Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 10


cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Hai là, Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban, ngành liên quan, đặc biệt là đối với Ban chỉ đạo phát triển du lịch. Năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp yêu cầu, một số vấn đề chậm phát hiện, nghiên cứu chưa sâu, chưa kịp thời đề xuất giải pháp khắc phục.

Ba là, Công tác nâng cao chất lượng nhân lực trong ngành du lịch còn nhiều hạn chế, số lượng các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ còn ít, chương trình còn nặng về lý thuyết. Lực lượng quản lý nhà nước về du lịch còn rất mỏng, đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách mảng du lịch có năng lực còn hạn chế. Chưa có hướng dẫn viên du lịch các tuyến nội thành.

Bốn là, Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tuy đã được đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Đồng Hới. Các lễ hội và Tuần Văn hóa – du lịch hàng năm vẫn còn một số bất cập, hạn chế, chưa thực sự mang lại sự hài lòng cho du khách đến tham quan. Chưa có sự kết nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch. Việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các điểm du lịch vẫn còn rất thấp. Hoạt động đầu tư, hợp tác phát triển du lịch nhằm tạo sự liên kết với các vùng lân cận tuy được thực hiện nhưng nhìn chung còn khá ít các văn bản được ký kết. Phạm vi liên kết, hợp tác tương đối hẹp, sự giao lưu học hỏi các thành phố, địa phương khác chưa mang tính chuyên nghiệp.

Năm là, Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mực dù được chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại chưa cao. Thực trạng


công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động đối với các doanh nghiệp còn những khó khăn nhất định, bởi nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng không mởi văn phòng, không có địa chỉ cụ thể nên không nắm được số lượng doanh nghiệp thực hoạt động là bao nhiêu. Vẫn còn tình trạng không niêm yết giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh và tăng giá vào mùa cao điểm, gây ra những hậu quả không hay cho ngành du lịch thành phố.

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền trong thành phố chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhận thức về phát triển du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố còn hạn chế nên nhiều nơi, nhiều đơn vị còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa quan tâm, tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Việc giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương đến với đông đảo du khách còn hạn chế, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng nên chưa thu hút được khách du lịch đến với Đồng Hới. Nguồn vốn từ ngân sách phân bổ đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nguồn vốn xã hội hóa huy động đầu tư vẫn còn bất cập.

- Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo quản lý nhà nước về du lịch còn bất cập; ở xã, phường chưa có bộ phận chuyên trách do đó gây lúng túng trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch thành phố.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - 10


Tiểu kết chương 2

Trong Chương này, Luận văn đã giới thiệu tổng quát về tình hình kinh tế- xã hội, tiềm năng du du lịch, đặc điểm du lịch và đặc điểm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, cụ thể: đánh giá, phân tích thực trạng ban hành, hướng dẫn và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố; chính sách phát triển du lịch; tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch; kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và xã hội hóa hoạt động quản lý nhà nước về du lịch… Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân tác động đến quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Kết quả có được từ Chương 2 là những cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về du lịch nhằm giúp cho du lịch Đồng Hới phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có của mình.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH


3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế chung trên địa bàn thành phố

Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao và có quan hệ với nhiều ngành khác như ngành thương mại, thủ công nghiệp,…Phát triển du lịch trong cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ tác động lẫn nhau cùng phát triển, bảo vệ được cảnh quan môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay ở Đồng Hới – một thành phố trẻ, đời sống nhân dân chưa cao, giải quyết việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực trong việc tạo nên việc làm cho người lao động. Sản phẩm du lịch của thành phố là sản phẩm tổng hợp của nhiều ngành kinh tế, văn hóa, gắn liền với sự phát triển của các ngành, mang tính đồng bộ và đặc trưng. Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, cần phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn và xã hội hóa. Tăng cường sự phối hợp của các ngành an ninh, y tế, môi trường… để chấm dứt tình trạng bán hàng rong, chèo kéo khách, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, xả rác bừa bãi tại các điểm du lịch…Đảm bảo cho ngành du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao cả về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách thành phố, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thiết thực


cho chương trình giảm nghèo của thành phố. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, lấy du lịch biển làm trọng tâm.

3.1.2. Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố

Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế trước hết phải làm cho mọi người nhận thức được vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo xu hướng phát triển đó, tỷ trọng của du lịch sẽ ngày càng tăng lên trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Mặt khác, du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”, nó không chỉ tạo ra thu nhập mà còn làm thay đổi diện mạo cuộc sống của người dân nơi diễn ra các hoạt động du lịch.

3.1.3. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Đồng Hới cần hướng vào hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế, chính sách cho phù hợp với những yêu cầu mới. Vấn đề cần quan tâm trong quản lý nhà nước về du lịch ở thành phố Đồng Hới là sự vận dung cơ chế, chính sách của cấp trên vào điều kiện đặc thù của địa phương; tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch; cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ta sự thông thoáng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phù hợp với tình hình hiện nay. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra sự phát triển du lịch với tốc độ cao, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng bộ thành phố đề ra.


3.1.4. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và dội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

Đổi mới mạnh hơn về tổ chức bộ máy và con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và ngày càng trở nên quan trọng của công tác hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch hiện nay. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nước nói chung và du lịch nói riêng ở thành phố Đồng Hới cần được sắp xếp trên cơ sở ra soát lại chức năng, phân công nhiệm vụ rõ ràng; tuyển chọn, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật

Trên cơ sở Luật Du lịch số 44/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội, Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 1/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch; Thông tư 88/2008/TTBVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ VHTT&DL Hướng dẫn thực hiện Nghị định 92/2007/NĐ- CP; Nghị định 149/2007/NĐ-CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP; các văn bản của UBND thành phố Đồng Hới: Chương trình phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2010-2015 ban hành kèm theo Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ngày 1/3/2015 của UBND thành phố Đồng Hới; Chương trình phát triển du lịch thành phố Đồng Hới giai đoạn 2016-2020 ban hành kèm theo Quyết định 16/2016/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của UBND thành phố Đồng Hới,… Để phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; Thành ủy, HĐND thành phố Đồng Hới cần phải ban


hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch giai đoạn 2015 - 2020. UBND thành phố cụ thể hóa Nghị quyết bằng các Chương trình, Đề án và Kế hoạch hoạt động từng giai đoạn và hàng năm. Ngoài ra, các phòng, ban, ngành căn cứ các văn hướng dẫn của Trung ương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh, thành phố; theo chức nhiệm vụ để tham mưu ban hành các văn bản trên từng lĩnh vực liên quan.

+ Đối với ngành Công an: Tham mưu ban hành kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các khu, điểm, tuyến du lịch.

+ Đối với ngành Tài nguyên - Môi trường: Tham mưu ban hành Đề án, các văn bản về bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, tuyến du lịch, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Đối với ngành Nội vụ: Tham mưu ban hành đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thành phố Đồng Hới giai đoạn 2015-2020 trong đó có nhân lực du lịch.

+ Đối với ngành Văn hóa – thông tin: Tham mưu ban hành Đề án tuyên tuyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; đề án phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch giai đoạn 2015-2020

+ Đối với ngành Quản lý đô thị: Tham mưu ban hành quy hoạch, Đề án xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch.

+ Đối với ngành Y tế: Tham mưu ban hành các văn bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn…

Trên cơ sở các văn bản đã được ban hành các ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện cho các đối tượng hoạt động trên lĩnh vực du lịch: đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch từ cấp huyện đến các xã, phường, thị trấn; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch hiện đang hoạt động kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao ý thức chấp


hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Trong hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản pháp luật phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể để hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp.

Trên địa bàn thành phố hiện nay có 265 cơ sở kinh doanh lưu trú có 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 21 khách sạn 2 sao, 22 khách sạn 1 sao; trên 1.000 nhà hàng kinh doanh ăn uống, giải khát, trong đó có khoảng 60 nhà hàng thường phục vụ khách du lịch. Trong thời gian tới phải tập trung ưu tiên hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản, các quy định pháp luật cho nhóm kinh doanh cơ sở lưu trú và các nhà hàng phục vụ khách du lịch. Hàng năm, khi có những văn bản mới, những quy định mới điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế phải kịp thời phổ biến và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương

- Trên cơ sở Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch tổng thế thành phố đến năm 2020. Chương trình phát triển du lịch – thương mại thành phố Đồng Hới năm 2016-2020, UBND thành phố cần chỉ đạo các phường, xã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương mình. Xây dựng các Quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch, các trung tâm vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại phục vụ khách du lịch…Rà soát, điều chỉnh, bổ sung những quy hoạch không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch phải dựa trên chiến lược phát triển và phải gắn với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dựa trên nguồn lực, tiềm năng hiện tại, xu hướng phát triển tương lai, cần phải có tầm nhìn dài hạn và có sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân và điều quan trọng nhất là phải gắn liền với thực tế. Đặc biệt chú ý đến vấn đề

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2024