sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Bốn là, Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ làm công tác thanh tra, kiểm tra của ngành từ thành phố đến cơ sở. Người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc. Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tham gia các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ.
Năm là, Cần có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh, thật sự quy vào trách nhiệm cá nhân quản lý, không xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Các hình thức xử lý vi phạm phải căn cứ trên cơ sở các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy định của UBND thành phố, chính quyền địa phương. Với cộng đồng cư dân và du khách, việc vận động, nhắc nhở cần tiến hành liên tục, song cũng phải có những biện pháp xử phạt hành chính mang tính răn đe để đưa mọi hoạt động đi vào nền nếp, để các lễ hội văn hóa truyền thống là không gian và môi trường thật sự an toàn và văn minh.
3.3 Một số đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ương
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch. Hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống huyện, thành phố (gọi cấp huyện) cho đến xã, phường và thị trấn (gọi là cấp
xã), đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...). Hiện nay chức năng quản lý du lịch ở cấp huyện chưa rõ ràng, cụ thể. Luật du lịch không đề cập đến trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của cấp huyện.
- Tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nước về du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 10
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 11
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 12
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 14
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
- Hàng năm hoặc định kỳ tổ chức luân phiên các lễ hội (Festival), năm du lịch quốc gia, các hội thảo, hội nghị, các chương trình nghệ thuật có quy mô khu vực, toàn quốc tại các tỉnh có điều kiện phát triển du lịch còn thấp.
3.3.2. Đối với Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình
- Đề nghị UBND Tỉnh xem xét và công nhận bãi tắm biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh là điểm du lịch cấp tỉnh.
- Đề nghị UBND Tỉnh cho phép thành lập Phòng Du lịch thành phố để tham mưu cho lãnh đạo thành phố những giải pháp hưu hiệu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển du lịch trên địa bàn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố và các xã, phường tạo nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn đấu thầu quyền sử dụng đất của các tổ chức cá nhân trên địa bàn theo thẩm quyền.
Tiểu kết chương 3
Trong Chương này, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế trong quản lý nhà nước ở Chương 2, Luận văn đã đưa ra phương hướng và các giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, đó là: Giải pháp về ban hành hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luât; xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức quản lý nhà nước về du lịch; chính sách phát triển du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; thanh tra, kiểm tra về du lịch. Luận văn cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình và chính quyền địa phương.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch thành phố Đồng Hới nói riêng và có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung của thành phố, của tỉnh. Du lịch Đồng Hới những năm qua đã đạt được những kết quả bước đầu, điều đó được thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượng khách du lịch, doanh thu và nộp ngân sách tăng qua các năm. Ngành du lịch Đồng Hới từng bước đã và đang “trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” của thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc, nhất là trong quản lý nhà nước về du lịch. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch sẽ góp phần quan trọng giúp cho ngành du lịch ngày càng phát triển, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:
1. Hệ thống hóa các kiến thức về quản lý nhà nước về du lịch. Theo đó, luận văn đã phân tích các khái niệm: khái niệm du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch; thanh tra, kiểm tra; chính sách du lịch, nguồn nhân lực du lịch, du lịch bền vững; vai trò của du lịch đối với sự phát triển xã hội; sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nội dung quản lý nhà nước về du lịch.
2. Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương làm tương đối tốt về hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, rút ra bài học cho thành phố Đồng Hới.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Đồng Hới giai đoạn 2011-2017. Từ đó rút ra những mặt tích cực, mặt hạn chế và tìm ra những nguyên nhân.
4. Đề xuất giải pháp quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Đồng Hới hiện nay và một số kiến nghị, qua đó góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới nhằm khai thác có hiệu quả lợi, thế tiềm năng du lịch của thành phố, đưa ngành du lịch Đồng Hới phát triển xứng tầm và có vị thế cao trong tỉnh, khu vực và quốc gia trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Ảnh (2007), "Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về thị trường du lịch", Tạp chí Quản lý nhà nước, Hà Nội.
2. Lê Huy Bá - Thái Lê Nguyên (2006), "Giáo trình Du lịch sinh thái", Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Bộ VHTT&DL (2013), Quyết định số 984/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Chương trình kích cầu Du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013 (gọi tắt là Chương trình kích cầu du lịch năm 2013), Hà Nội.
4. Bộ VHTT&DL và Bộ Nội vụ (2008), Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện, Hà Nội.
5. Bộ VHTT&DL (2008), Thông tư số 89/2008/TT-BVHTT&DL quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng, đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn xúc tiến du lịch, Hà Nội.
6. Bộ VHTT&DL (2011), Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTT&DL, Hà Nội.
7. Bộ VHTT&DL (2011), Thông tư số 88/2008/TT-BVHTT&DL hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/NĐ-CP, Hà Nội.
8. Bộ Tài nguyên – Môi trường (2003), Quyết định số 02/2003/QĐ- BTNMT ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính (2002), Thông tư số 87/2002/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định phân hạng cơ sở lưu trú du
lịch, Hà Nội.
10. Lê Thanh Bình (2014), "Đẩy mạnh liên kết hợp tác trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch”, Tạp chí văn hóa Quảng Bình, số 1139.
11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Nghị định số 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 tháng 2000 quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.
13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2012), Nghị định số 16/2012/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.
16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, Nxb Lao động và Xã hội.
19. Nguyễn Minh Đức (2007), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH- HĐH”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
20. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du lịch, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995) Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
22. Phan Hòa (2012), "Du lịch Quảng Bình trước xu thế phát triển", Tạp chí du lịch Quảng Bình, số tháng 5/2012.
23. Phan Xuân Hòa (2011), Các giải pháp phát triển ngành du lịch Khánh Hòa đến năm 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
24. Học viện Hành chính (2007), Quản lý nhà nước về KT-XH, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
25. TS. Nguyễn Thị Hường (2017), “Phát triển tài nguyên du lịch nhân văn theo hướng bền vững tại Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước" số 258, 7/2017, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Kỳ (2013), "Những chuyển biến của du lịch Quảng Bình năm 2012", Tạp chí Văn hóa Quảng Bình, số 1+2, Quảng Bình.
27. Trần Thị Thúy Lan - Nguyễn Đình Quang (2005), Giáo trình Tổng quan Du Lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.
28. Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới 2011-2017.
29. Lê Thị Nga (2010),“Tiềm năng du lịch và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam ngày 14/6/2005, Hà Nội.