càng cao, thời gian lưu trú dài hơn. Năm 2014 lượng khách du lịch đến Đồng Hới là 876.498 lượt người, trong đó khách trong nước là 839.498 lượt người, khách quốc tế 37.000 lượt người, thời gian khách quốc tế lưu trú là 1,19 ngày và khách trong nước là 1,18 ngày; so với năm 2010 tăng 377.177 lượt người, trong đó khách trong nước tăng 359.697 lượt người, khách quốc tế tăng
17.480 lượt người. Năm 2017 ước tính lượng khách đến thành phố Đồng Hới là 1.090.000 lượt người trong đó khách trong nước là 1.000.000 lượt người, khách quốc tế 90.000 lượt người, thời gian khách quốc tế lưu trú là 1,18 ngày và khách trong nước là 1,17 ngày; so với năm 2011 tăng 550.679 lượt người, trong đó khách trong nước tăng 552.199 lượt người, khách quốc tế tăng
30.480 lượt người, tăng bình quân hàng năm 16,7% (Mục tiêu của Chương trình tăng hàng năm 8 – 20%).
- Chính sách đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống
Thành phố đã quan tam đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống, nhất là các lễ hội tiêu biểu tạo được điểm nhấn, ấn tượng lớn đối với nhân dân địa phương và du khách thập phương như: Lễ hội bơi trãi, lễ hội cầu ngư, múa bông, chèo cạn…Tuần văn hóa – du lịch Dồng Hới hàng năm được tổ chức ngày càng có tính chuyên nghiệp và quy mô với nhiều điểm mới, tạo được dấu ấn tốt đẹp, góp phần thu hút lượng khách đến tham quan du lịch thành phố Đồng Hới ngày càng tăng. Bên cạnh các hoạt động do thành phố tổ chức, các xã các phường đã chủ động tổ chức các hoạt động phù hợp với địa phương mình, trong đó mỗi xã, phường đều tổ chức ít nhất một hoạt động văn hóa truyền thống như: cướp cù, chọi gà, bài chòi, cờ thẻ, cờ người, múa bông, chèo cạn, lễ hội cầu ngư…Đồng thời khuyến khích các địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống của mình như: Lễ hội xuống đồng (xã Lộc Ninh), Lễ hội Rằm tháng Giêng (phường Hải Đình), Lễ hội cướp cù (Đồng Phú), lễ hội Cầu Ngư (xã Bảo Ninh, phường Hải Thành).
Thành phố đã quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, địa diểm tổ chức các hoạt động, đồng thời mua sắm các phương tiện hoạt động phục vụ các lễ hội như: thuyền Composite, xe điện, phương tiện truyền thanh… Hàng năm tăng kinh phí tổ chức các hoạt động lễ hội, huy động thực hiện có hiệu quả xã hội hóa các hoạt động văn hóa, du lịch, đặc biệt là các hoạt động trong Tuần văn hóa – du lịch. Bên cạnh đó, việc hãng hàng không Jetstar mở thêm đường bay Hải Phòng- Đồng Hới và Đồng Hới- Chiang Mai (Thái Lan) đã góp thêm nhiều thuận lợi cho du lịch Đồng Hới.
- Chính sách đầu tư, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống và các mặt hàng lưu niệm phục vụ du lịch
Mở rộng và phát triển các ngành nghề chế biến truyền thống của các địa phương theo phương châm sơ chế và tinh chế tại chỗ với quy mô nhỏ và vừa dựa trên công nghệ thủ công truyền thống, gia truyền như các sản phẩm: Nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô …(Bảo Ninh, Hải Thành, Quang Phú), các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gỗ lũa nghệ thuật…(Hải Thành, Phú Hải); hàng đông lạnh cá, mực, tôm…để phục vụ khách du lịch. Đây là các sản phẩm có chất lượng và giá thành hợp lý nên rất được du khách ưa chuộng chọn làm quà tặng khi có dịp du lịch đến thành phố Đồng Hới. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống, mặt hàng lưu niệm, thành phố còn chú trọng đến việc khôi phục và phát triển hoa hồng tạo nên nét riêng, độc đáo của du lịch Đồng Hới.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 6
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 7
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 8
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 10
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 11
- Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 12
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
- Chính sách khuyến khích phát triển du lịch
Với mục tiêu phát triển du lịch theo chiều hướng bền vững, UBND thành phố đã có những chủ trương và giải pháp kịp thời, đồng bộ, linh hoạt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đầu tư vào lĩnh vực du lịch như: Quy hoạch phát triển du lịch, giải quyết các thủ tục hành chính, mặt bằng, địa điểm đầu tư, kinh doanh các hoạt động du lịch, hỗ trợ phát triển du lịch một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thành phố đã và đang có cơ chế chính sách ưu tiên khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh trong đó có đầu tư hỗ trợ phát triển du lịch, từng bước hình thành và phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các loại hình và sản phẩm du lịch là thế mạnh của địa phương.
- Chính sách xây dựng môi trường du lịch thân thiện
Xác định môi trường xã hội, môi trường sinh thái là yếu tố quan trọng đối với hoạt động du lịch, hàng năm UBND thành phố đã chỉ đạo các ban, ngành có liên quan, UBND các các xã, phường, đặc biệt là các xã, phường nội thành và các xã, phường ven biển nơi có lượng khách du lịch đông có nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh và an toàn cho du khách như: Tổ chức ký cam kết với các hộ kinh doanh về bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh trong kinh doanh, cam kết nghĩa vụ của người kinh doanh với công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trừng sinh thái…Thành lập các tổ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tổ cứu hộ, cứu nạn và tăng cường lực lượng trong những ngày cao điểm nhằm tạo không gian an toàn, sách đẹp phục vụ du khách. Vì vậy trong những năm qua tình hình an ninh trật tự, an toàn ở các khu vực dịch vụ du lịch được đảm bảo, công tác vệ sinh môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với du khách khi đến với Đồng Hới.
Để đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển thành phố đã tiến hành khảo sát xác định và cắm biển các khu vực tắm biển an toàn và khu vực tắm không an toàn tại các bãi tắm; ban hành nội quy Quảng trường biển, nội quy bãi tắm và quy định về tắm biển. Xây dựng quy chế hoạt động và phối hợp quản lý các bãi tắm biển thành phố Đồng Hới. Thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn khách du lịch và nhân dân thực hiện các nội quy bãi tắm biển và tắm tại các khu vực an toàn; đầu tư cơ sở vật chất, bố trí lực lượng cứu hộ, cứu nạn ứng trực thường xuyên trên các bãi tắm biển…Vì vậy trong thời gian
qua, công tác bảo đảm an toàn cho khách tắm biển trên các bãi biển của thành phố cơ bản bảo đảm an toàn.
2.3.5. Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch
Công tác tuyên truyền, quảng bá các loại hình du lịch đã được quan tâm, thông qua nhiều hình thức đề giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn, giới thiệu những nét văn hóa tuyền thống của con người Đồng Hới, quảng bá hình ảnh Đồng Hới phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế đến với du khách trong và ngoài nước quan các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trung ương, các kênh truyền hình trong nước như: Giới thiệu món ngon đẻn biển trên chương trình Ẩm thực văn hóa Việt của kênh VTC10; giới thiệu tiềm năng du lịch Đồng Hới trên kênh truyền hình Quảng Bình điểm đến của QBTV, chương trình “khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi” của công ty TNHH Truyền thông và giải trí Điền quân, chương trình “khám phá Việt Nam” của Đài truyền hình Việt Nam, chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”…In ấn, xuất bản tờ gấp, bản đồ du lịch Đồng Hới; tập sách ảnh về Đồng Hới… Quảng bá các sự kiện du lịch của thành phố thông qua Tuần Văn hóa - Du lịch Đồn Hới được tổ chức hàng năm gắn với ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, các Lễ hội đua thuyền truyền thống, Lễ hội múa bông, chèo cạn, Lễ hội cầu ngư, Lễ hội diễu hành đường phố, Lễ hội Bài chòi…Tham gia có hiệu quả các hội chợ triển lãm, Hội chợ Thương mại quốc tế, Chương trình ẩm thực do tỉnh và Hiệp hội du lịch Việt Nam tổ chức hàng năm. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao của quốc gia và thế giới được tổ chức tại địa bàn thành phố là cơ hội để Đồng Hới giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người và tiềm năng du lịch của quê hương, tiêu biểu như Tour I giải Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2017, phần thi trang phục dân tộc và các hoạt động bên lề
của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017, giải đua xe ô tô địa hình RFC Việt Nam…
Trong những năm qua du lịch Đồng Hới chủ yếu phát triển về loại hình nghỉ dưỡng ven biển, các bãi biển Nhật Lệ, Hải Thành, Quang Phú, Bảo Ninh, Khu nghỉ dưỡng Sun Spa Resort Mỹ Cảnh. Hiện nay du lịch tham quan, khám phá văn hóa, lịch sử Quảng Bình, Đồng Hới đã được khách du lịch quan tâm. Các điểm du lịch: Di tích, chứng tích chiến tranh Tháp chuông Nhà thờ Tam Tòa, Bàu Tró, Tượng đài Mẹ Suốt…ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Một số chương trình du lịch văn hóa gắn kết với lễ hội truyền thống được khôi phục và phát huy có hiệu quả, hoạt động du lịch đã thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là du lịch biển.
Bước đầu đã hình thành và phát triển các tour, tuyến du lịch và được các công ty lữ hành khai thác có hiệu quả: Tuyến du lịch Đồng Hới - VQG Phong Nha-Kẻ Bàng; Tuyến du lịch Đồng Hới - Minh Hóa; Tuyến du lịch Đồng Hới - Quảng Ninh, Lệ Thủy; Tuyến du lịch Đồng Hới - Đá Nhảy - Hòn La - Đền thờ Công chúa Liễu Hạnh; Tuyến du lịch Đồng Hới - Xavanakhet, Thakhet (Lào);Nakhonphanom (Thái Lan), Tuyến du lịch Đồng Hới - Hải Phòng và Đồng Hới- Chiang Mai (Thái Lan)…ngày càng thu hút du khách tham quan, ngỉ dưỡng, tìm hiểu.
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý hoạt động du lịch
Hoạt động kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong thành phố được quan tâm thực hiện, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định trong lĩnh vực du lịch. Năm 2017, Sở VH- TT&DL tỉnh Quảng Bình cùng Phòng VHTT thành phố, UBND các xã, phường đã tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra về lĩnh vực du lịch trên địa bàn; đặc biệt chú trọng những địa phương có điểm du lịch, tài nguyên về du lịch.
Từ năm 2011 đến nay, Phòng VH-TT thành phố đã phối hợp với Công an thành phố Đồng Hới, Đội kiểm tra liên ngành 814 tiến hành 21 lượt kiểm tra, thanh tra các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, kiểm tra công tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, các địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn toàn thành phố; xử lý hành chính 12 cơ sở, nhắc nhở đối với các cơ sở còn lại,... Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị kinh doanh du lịch, giải quyết những khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch, tạo được niềm tin đối với du khách, xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện.
Mặc dù hoạt động kiểm tra, thanh tra được quan tâm nhưng vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra cấp thành phố hạn chế, do vậy nhiều trường hợp không thể xử lý kịp thời mà phải báo cáo, chờ cấp trên giải quyết. Trong một số đợt kiểm tra, thanh tra; thành phần đoàn kiểm tra, thanh tra vẫn còn thiếu một số ngành liên quan và chính quyền địa phương nơi diễn ra hoạt động thanh tra, kiểm tra nên hiệu quả thanh tra, kiểm tra chưa cao; việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết chưa hiệu quả, vẫn còn mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng chứ chưa tự giác thực hiện; tình trạng nâng giá, ép giá, “chặt chém” du khách, nhất là vào mùa cao điểm du lịch chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Đồng Hới. Môi trường du lịch trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều vấn đề chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Việc xử lý rác thải, nước thải tại một số vùng trọng điểm như các bãi biển và chợ chưa triệt để; tình trạng lấn chiếm vỉa hè, họp chợ, giữ xe, bán hàng rong… mặc dù đã được tích cực xử lý nhưng vẫn chưa triệt để, đã gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, văn minh đô thị, an ninh, an toàn và tâm lý của du khách.
2.4. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.4.1.1 Những kết quả đạt được
- Quy hoạch phát triển du lịch đã được quan tâm, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các dự án có quy mô đã được xây dựng, phê duyệt. Đây chính là cơ sở, là định hướng để thực hiện các hoạt động thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đã được chú trọng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch, nhất là nguồn nhân lực quản lý và nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch được tăng lên đáng kể; chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, đã và đang hướng đến sự chuyên nghiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố.
- Đã ban hành được một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh thành phố Hoa hồng đến với du khách trong và ngoài nước.
- Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh, tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách du lịch.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về du lịch và thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch cơ bản hoạt động đúng pháp luật đã tạo được môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Nhìn chung, QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần đưa ngành du lịch ngày càng phát triển, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
2.4.1.2 Nguyên nhân kết quả đạt được
Ngoài cơ chế chính sách phát triển du lịch của nhà nước, của tỉnh, công tác quản lý nhà nước đã có sự đổi mới, tiến bộ tác động đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp cơ sở, đã được công khai, minh bạch và tiện lợi hơn. Đặc biệt là các thủ tục hành chính, thành phố tiếp tục xây dựng và áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 - 2008 trong toàn khối cơ quan (bao gồm văn phòng HĐND - UBND, các phòng, ban liên quan) không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Thành phố đã ban hành chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng hơn trong quá trình hoạt động đầu tư và phát triển du lịch. Chính quyền các xã, phường đã có sự chuyển biến rõ rệt trong triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng theo Chương trình phát triển du lịch của thành phố giai đoạn 2011 - 2017.
2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Một số hạn chế
Một là, Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch còn chậm, nội dung chưa sát với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch của thành phố và chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch