Thực Trạng Phát Triển Hạ Tầng Du Lịch Trên Địa Bàn Cần Thơ


- Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư: Quản lý về việc cấp nguồn kinh phí để duy trì, bảo tồn và xây dựng mới các điểm du lịch địa phương.

- Sở Xây dựng: Quản lý về việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội phục vụ cho việc phát triển KT-XH nói chung và ngành du lịch nói riêng.

- Công an thành phố: Đảm bảo an toàn và trật tự xã hội phục vụ cho phát triển du lịch.

- Sở Y tế: Đảm bảo sức khỏe cho người dân và du khách khi xảy ra sự cố về sức khỏe, tính mạng.

Đơn vị thực hiện chức năng QLNN về du lịch cấp quận, huyện:

Hội đồng nhân dân và UBND quận, huyện với cơ quan tham mưu, giúp việc là phòng Văn hóa thông tin giúp UBND cấp quận, huyện thực hiện chức năng QLNN về du lịch, các dịch vụ công liên quan đến HĐDL trên địa bàn quận, huyện.

Cơ quan chuyên môn này chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp quận, huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VH-TT-DL Cần Thơ.

3.2.4. Thực trạng phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn Cần Thơ

3.2.4.1. Hệ thống các công trình thể thao, văn hóa

Bao gồm hệ thống các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim, thư viện, công viên, các sân vận động và nhà thi đấu. Trực thuộc Sở VH-TT-DL Cần Thơ hiện có các đơn vị: Bảo tàng thành phố Cần Thơ, Thư viện thành phố Cần Thơ, Trung tâm văn hóa thành phố Cần Thơ, Nhà hát Tây Đô thành phố Cần Thơ, Trung tâm thể dục thể thao thành phố Cần Thơ. Ngoài các đơn vị trực thuộc sở, còn có các cơ sở, đơn vị khác như: Nhà thi đấu đa năng Thành phố, Các rạp chiếu phim, Nhà văn hóa lao động thành phố Cần Thơ, Sân vận động Cần Thơ, Công viên Lưu Hữu Phước, Bảo tàng quân khu 9, Công viên văn hóa miền Tây, Trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ, Trung tâm thể dục thể thao Quân khu 9.

Cần Thơ đã xây dựng Trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam tại Cần Thơ; Sưu tầm và xác minh 327 hiện vật (164 hiện vật thuộc văn hóa Óc Eo), đạt 163% kế hoạch năm 2016; triển khai


kiểm kê rà soát, bổ sung di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện việc "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và quảng bá Bảo tàng thành phố Cần Thơ".

3.2.4.2. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch

Năm 2017, Cần Thơ có 133 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5 sao, trong đó, khách sạn 1 sao nhiều nhất chiếm 63% số cơ sở lưu trú). Ngoài ra, còn có 20 cơ sở homestay và điểm vườn lưu trú, 26 điểm vườn du lịch…

Khách sạn 5 sao 2%


Khách sạn 1 sao

63%

Khách sạn 4 sao 3%

Khách sạn 3 sao

6%

Khách sạn 2 sao 26%

Hình 3.10: Tỷ lệ khách sạn đã phân hạng năm 2017

Nguồn: [55]

Bảng 3.9: Số lượng cơ sở lưu trú năm 2017


Đã xếp hạng

Số lượng

Chưa xếp hạng

Số lượng

Khách sạn 5 sao

2

Nhà khách

7

Khách sạn 4 sao

5

Homestay

10

Khách sạn 3 sao

9

Điểm vườn có lưu trú

10

Khách sạn 2 sao

32

Khách sạn chưa xếp hạng

103

Khách sạn 1 sao

85

-

-

Nhà nghỉ du lịch

7

-

-

Tổng cộng

140

Tổng cộng

130

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 16

Nguồn: [55]

Bên cạnh đó, Cần Thơ còn có loại hình du thuyền có phòng ngủ như Bassac, Mekong Eye đi vào hoạt động góp phần nâng cao chất lượng phục vụ du lịch của thành phố. Nhiều hãng lữ hành quốc tế đã về Cần Thơ lập chi nhánh như


Transmekong, Saigontourist, Vietravel, Fidi, TST, Vietcircle. Tính đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 54 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động (Xem Phụ lục 1).

Với hệ thống các cơ sở lưu trú hiện nay, Cần Thơ đáp ứng đủ nhu cầu du khách trong nước và quốc tế các kỳ lễ hội, tết, hội nghị, hội thảo quốc tế, quốc gia và khu vực. Đồng thời, với các cơ sở lưu trú đạt giải thưởng quốc gia và quốc tế như khách sạn Mường Thanh Cần Thơ, khách sạn Victoria Cần Thơ, khách sạn Cửu Long là tín hiệu vui về chất lượng dịch vụ được khẳng định.

3.2.5. Thực trạng khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

3.2.5.1. Hỗ trợ về đăng ký kinh doanh

Các DNDL được hỗ trợ trong đăng ký kinh doanh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông do UBND thành phố quy định và theo Quy chế về việc thực hiện cơ chế một cửa của Sở VH-TT-DL. Mô hình một cửa liên thông trong cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu (liên thông giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an thành phố và Cục Thuế Cần Thơ). Năm 2014, Cần Thơ tiến hành rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh để thành lập mới doanh nghiệp là 2 ngày làm việc. Ngoài việc đăng ký kinh doanh trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh trực tiếp qua mạng Internet bằng cách sử dụng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh [53].

Chính quyền thành phố quan tâm hỗ trợ DNDL thực hiện thủ tục, hồ sơ để cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và thành lập và hoạt động điểm vườn du lịch. Đến cuối năm 2016, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có 17 điểm vườn du lịch, có 10 điểm vườn và 10 Homestay có lưu trú. Năm 2017, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có nhiều doanh nghiệp tham gia HĐDL (Xem Phụ lục 1).

3.2.5.2. Hỗ trợ tiếp cận các yếu tố sản xuất đầu vào và các hỗ trợ khác

Ngoài những ưu đãi về đất đai cho các DNDL theo quy định, các DNDL còn được hỗ trợ cung cấp thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư; hỗ trợ trong việc


tìm hiểu, khảo sát hiện trường, xác định địa điểm dự án, hỗ trợ về mặt bằng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các dự án trên địa bàn của địa phương; hỗ trợ về giải tỏa đền bù, xác định địa điểm và chuẩn bị mặt bằng trong thời gian nhanh nhất cho các dự án đầu tư đã được UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư.

Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp: chính quyền đã tổng hợp danh sách các hộ dân có nhu cầu vay vốn làm du lịch, bố trí nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố, hỗ trợ các chủ vườn, hộ nông dân làm du lịch vay vốn với lãi suất ưu đãi, nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch góp phần phát triển du lịch thành phố Cần Thơ. Đến năm 2017, đã giải ngân cho 582 hộ dân, với tổng số tiền là 30 tỷ đồng [55].

Chính quyền còn hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ như: Thông báo đến các doanh nghiệp về việc tham gia các hội thi, hội chợ triển lãm về du lịch, xúc tiến thương mại và đầu tư, liên hoan, festival liên quan đến du lịch trong vùng ĐBSCL và cả nước. Cung cấp thông tin, tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử thành phố về các HĐDL diễn ra trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Thực hiện những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo quy định của Chính phủ, Cần Thơ đã quan tâm sâu sắc đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp. Hàng tháng UBND thành phố tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị cho doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh. Tổ hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố được kiện toàn, tập trung giải quyết khó khăn, tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp về tiếp cận vốn giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, bán hàng thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu và hỗ trợ xử lý các tranh chấp thương mại của các định chế, nhất là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa.


Cần Thơ đã tiến hành tổ chức họp mặt các DNDL, các cán bộ lãnh đạo đã và đang công tác trong ngành du lịch, gặp gỡ trao đổi với các DNDL nhằm đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNDL, kêu gọi các doanh nghiệp hưởng ứng giảm giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch đến thành phố Cần Thơ.

Hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch: Cần Thơ đã chú trọng, quan tâm công tác quy hoạch, xây dựng sản phẩm du lịch. Thành phố đã phối hợp và hỗ trợ nhóm chuyên gia EU xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng và địa phương, tại các điểm Cồn Sơn, chợ nổi Phong Điền, Vườn Trái cây Vàm Xáng, cù lao Tân Lộc, Nhà cổ Tân Lộc và Vườn Cò Bằng Lăng; xây dựng "Sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch đặc trưng thành phố Cần Thơ" với 4 sản phẩm: áo thun và nón kết, mô hình cầu Cần Thơ, đĩa chợ cổ Cần Thơ, và cầu Cần Thơ; tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch hàng tuần tại bến Ninh Kiều, Nhà hát Tây Đô, ra mắt Câu lạc bộ Đờn ca Tài tử phục vụ khách du lịch tại Khách sạn Ninh Kiều 2 và từng bước đổi mới, cải tiến nội dung, hình thức cho phù hợp yêu cầu du khách; hỗ trợ đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể Làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ và nhãn hiệu Gạo Cần Thơ.

Chính quyền Cần Thơ còn hỗ trợ DNDL thông qua việc hướng dẫn đăng ký xếp hạng sao cho cơ sở lưu trú du lịch, đồng thời phối hợp với Vụ khách sạn - Tổng cục Du lịch thẩm định và tái thẩm định cơ sở lưu trú du lịch hạng 3 - 4 sao; thẩm định mới và thẩm định lại cơ sở lưu trú du lịch từ 1 - 2 sao và Nhà nghỉ du lịch. Tính đến tháng 8/2017, trên địa bàn thành phố Cần Thơ, các cơ sơ lưu trú được xếp hạng gồm: 6 khách sạn 4 - 5 sao, 9 khách sạn 3 sao, 32 khách sạn 2 sao, 85 khách sạn 1 sao, 07 nhà nghỉ du lịch, 10 Homestay và 10 Điểm vườn có lưu trú (Xem Phụ lục 1), [55].

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn còn hướng dẫn đăng ký cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch và cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm du lịch; và hỗ trợ thực hiện thủ tục, hồ sơ đối với các cơ sở lữ hành để thẩm định cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch.


3.2.6. Thực trạng kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Công tác kiểm tra, thanh tra HĐDL là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN về du lịch phải đảm bảo trong quản lý, điều hành. UBND thành phố sẽ thành lập đoàn thanh tra đối với những vấn đề quan trọng, liên ngành thuộc thẩm quyền. Cơ quan chuyên môn sẽ thanh tra, kiểm tra những vấn đề chuyên ngành, mang tính cục bộ thuộc thẩm quyền, chức năng được giao và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố, cơ quan nhà nước cấp trên. Các vấn đề do UBND thành phố quan tâm kiểm tra, kiểm soát là: thực hiện chính sách về đất đai, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển HĐDL, đầu tư xây dựng hạ tầng, thực hiện các quy định về giá, phí, lệ phí, thuế.

Chính quyền Cần Thơ đã quan tâm thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với các vấn đề sau: tình hình thực hiện các quy định về trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ đảm bảo môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố; công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các DNDL; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch.

Chính quyền thành đã tổ chức kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp lữ hành, điểm vườn du lịch nhằm nhắc nhở, hướng dẫn các DNDL trong công tác an toàn vệ sinh thực thẩm, xử lý nước thải, thu gom rác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng môi trường du lịch đảm bảo các yêu cầu: an toàn, thân thiện, chất lượng; kiểm tra các hoạt động đưa đón khách du lịch tại Bến Ninh Kiều, chỉ đạo Tổ kiểm tra liên ngành tiếp tục lập lại trật tự tại Bến Ninh


Kiều và làm việc với Ban Điều hành Bến tàu Du lịch, Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ trong việc tổ chức, sắp xếp bến tàu theo hướng văn minh trật tự.

Cần Thơ đã tiến hành rà soát cơ sở kinh doanh lưu trú, lập danh sách kiểm tra các cơ sở không đăng ký xếp hạng khách sạn và không báo cáo thống kê theo quy định; thẩm định và thẩm định lại hồ sơ đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 1-2 sao và Nhà nghỉ du lịch; đề nghị Vụ Khách sạn - Tổng Cục Du lịch thẩm định khách sạn 3 - 4 sao; thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, đổi thẻ HDV du lịch quốc tế và nội địa; thẩm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và làm văn bản đề nghị Tổng cục Du lịch cấp phép.

Chính quyền Cần Thơ qua tiến hành kiểm tra, kiểm soát đã xử lý vi phạm với rất nhiều lượt và nhiều cơ sở như các cơ sở quảng cáo, karaoke, vũ trường, quán bar, cơ sở game; cơ sở dịch vụ văn hóa, cơ sở lưu trú, lữ hành, điểm vườn du lịch, cơ sở dịch vụ thể dục thể thao ngoài công lập, cơ sở mua, bán băng đĩa, các lượt phát tờ rơi tại các ngã tư, đồng thời lập biên bản vi phạm, nhắc nhở, chấn chỉnh, hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tịch thu tờ rơi, tháo dỡ băng rôn tuyên truyền, băng rôn thương mại treo không đúng quy định. Đồng thời, phối hợp thành lập Đội kiểm tra liên ngành thành phố, kiểm tra các cơ sở.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố còn tiến hành kiểm tra tại các cơ quan QLNN, các đơn vị trực thuộc về du lịch như Nhà hát Tây Đô, Ban Quản lý Di tích và Trung tâm Phát triển Du lịch thành phố.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

3.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Đánh giá chung đối với QLNN về du lịch trên địa bàn thể hiện tập trung nhất qua đánh giá chất lượng, sự hài lòng của du khách và các đối tượng liên quan đối với QLNN về du lịch. Kết quả điều tra XHH cho thấy:

Đánh giá mức độ hài lòng đối với QLNN về du lịch ở Cần Thơ, đa số đối tượng đều hài lòng và hài lòng phần nào, chỉ 9,8 % là không hài lòng (Hình 3.11).


300

200

100

0

282

118

49

9,8

Không hài lòng

56,4

23,6

Hài lòng phần nào

Số lượng

Hài lòng

Tỷ lệ %

51

10,2

Không có ý kiến

Hình 3.11: Mức độ hài lòng đối với kết quả quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.5)

Đánh giá về mức độ khuyến khích phát triển HĐDL của chính quyền Cần Thơ thì đa số các đối tượng đều cho là chú trọng (43,4%) và chú trọng chưa đúng mức (42,8%). Thực tế, ta thấy các chính sách khuyến khích phát triển HĐDL ở địa phương hiện đang được Cần Thơ chú trọng thực hiện để đảm bảo ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn (Hình 3.12).

216

213

25

44

,77

02

Không chú trọng Chú trọng

Chú trọng chưa đúng mức

8,84

Rất chú trọng

Số lượt %


43


42

,37

5,

Hình 3.12: Đánh giá mức độ khuyến khích phát triển hoạt động du lịch

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.5)

Đánh giá về chính sách đối với các HĐDL được chú trọng phát triển hiện nay, tỷ lệ đánh giá còn thấp. Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch được đánh giá là chú trọng phát triển có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 30,5% (Hình 3.13).

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí