngành và chính quyền địa phương đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội trong các hoạt động tại các điểm du lịch. Đảm bảo an toàn cho du khách và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở lưu trú, điểm du lịch.
- UBND các phường, xã: Thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, vận động nhân dân tự giác, tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch, đặc biệt là tại các khu vực tập trung đông khách du lịch như khu vực các tuyến phố trung tâm thành phố, khu vực bãi biển Nhật Lệ - Quang Phú - Bảo Ninh, , chợ Đồng Hới, …
3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du
lịch
Con người là nhân tố quyết định, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng của công tác quản lý du lịch. Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Như đã phân tích ở phần thực trạng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch hiện nay ở thành phố còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng, vì vậy thành phố phải tăng thêm biên chế quản lý nhà nước về du
lịch, rà soát lại trình độ chuyên môn cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về du lịch để cử đi đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng. Có thể đào tạo ngắn hạn, dài hạn, phân thành các lớp đào tạo, bồi dưỡng về năng lực cơ bản: (kỹ năng giao tiếp, đàm phán, kiến thức lãnh đạo, quản lý, ngoại ngữ, tin học…); năng lực chuyên sâu: (hoạch định chính sách, quy hoạch, kế hoạch, thống kê, quản trị thông tin du lịch, nghiên cứu thị trường, quảng bá xúc tiến du lịch, quản lý phát triển các loaị hình du lịch, quản lý nguồn nhân lực du lịch, các điểm du lịch, khu du lịch, khai thác phát triển sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường du lịch…)
Trước hết, đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch từ thành phố đến các xã, phường. Hiện tại thành phố Đồng Hới có 23 cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn hóa trong đó có quản lý du lịch (16 cán bộ xã, phường, 7 cán bộ cấp thành phố). Các cán bộ đều được chuẩn hóa theo bằng cấp đào tạo, tuy nhiên số lượng cán bộ công chức có chuyên ngành lĩnh vực du lịch còn ít, chưa đáp ứng được công tác tham mưu quản lý. Vì vậy, nhất thiết đào tạo, bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ về du lịch.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có trình độ chuyên ngành phù hợp cử đi học các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, về nâng cao năng lực quản lý…. Đối với cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, năng lực cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyên sâu; hoặc cử sang các thành phố có ngành du lịch phát triển để học tập kinh nghiệm về quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các thành phố có ngành du lịch phát triển.
3.2.5. Xây dựng và thực hiện chính sách phát triển du lịch
Là một địa phương được đánh giá là có tiềm năng về du lịch nhưng các tiềm năng đó chưa được khai thác có hiệu quả. Có rất nhiều nguyên nhân