Năm 2017, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành chương trình để thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", xác định nhiệm vụ, giải pháp về đầu tư như sau: Thứ nhất, ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào du lịch, nhất là các địa bàn trọng điểm về du lịch (quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, huyện Phong Điền) có tiềm năng du lịch, sản phẩm du lịch đặc thù và nguồn nhân lực dồi dào. Tăng cường hợp tác công - tư, các nguồn vận động xã hội hóa, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách thành phố cho công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá xúc tiến du lịch; Thứ hai, thành lập và có cơ chế quản lý sử dụng hiệu quả Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Bước đầu, ngân sách thành phố hỗ trợ cho Quỹ và hàng năm được bổ sung từ nguồn thu lệ phí, phí dịch vụ du lịch, huy động đóng góp của doanh nghiệp, khách du lịch và các nguồn hợp pháp khác [62].
Nhìn chung, thành phố đã tích cực triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư; thúc đẩy doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng; góp phần đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện tốt an sinh xã hội cho thành phố. Kết quả, vốn đầu tư vào thành phố năm 2016 tăng hơn so với năm 2015, tiêu biểu như: số lượng dự án nước ngoài tăng 7 dự án; số vốn đầu tư nước ngoài tăng gần 205 triệu USD (2015: 19,100 triệu USD, 2016: 223,970 triệu USD); vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 10.022 tỷ đồng, tăng 4.768 tỷ đồng; viện trợ phi chính phủ (NGO) tăng 2 dự án, tăng 60 tỷ đồng. Tính đến tháng 7 năm 2017, toàn thành phố có 74 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 649 triệu USD, vốn thực hiện 411 triệu USD (trong đó vốn thực hiện 7 tháng năm 2017 là 6,4 triệu USD), chiếm 63,4% tổng vốn đăng ký), cuối năm 2017 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.443 tỷ đồng [10], [48], [49].
Triển khai chính sách đất đai, tài nguyên liên quan hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Căn cứ vào Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực đất đai, thành phố Cần Thơ đã tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; quy hoạch sử dụng đất, ban hành bảng giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố.
Cần Thơ đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (giai đoạn 2011 - 2015), xác định một số nhiệm vụ giải pháp liên quan đến đất đai: UBND thành phố dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề cho các DNNVV; trường hợp sử dụng đất ở, đất mua để làm mặt bằng tổ chức sản xuất kinh doanh thì được chuyển mục đích sử dụng để sản xuất kinh doanh, được thế chấp vay vốn ngân hàng, góp vốn thành lập doanh nghiệp; cho thuê đất, thuê mặt nước ngoài khu công nghiệp và thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định [73], (Xem Phụ lục 6.1).
Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch là yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển HĐDL. Loại hình và sản phẩm du lịch được xây dựng trên cơ sở đặc điểm tài nguyên du lịch và nhu cầu thị trường khách. Chính vì vậy, đối với phát triển HĐDL Cần Thơ, loại hình và sản phẩm du lịch được phát triển theo hai hướng: theo lãnh thổ du lịch và theo thị trường khách du lịch. Chính quyền Cần Thơ đã định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch, xác định rõ 4 không gian du lịch chính: (1) Nội đô Cần Thơ; (2) Cụm du lịch Phong Điền; (3) Cụm du lịch Ô Môn - Cờ Đỏ và (4) Cụm du lịch Thốt Nốt. Trong đó cụm du lịch trung tâm được xác định là trọng điểm động lực với các dịch vụ công cộng hiện đại [75].
Đồng thời, chính quyền Cần Thơ xác định để phát triển hệ thống các khu, điểm du lịch cần dành quỹ đất hợp lý theo từng giai đoạn và từng khu vực dựa trên đặc điểm tài nguyên, khả năng khai thác và tiêu chí khu du lịch của Luật Du lịch. Trên cơ sở định hướng phát triển không gian du lịch toàn thành phố và quy hoạch sử dụng đất thành phố, chính quyền Cần Thơ xác định nhu cầu diện tích sử dụng đất
Có thể bạn quan tâm!
- Lợi Thế Và Tiềm Năng Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Của Cần Thơ
- Số Lượt Khách Theo Mục Đích Du Lịch Của Du Khách Dến Cần Thơ
- Hạn Chế Của Hoạt Động Du Lịch Và Những Vấn Đề Đặt Ra
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Cần Thơ
- Thực Trạng Phát Triển Hạ Tầng Du Lịch Trên Địa Bàn Cần Thơ
- Đánh Giá Các Chính Sách Du Lịch Được Chú Trọng Phát Triển Ở Cần Thơ
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
phát triển du lịch bao gồm: Đất chuyên dùng để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật trong các khu du lịch là 721 ha (năm 2015) và 2.666 ha (năm 2020); Đất phát triển các điểm tham quan và mục đích khác cho du lịch. Loại đất này được tính trong đất chuyên dùng dành cho các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Một số khu vực cần dành quỹ đất lớn cho phát triển du lịch là: Cồn Sơn khoảng 40 ha (trên tổng diện tích 60 ha), Cồn Ấu khoảng 140 ha (trên tổng diện tích 177 ha), Cù lao Tân Lộc khoảng 500 ha (trên tổng diện tích 3.260 ha), Khu đô thị sinh thái Phong Điền 1.500 ha (trong đó diện tích dành cho du lịch khoảng 300 ha), Trung tâm văn hóa Tây Đô 172 ha [71], [75].
Bên cạnh đó, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành các công văn về thống nhất Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, xác định quy mô diện tích đất và các ưu đãi kèm theo đối với dự án [76], [84]. Thành phố Cần Thơ cũng đã thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa giảm tiền thuê đất đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường [82].
Cần Thơ đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho 09/09 quận, huyện, kế hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng, quy hoạch các ngành và lồng ghép với Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo mục đích tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn thành phố.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo thực hiện công tác về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư; đồng thời, tập trung giải quyết nhanh nhất các thủ tục về đất đai để triển khai các dự án đầu tư cho phát triển các HĐDL trên địa bàn thành phố.
Triển khai chính sách tài chính liên quan hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Cần Thơ đã tiến hành triển khai thực hiện chính sách tài chính của trung ương để các tổ chức, cá nhân tham gia HĐDL, theo định hướng: Thứ nhất, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên; cho phép kinh doanh du lịch quốc tế hưởng chế độ ưu đãi của ngành hàng xuất khẩu, có chính sách thuế phù
hợp, đặc biệt về thuế đất đối với các khu du lịch, nhập khẩu trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục vụ du lịch; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống nhất chính sách một giá; Thứ hai, hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường; tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá; thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường lớn du khách nội địa tại trung tâm đô thị và ở các vùng nông thôn.
Cần Thơ đã tiến hành lập các bộ thuế như: lệ phí môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; tập trung rà soát các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, phân loại hộ kinh doanh và lập Sổ bộ thuế năm 2017 theo đúng quy trình của Tổng cục Thuế về việc quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh [65]. Thành phố đã ban hành quy định giá dịch vụ áp dụng cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; người tiêu dùng; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trên địa bàn thành phố Cần Thơ [83].
Chính quyền Cần Thơ đã ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 2011 - 2015, xác định trợ giúp tài chính như sau: Thực hiện bảo lãnh tín dụng theo quy định; Tài trợ các chương trình giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV (Xem Phụ lục 6.1).
Năm 2014, HĐND thành phố Cần Thơ đã thông qua Đề án thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ, là một tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; thực hiện chức năng bảo lãnh tín dụng cho các đối tượng là các DNNVV theo quy định của pháp luật hiện hành [23].
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư với các hỗ trợ tài chính như sau: Hỗ trợ 20% lãi suất vay vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng trong hạn của dự án, mức hỗ trợ tối đa không quá hai tỷ đồng đến mười tỷ đồng/dự án, từ ngân sách nhà nước; Tùy theo từng dự án, tỷ lệ để tính đơn giá cho thuê đất một năm tính bằng 0,75% hoặc 1,3% hoặc 1,5%
giá đất theo bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố ban hành tính từ thời điểm bàn giao đất cho nhà đầu tư; Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hỗ trợ về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [76].
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Chương trình đổi mới công nghệ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ giai đoạn 2013 - 2017, xác định định mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án, trường hợp đặc biệt, mức hỗ trợ cao hơn 300 triệu đồng/dự án, Sở Khoa học công nghệ và Sở Tài chính sẽ trình UBND thành phố phê duyệt [74], [77].
Chính quyền thành phố Cần Thơ cũng quan tâm chỉ đạo các công tác về thuế và tài chính. Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, thực hiện kiểm tra, giám sát, quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, dịch vụ giải trí). Đẩy mạnh cải cách hành chính ngành Thuế thành phố toàn diện, hiện đại để giảm thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính về thuế, nhằm góp phần giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư.
3.2.2.2. Xây dựng và triển khai chính sách đặc thù về hoạt động du lịch của Cần Thơ
Để thúc đẩy phát triển HĐDL, chính quyền Cần Thơ đã xây dựng và triển khai các chính sách đặc thù về HĐDL trên địa bàn thành phố, bao gồm các chính sách liên quan đến hoạt động lưu trú, hoạt động lữ hành, hoạt động mua sắm, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí.
Chính quyền thành phố Cần Thơ đã phê duyệt và triển khai thực hiện "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Đồng thời, Cần Thơ đã tổ chức hội nghị triển khai tăng cường công tác QLNN và đẩy mạnh phát triển HĐDL trên địa bàn thành phố; tổ chức hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở VH-TT-DL và Phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND cấp quận, huyện; lập kế hoạch hành động về triển khai thực hiện các nghị quyết, chủ
trương, chính sách và kế hoạch của thành phố về đẩy mạnh phát triển HĐDL, cụ thể như sau:
Một là, chính quyền Cần Thơ đã phối hợp Sở VH-TT-DL, UBND các quận, huyện và Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố giải ngân cho 582 hộ dân, với tổng số tiền là 30 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các hộ nông dân làm du lịch chủ động mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch góp phần phát triển HĐDL của thành phố [55].
Hai là, năm 2016, Thành ủy Cần Thơ đã ban hành nghị quyết để đẩy mạnh phát triển HĐDL [61], và UBND thành phố đã ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể [80]. Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ đã đề ra chương trình thực hiện cụ thể cho thành phố Cần Thơ, từ đó UBND thành phố đã ban hành công văn để tổ chức triển khai thực hiện [62], [86].
Ba là, thành phố Cần Thơ đã ban hành chính sách kêu gọi đầu tư liên quan đến HĐDL với mức hổ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, như sau: Hỗ trợ 20% lãi suất vay vốn của các tổ chức tín dụng (tối đa không quá 10 tỷ đồng/dự án đầu tư Khu đô thị DLST Cồn Ấu, Khu du dịch Cồn Sơn; và tối đa không quá 03 tỷ đồng/dự án đầu tư Trung tâm hội nghị thành phố và các khách sạn 5 sao, resort tại quận Ninh Kiều, Cái Răng); hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hỗ trợ về đơn giá thuê đất; và hỗ trợ về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [76], (Xem Phụ lục 6.2).
Để phù hợp về tình hình mới, Cần Thơ đã rà soát và thống nhất ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư và các ưu đãi kèm theo trong lĩnh vực HĐDL và cơ sở hạ tầng du lịch, gồm: Khu du lịch Cồn Sơn, Khu DLST Phong Điền, Khu DLST cù lao Tân Lộc, Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng [84].
Khu du lịch cồn Sơn với quy mô khoảng 74.4 ha với mục tiêu phát triển tiềm năng du lịch cồn Sơn, hình thành khu vui chơi giải trí cao cấp kết hợp DLST và nghỉ dưỡng đặc thù sông nước có tầm cỡ khu vực ĐBSCL; Khu DLST
cù lao Tân Lộc (Quận Thốt Nốt) với quy mô khoảng 41 ha với mục tiêu góp phần khai thác tiềm năng du lịch của thành phố Cần Thơ, tăng thêm điểm tham quan, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo việc làm cho lao động địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố; Khu DLST Phong Điền (huyện Phong Điền) với quy mô khoảng 40 ha với mục tiêu khai thác các lợi thế sông nước miệt vườn nơi đây thành khu vui chơi giải trí cao cấp kết hợp DLST và nghỉ dưỡng đặc thù sông nước có tầm cỡ của khu vực ĐBSCL; Khu du lịch vườn cò Bằng Lăng với quy mô khoảng 5 ha với mục tiêu xây dựng điểm tham quan DLST và các loại hình dịch vụ du lịch kèm theo nhằm phục vụ du khách, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo việc làm cho lao động địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế thành phố (Xem Phụ lục 6.3).
Ngoài ra, Cần Thơ còn thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa giảm tiền thuê đất đối với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao với nhiều loại hình văn hóa, các dịch vụ văn hóa, thể thao, thương mại, du lịch, vui chơi giải trí công nghệ cao, phục vụ theo nhu cầu của các nhóm đối tượng. Mức giảm được quy định gồm 40%, 80% và 100% tiền thuê đất tùy từng dự án [82], (Xem Phụ lục 6.3).
Chính quyền Cần Thơ cũng quan tâm công tác quy hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lao động phục vụ du lịch. Cần Thơ đã ban hành và triển khai Kế hoạch phân công thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ; Phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn hoàn chỉnh đề cương Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức của thành phố Cần Thơ.
Bên cạnh đó, Cần Thơ còn ban hành Quy chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài, Quy chế phối hợp hoạt động Đường dây nóng hỗ trợ du khách trên địa bàn thành phố; phối hợp Sở VH-TT-DL, Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực IV ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động tại Cảng thủy nội địa Hành khách du lịch Ninh Kiều và hoạt động vận tải hành khách du lịch trên địa bàn thành phố.
Với việc triển khai các chính sách của trung ương cũng như các chính sách đặc thù của Cần Thơ về HĐDL đã thúc đẩy các HĐDL ngày càng phát triển, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế tham gia HĐDL, các dự án đầu tư cho HĐDL vào Cần Thơ ngày càng gia tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú.
3.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt hoạt động du lịch trên địa bàn Cần Thơ
3.2.3.1. Tổ chức các hoạt động du lịch
Đối với tổ chức các HĐDL (lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách và các hoạt động dịch vụ khác), Cần Thơ đã tổ chức thực hiện như sau:
Tổ chức hoạt động lữ hành
Phục vụ cho hoạt động lữ hành, Cần Thơ đã tiến hành hình thành các tour, tuyến du lịch trên cơ sở: Khảo sát, hướng dẫn các khu, điểm du lịch đầu tư nâng cấp, tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển điểm du lịch tiêu biểu cấp thành phố và cấp ĐBSCL; Tổ chức khảo sát du lịch đường sông tuyến: Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền và Ninh Kiều - Cái Răng - Bình Thủy; Khảo sát một số điểm du lịch quận Ô Môn, Bình Thủy, hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương; Khảo sát rạch Cái Sơn để có biện pháp khai thông tuyến du lịch đường thủy từ chợ nổi Cái Răng đến đình Bình Thủy; Tổ chức khảo sát một số điểm du lịch mới hình thành tại huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều: Vàm Xáng, Mười Cương, Giàn Gừa, Út Dzách, Sáu Hoài.
Cần Thơ đã tổ chức triển khai các tour, tuyến du lịch thành phố Cần Thơ. Chính quyền Cần Thơ đã xây dựng tài liệu thông tin, tuyên truyền, họp các doanh nghiệp lữ hành để giới thiệu các tour du lịch mới trên cơ sở những điểm du lịch mới; họp bàn với các doanh nghiệp về việc hỗ trợ mở đường bay và hỗ trợ việc xây dựng tour, tuyến du lịch mới; thông báo cho các DNDL về chương trình biểu diễn nghệ thuật tại bến Ninh Kiều phục vụ du khách hàng tuần. Đồng thời, chính quyền Cần Thơ cũng đã tổ chức giới thiệu tour du lịch đường sông gắn với di tích lịch sử - văn hóa và làng nghề đến doanh nghiệp lữ hành.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ cũng đã triển khai kế hoạch phát triển du lịch đường sông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020; công bố các tuyến du