giải trí cao cấp phục vụ khách quốc tế, và các loại hình vui chơi giải trí phù hợp với nhu cầu thị trường thành phố Cần Thơ và ĐBSCL.
Bảy là, du lịch học tập, chữa bệnh. Với nhiều cơ sở đào tạo và y tế, Cần Thơ có điều kiện khai thác phát triển du lịch học tập và chữa bệnh phục vụ không chỉ các địa phương trong vùng ĐBSCL mà cả thị trường Campuchia.
Tám là, du lịch làng nghề theo hướng cộng đồng. Khai thác các làng nghề truyền thống, sản xuất thủ công mỹ nghệ ở Cần Thơ để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách kết hợp du lịch cộng đồng như du lịch cộng đồng ở Cồn Sơn, cù lao Tân Lộc.
Bên cạnh đó du khách đến Cần Thơ còn với các hình thức du lịch khác như du lịch tôn giáo, thăm người thân, thưởng thức ẩm thực.
Hoạt động lữ hành
Hoạt động lữ hành tăng trưởng khá nhanh, năm 2006 đón 45.093 khách, thì sang năm 2017 đón 135.000 khách, tăng gấp 3 lần năm 2006. Trong đó, khách du lịch quốc tế tăng tương ứng 3,6 lần và khách du lịch nội địa tăng 2,9 lần so với năm 2006 (Xem Phụ lục 1).
Giai đoạn 2006 - 2016, Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng trung bình năm về lượng khách du lịch đạt 12,8 %. Năm 2017, lượng khách du lịch đến Cần Thơ có lưu trú gần 2,2 triệu lượt khách tăng 1,9 lần so với năm 2012 và 4 lần so với năm 2006; trong đó khách du lịch quốc tế tăng tương ứng là 1,6 và 2,5 lần; so với năm 2016, lượt khách lưu trú tăng 27%. Tốc độ tăng trưởng về du khách quốc tế giai đoạn 2007 - 2017 đạt 9,4 %/năm, tốc độ tăng trưởng du khách nội địa 15,2 %/năm - đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Cần Thơ, đã góp phần đáng kể vào kết quả HĐDL của địa phương (Xem Phụ lục 1).
Bên cạnh lượng du khách đến Cần Thơ có sử dụng dịch vụ lưu trú, do đặc thù về vị trí địa lý là trung tâm vùng ĐBSCL, trung điểm trên tuyến du lịch quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau - Kiên Giang và du lịch miệt vườn, lượng du khách đến Cần Thơ những năm qua ngoài mục đích tham quan, nghỉ dưỡng còn có nhiều mục đích du lịch khác nhau.
Bảng 3.4: Số lượt khách theo mục đích du lịch của du khách dến Cần Thơ
Khách quốc tế | Khách trong nước | |||
Số lượng | % | Số lượng | % | |
Tham quan/ nghỉ dưỡng | 67 | 67 | 131 | 66 |
Làm ăn/kinh doanh | 14 | 14 | 34 | 17 |
Du lịch tín ngưỡng | 6 | 6 | 42 | 21 |
Du lịch vui chơi các dịch vụ giải trí chất lượng cao | 2 | 2 | 50 | 25 |
Thăm bạn bè, người thân | 18 | 18 | 62 | 31 |
Phục vụ hội nghị/nghiên cứu | 4 | 4 | 22 | 11 |
Du lịch mua sắm | 8 | 8 | 65 | 33 |
Khác | 11 | 11 | 1 | 0,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Một Số Tỉnh, Thành Phố Và Bài Học Rút Ra
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Của Tỉnh Kiên Giang
- Lợi Thế Và Tiềm Năng Phát Triển Hoạt Động Du Lịch Của Cần Thơ
- Hạn Chế Của Hoạt Động Du Lịch Và Những Vấn Đề Đặt Ra
- Xây Dựng Và Triển Khai Chính Sách Đặc Thù Về Hoạt Động Du Lịch Của Cần Thơ
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Cần Thơ
Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng P2.4.1), (Bảng P2.4.2)
Hoạt động lưu trú
Du khách đến Cần Thơ ngày càng tăng, do đó hoạt động lưu trú của Cần Thơ cũng tăng trưởng qua các năm. Năm 2006, khách lưu trú đạt trên 543.650 lượt khách, bình quân lưu trú (ngày/khách) là 1,16. Năm 2015, khách lưu trú ở Cần Thơ đạt 1.619.070 lượt khách, bình quân lưu trú (ngày/khách) là 1,5. Lượt khách lưu trú của năm 2017 so với năm 2006 tăng gấp 4 lần, tuy nhiên bình quân lưu trú (ngày/khách) tăng không đáng kể (Bảng 3.5).
Trong tổng số lượt khách lưu trú, trong đó lượt khách quốc tế lưu trú ở Cần Thơ còn thấp và tăng trưởng qua các năm không cao. Năm 2006, lượt khách lưu trú quốc tế là 121.221 thì 10 năm sau, đến năm 2015 đạt 207.060, tăng 1,7 lần, và đến năm 2017 đạt 305.167 tăng 2,5 lần so với năm 2006. Qua các số liệu trên cho thấy tỷ lệ khách quốc tế đến Cần Thơ có lưu trú còn khá thấp (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017
Tổng | Khách quốc tế (lượt khách) | Khách trong nước (lượt khách) | Bình quân lưu trú (ngày/khách) | |
2006 | 543.650 | 121.221 | 422.429 | 1,16 |
2007 | 693.055 | 155.735 | 537.320 | 1,23 |
2008 | 817.250 | 175.094 | 642.156 | 1,31 |
2009 | 723.528 | 150.300 | 573.228 | 1,29 |
2010 | 880.252 | 163.835 | 716.417 | 1,33 |
2011 | 972.450 | 170.325 | 802.125 | 1,37 |
2012 | 1.174.823 | 190.116 | 984.707 | 1,68 |
2013 | 1.251.625 | 211.357 | 1.040.628 | 1,42 |
2014 | 1.367.726 | 220.280 | 1.147.446 | 1,40 |
2015 | 1.619.070 | 207.060 | 1.421.010 | 1,50 |
2016 | 1.726.531 | 258.400 | 1.468.131 | - |
2017 | 2.184.385 | 305.167 | 1.879.218 | - |
Nguồn: [56]
Thu nhập từ HĐDL
Thu nhập từ HĐDL thuần túy năm 2016 đạt 1.826 tỷ đồng, tăng 5 lần so với năm 2007, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. Nếu như năm 2007 tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt 365,09 tỷ đồng thì đến năm 2013, thu nhập du lịch đạt 976 tỷ đồng, tăng 2,67 lần so với năm 2007. Năm 2017, thu nhập du lịch đạt 2.879 tỷ đồng (đạt 90% so với kế hoạch dự báo năm 2020 là 3.208,8 tỷ đồng của Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030). Tăng trưởng trung bình về thu nhập du lịch giai đoạn 2007 - 2017 đạt khoảng 25%/năm (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Doanh thu du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 -2017
Doanh thu (tỷ đồng) | Tăng so với năm trước (%) | |
2006 | 270 | - |
2007 | 365 | 34,73 |
2008 | 455 | 24,68 |
2009 | 508 | 11,59 |
2010 | 649 | 27,87 |
2011 | 761 | 17,20 |
2012 | 851 | 11,81 |
2013 | 976 | 14,67 |
2014 | 1.169 | 19,83 |
2015 | 1.747 | 49,38 |
2016 | 1.826 | 4,52 |
2017 | 2.879 | 57,66 |
Nguồn: [56]
Từ số liệu Bảng 3.6 có thể biểu thị tăng trưởng doanh thu du lịch Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017 bằng biểu đồ ở Hình 3.5:
3500
3000
2500
2000
2.879
1.747 1.826
1500
1.169
1000
500
0
761
851
976
270
365
455
508
649
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Hình 3.5: Doanh thu du lịch 2006 - 2017
Lao động du lịch
Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của thành phố. Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động trong ngành du lịch của thành phố năm 2006 là trên 2.010 người, năm 2015
tăng lên 3.642 người; tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2006 - 2015 là 6,94 %/năm (Xem Phụ lục 1).
3.1.4. Những kết quả đạt được trong hoạt động du lịch trên địa bàn
Đánh giá ý nghĩa của HĐDL đối với thành phố Cần Thơ, hầu hết các đối tượng cho rằng HĐDL thúc đẩy phát triển KT-XH (83,97%), chỉ có 34,47% cho rằng du lịch sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo (Hình 3.6).
500
400
300
200
100
0
419
263
323
318
315
282
172
3,97
2,71
4,47
4,73
3,73
3,13
6,51
5
1
Thúc đẩy Tăng thu Góp phần Thúc đẩy Tăng thu Tạo công
phát triển ngân sách xóa đói
giảm nghèo
giao lưu văn hóa
nhập cho ăn việc
kinh tế - xã hội
người dân
làm
Thay đổi Khác diện mạo
đô thị
Số lượt Tỷ lệ %
8
6
6
6
5
5
3
Hình 3.6: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với thành phố Cần Thơ
Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.4)
Đánh giá mức độ phát triển của HĐDL ở thành phố Cần Thơ, đa số các đối tượng đều cho là bình thường, tỷ lệ 62,4% (Hình 3.7).
400
300
200
312
137
100
0
29
62,4
5,8
Không tốt
27,4
22
Bình thường
Số lượt
Tốt
%
4.4
Không có ý kiến
Hình 3.7: Mức độ phát triển hoạt động du lịch Cần Thơ
Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.4)
Đánh giá mức độ hài lòng đối với HĐDL ở Cần Thơ, 60% khách trong nước và 48% khách quốc tế cho là hài lòng, rất ít du khách cho là không hài lòng (Hình 3.8).
150
120
100
69
60
50
34,5
46 48
46 48
3
8
1,5
4
2
4
2
4
0
Số lượt khách trong nước
% khách trong nước
Số lượt khách quốc tế % khách quốc tế
Không hài lòng
Bình thường
Hài lòng
Không có ý kiến
Hình 3.8: Đánh giá sự hài lòng của du khách về hoạt động du lịch ở Cần Thơ
Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.1)
Kết quả điều tra XHH cho thấy loại hình lưu trú phổ biến được du khách lựa chọn khi đến Cần Thơ là khách sạn (68% khách quốc tế, 42,5% khách trong nước), tiếp đến là nhà khách, phòng trọ (Xem Bảng PL2.1).
Theo số liệu khảo sát du khách đến Cần Thơ cho thấy, số ngày du khách ở Cần Thơ còn thấp, hầu hết là dưới 3 ngày (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: Số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ
Khách quốc tế | Khách trong nước | |||
Số lượt | % | Số lượt | % | |
Dưới 3 ngày | 55 | 55 | 140 | 70 |
3-5 ngày | 24 | 24 | 38 | 19 |
5-10 ngày | 9 | 9 | 10 | 5 |
Trên 10 ngày | 10 | 10 | 12 | 6 |
80
60
40
20
0
55
70
24
9
10
19
Dưới 3 ngày
3-5 ngày
5-10 ngày
Trên 10 ngày
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH của tác giả tháng 6/2017 (Phụ lục 2) Từ bảng trên ta có thể biểu đồ hóa tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ.
5 6 | |||
% Khách quốc tế | % Khách trong nước |
Hình 3.9: Tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ
Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017
Theo kết quả điều tra XHH, hình thức đi du lịch đến Cần Thơ được du khách chọn nhiều nhất là tự tổ chức (61,5% khách trong nước, 46% khách quốc tế), tiếp theo là đặt tour công ty và do cơ quan, đơn vị tổ chức (Bảng PL2.1). Đánh giá về cách thức tổ chức tour du lịch, chỉ 38% khách trong nước và 28% khách quốc tế đánh giá tốt (Bảng PL2.3).
Kết quả điều tra XHH cho thấy, điểm du lịch yêu thích nhất được du khách chọn có tỷ lệ rất thấp. Điểm yêu thích nhất là Bến Ninh Kiều có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ có 37% khách quốc tế và 32% khách trong nước chọn (Bảng PL2.1).
Theo kết quả điều tra XHH, đa số du khách đến Cần Thơ chỉ chọn một số điểm du lịch để đến như Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng, Làng du lịch Mỹ Khánh, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Bảng 3.8).
Bảng 3.8: Điểm du lịch du khách lựa chọn khi đến Cần Thơ
Khách quốc tế | Khách trong nước | |||
Lượt | % | Lượt | % | |
Bến Ninh Kiều | 77 | 77 | 186 | 93 |
Chợ nổi Phong Điền | 25 | 25 | 52 | 26 |
Vườn du lịch Mười Cương | 9 | 9 | 60 | 30 |
Nhà cổ Bình Thủy | 22 | 22 | 96 | 48 |
Chùa Ông | 55 | 55 | 105 | 53 |
Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam | 30 | 30 | 182 | 91 |
Homestay Mỹ Thuận (Khu DLST Vườn Nhãn) | 4 | 4 | 56 | 28 |
Chợ nổi Cái Răng | 71 | 71 | 145 | 73 |
Vườn cò Bằng Lăng | 6 | 6 | 68 | 34 |
Làng du lịch Mỹ Khánh | 27 | 27 | 142 | 71 |
Đền Bình Thủy | 20 | 20 | 60 | 30 |
Chùa Munir Ansay | 2 | 2 | 23 | 12 |
Khác | 2 | 2 | 3 | 1,5 |
Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.1)
Kết quả điều tra XHH cho thấy, khi đến Cần Thơ, hầu hết du khách thích tham gia các hoạt động: thăm các di tích lịch sử; du lịch sông nước, chợ nổi; xem biểu diễn văn nghệ truyền thống; trải nghiệm cuộc sống người dân; thưởng thức ẩm thực địa phương; tham quan các làng nghề. Tuy nhiên, tỷ lệ du khách quốc tế thích tham quan làng nghề thấp, chỉ 34% (Bảng PL2.3).
Kết quả điều tra XHH, đánh giá về loại hình du lịch phổ biến nhất trên địa bàn thành phố Cần Thơ, tỷ lệ cao nhất là 75,7% các đối tượng cho rằng loại hình DLST là phổ biến nhất (Bảng PL2.4).
Với những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ tầng, sau hơn 10 năm phát triển (2006 - 2017), du lịch Cần Thơ đã đạt những kết quả chủ yếu sau:
Một là, lượng khách du lịch không ngừng tăng lên, năm 2017 tăng 2,5 lần so với năm 2010 và 4 lần so với năm 2006. Du khách đến Cần Thơ có sử dụng dịch vụ lưu trú, ngoài mục đích tham quan, nghỉ dưỡng còn có nhiều mục đích du lịch khác nhau và tăng trưởng đáng kể (Xem Phụ lục 1).
Hai là, thu nhập từ HĐDL từng bước được nâng cao, năm 2017 đạt 2.879 tỷ đồng, tăng 10,6 lần so với năm 2006, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KT-XH và sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ (Xem Phụ lục 1).
Ba là, đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển HĐDL, thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Cần Thơ đang chú trọng khai thác những tiềm năng du lịch như: du lịch văn hóa - lịch sử - danh nhân, du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch nghỉ dưỡng làng quê, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh, du lịch hội nghị - hội thảo và du lịch tham quan cảnh quan - sinh thái, hình thành một số khu du lịch có sức cạnh tranh ở Cồn Ấu, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền.
Bốn là, hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển đã thúc đẩy sự phát triển HĐDL trên địa bàn. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như các khu du lịch, các khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí được chú