Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Nhà Nước Đối Với Thị Trường Du Lịch, Khách Du Lịch Và Công Tác Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch Hà Nội


3.2.7. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch, khách du lịch và công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội

Thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung- cầu và phân bổ các nguồn lực, là nơi có thể quyết định sự thành bại của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hay của một doanh nghiệp nào đó. Thị trường khách du lịch ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng đang có sự tăng trưởng nhanh về số lượng và ngày càng mở rộng phạm vi, cơ cấu dân cư của mỗi nước, mỗi khu vực trên toàn thế giới. Mục tiêu quản lý chính là nhằm nắm chắc nhu cầu, biến động của các luồng khách nhằm có các chính sách, biện pháp thích hợp tạo môi trường thuận lợi để thu hút khách du lịch, đem lại nguồn thu cho ngành du lịch.

Để quản lý, khai thác tốt thị trường du lịch cần làm tốt công tác thu thập, phân tích thông tin và dự báo chính xác các luồng khách quốc tế và nội địa; cần có sự phân luồng khách, thời điểm đi đến để chuẩn bị đón tiếp, phục vụ chu đáo, tránh tình trạng bị động, chờ khách, khi thì thưa thớt, khi thì lại quá tải,... Đối với khách quốc tế, cần đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, đa dạng hóa các thị trường, tránh lệ thuộc vào một thị trường nào đó.

Xây dựng chiến lược tuyên truyền, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch trong và ngoài nước với quy mô lớn, trình độ chuyên nghiệp, nội dung cụ thể gắn với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường, phù hợp với mục tiêu đã xác định.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế trên địa bàn Hà Nội và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan truyền thông, các hãng hàng không và các hãng lữ hành lớn trong và ngoài nước để kết nối, giới thiệu, quảng bá, hợp tác khai thác, phát triển thị trường du lịch, kết nối tuyến, tour với các doanh nghiệp, tổ chức tại thị trường quốc tế và ngược lại.


Chủ động liên kết, hợp tác các tổ chức du lịch trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường du lịch. Chủ động đón các đoàn lữ hành lớn tại các thị trường trọng điểm, các đoàn báo chí, phóng viên quốc tế đến khảo sát sản phẩm, viết bài, tuyên truyền quảng bá du lịch thủ đô. Nâng cao chất lượng các ấn phẩm phục vụ quảng bá du lịch.

Chú trọng liên kết có trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là kết nối ba bên giữa các nhà quản lý, các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, vận chuyển (đường không, đường bộ, đường sắt, đường thủy) và các khu, điểm du lịch để tăng khả năng thu hút, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch khi đến với Hà Nội.

Huy động các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tích cực, chủ động tham gia và phát huy vai trò để mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch, tạo động lực phát triển và nâng cao hình ảnh du lịch Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

3.2.8. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuẩn hóa đào tạo, nâng cao tay nghề nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn chất luợng, đáp ứng được những yêu cầu trong thực tế để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của tòan ngành kinh tế du lịch Hà Nội, thì yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải sớm tìm được những giải pháp khả thi, hữu ích phục vụ tốt nhất cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nguồn nhân lực. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của mình, Sở Du lịch thành phố Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:

Quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội - 14

Thứ nhất, về củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN đối với kinh tế du lịch chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh:

- Không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn của cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN.


- Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế du lịch của Hà Nội, thống kê, phân tích nhu cầu về số lượng cán bộ QLNN đối với kinh tế du lịch cho từng thời kỳ, từng cấp để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức thích hợp, kể cả ngắn hạn và dài hạn, kể cả trong nước và ngoài nước về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Chú trọng đào tạo các chức danh chủ chốt của bộ máy QLNN đối với kinh tế du lịch. Trong đào tạo, cần định hướng đúng nội dung đào tạo. Từng bước thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo; thực hiện chế độ Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo, mua tài liệu học tập,... Bên cạnh đó, khuyến khích cán bộ tự rèn luyện, học tập để trưởng thành, hạn chế sự trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước. Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu.

Thứ hai, về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội:

- Phối hợp cùng với các cơ quan có chuyên môn nghiệp vụ QLNN về kinh tế du lịch để sớm đề ra hệ thống tiêu chuẩn nguồn nhân lực cho toàn ngành kinh tế du lịch, cho từng loại hoạt động dịch vụ du lịch (bao gồm cả dịch vụ chính và dịch vụ bổ trợ); Hệ thống các chứng chỉ, bằng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhân viên phục vụ trong hệ thống toàn ngành kinh tế du lịch.

- Có công tác chỉ đạo các quận, huyện trên địa bàn thành phố tiến hành tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến các kiến thức pháp luật mới cho lực lượng lao động du lịch trên mỗi địa bàn.


- Xây dựng hệ thống các tiêu chí về đào tạo nguồn nhân lực để làm cơ sở cho các trường dựa vào đó để hoàn chỉnh giáo trình giảng dạy, hay nói cách khác, các tiêu chí này sẽ làm kim chỉ nam giúp cho việc đào tạo nhân lực ngành du lịch đi theo con đường đúng đắn nhất.

- Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về mặt trình độ trong đội ngũ nguồn nhân lực của ngành kinh tế du lịch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội có thể lựa chọn ra ở các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố những lao động ưu tú để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng. Đội ngũ này sẽ là lực lượng tiên phong trong công tác chia sẻ, chỉ dẫn các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mới cho đội ngũ lao động còn lại trong toàn ngành kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Đối với đội ngũ quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch, Sở Du lịch thành phố Hà Nội cần phải trú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao ý thức pháp luật và ý thức trách nhiệm trong việc đặt sự phát triển cơ sở của mình trong sự phát triển chung của toàn ngành du lịch thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý.

- Tiến hành tổ chức các hội nghị giao ban giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội để thấy được những yếu kém về mặt trình độ trong đội ngũ lao động, từ đó đề ra được hướng đào tạo, bồi dưỡng thích hợp trong tương lai.

- Việc nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ lao động dài hạn (vốn là lực lượng đã có bằng cấp chuyên môn và bề dày kinh nghiệm trong việc phục vụ tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch) cần phải tiến tới mở rộng thêm các khóa đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ chuyên môn ngắn hạn cho cả lực lượng lao động ngắn hạn để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của hệ thống nhân lực làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch.


- Cần phải có chế tài xử lý nghiêm khi các loại hình doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch (kể cả thấp cấp hay cao cấp) sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề không theo đúng quy định của ngành kinh tế du lịch, gây ra những ảnh hưởng xấu đến uy tín và hình ảnh du lịch của Hà Nội.

3.2.9. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật, chính sách về quản lý nhà nước đối với kinh tế du lịch ở thủ đô Hà Nội

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách về QLNN đối với kinh tế du lịch cần được tăng cường thực hiện thông qua các hoạt động sau:

- Hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về QLNN đối với kinh tế du lịch cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thông qua các hình thức: trên các mặt báo; trên website chính thức của Bộ VHTTDL, Sở Du lịch thành phố Hà Nội, các cơ quan có liên quan, các tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch; các tạp chí chuyên đề,…

- Nâng cao ý thức pháp luật và hiểu biết về toàn ngành kinh tế du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn và xúc tích, thông qua sự hiểu biết của hướng dẫn viên du lịch để có thể tuân thủ pháp luật một cách chặt chẽ hơn.

- Để đảm bảo cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về QLNN đối với kinh tế du lịch đạt được hiệu quả cao nhất, Sở Du lịch thành phố Hà Nội cần phối hợp với UBND các quận, huyện cùng với các Nhà xuất bản trên địa bàn thành phố Hà Nội có phương án để thực hiện chương trình phát miễn phí các tài liệu, ấn phẩm, văn bản đến từng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố.

- Hoạt động phát thanh, tuyên truyền thông tin nâng cao ý thức pháp luật về du lịch ở các xã, phường cơ sở cần phải được đẩy mạnh hơn nữa, nội dung tuyên truyền về luật du lịch và các quy định liên quan đến hoạt động


kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch cần phải ngắn gọn, xúc tích nêu rõ được những nội dung chính yếu và đặc biệt cần thiết phải nêu rõ được quyền, lợi và nghĩa vụ của các chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch khi đăng ký cho các cơ sở kinh doanh của mình.

3.2.10. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực trong họat động kinh doanh du lịch ở thủ đô Hà Nội

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh du lịch ở thủ đô Hà Nội nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của cơ sở kinh doanh du lịch để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, QLNN đối với kinh tế du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở trên địa bàn thành phố.

- Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch.

- Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế- xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.


3.3. Một số kiến nghị

Thứ nhất, đối với các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và ban hành văn bản: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành, nghề và lĩnh vực khác, Quốc hội cần rà soát các văn bản Luật về du lịch và có liên quan đến du lịch để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO và xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì khi ban hành các văn bản luật cần tham chiếu các quy định mang tính quốc tế. Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa luật, ban hành những quy định phù hợp với luật và yêu cầu thực tiễn của thủ đô nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và người dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình QLNN đối với kinh tế du lịch.

Thứ hai, đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương: Thành ủy, UBND thành phố tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế du lịch, nhất là trong việc xây dựng, khai thác các điểm, tuyến du lịch cũng như bảo tồn, tôn tạo các giá trị, công trình văn hóa, cảnh quan môi trường nhằm duy trì, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch. Sử dụng đồng bộ, có hiệu quả các công cụ tài chính, thuế, giá cả, thông tin- truyền thông, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư và kích cầu về kinh tế du lịch.

Thứ ba, đối với cơ quan quản lý ngành ở trung ương và địa phương: Tổng cục Du lịch và ngành kinh tế du lịch Hà Nội cần quan tâm triển khai công tác nghiên cứu, dự báo thị trường khách du lịch, từ đó cung cấp những luận chứng, luận cứ để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành kinh tế du lịch theo từng giai đoạn, đồng thời chủ động phân luồng, đón bắt thời cơ, thời điểm để phục vụ khách tốt nhất. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết và hợp tác


quốc tế trong hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đào tào, dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch.

Chính quyền các cấp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế du lịch hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của thành phố và trên cơ sở cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch quốc gia và Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế du lịch. Hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường nhận thức du lịch cho các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư.

Thứ tư, đối với từng chủ thể QLNN đối với kinh tế du lịch trong mối quan hệ phối hợp: Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong QLNN đối với kinh tế du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội với các bộ, ban, ngành từ trung ương xuống cơ sở như các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông vận tải… để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 21/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí