Đánh Giá Các Chính Sách Du Lịch Được Chú Trọng Phát Triển Ở Cần Thơ


Khác

Chính sách phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng

Chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề du lịch

Chính sách hỗ trợ đầu tư cho cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch

Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

0,2

1

25,3

126

2599

129

18,07

90

30,52

0 20 40 60

152

80 100 120 140 160

Tỷ lệ % Số lượng

Hình 3.13: Đánh giá các chính sách du lịch được chú trọng phát triển ở Cần Thơ

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.5)

Kết quả đạt được trong hoạch định phát triển du lịch: Thành phố xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xác định được các ưu tiên trong phát triển HĐDL, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch sát thực phát triển HĐDL.

Đánh giá về nguồn thông tin chọn đi du lịch đến Cần Thơ, đa số du khách trong nước chọn từ bạn bè, gia đình (70,5%), tiếp đến là từ trang web, mạng xã hội (45%); đối với khách quốc tế đa số chọn từ các trang web, mạng xã hội (52%), tiếp đến là từ sách báo, tạp chí (31%) và từ bạn bè gia đình (30%), (Bảng 3.10).

Bảng 3.10: Ý kiến đánh giá về nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ


Nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ

Khách trong

nước

Khách quốc tế

Lượt

%

Lượt

%

Các trang web, mạng xã hội

90

45

52

52

Hội chợ, liên hoan du lịch

77

38,5

4

4

Các lễ hội văn hóa, du lịch

41

20,5

4

4

Các thông tin quảng cáo, truyền thông

77

38,5

22

22

Bạn bè, gia đình

141

70,5

30

30

Các công ty lữ hành

42

21

19

19

Sách báo, tạp chí

24

12

31

31

Khác

4

2

5

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế - 17

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng P2.4.1), (Bảng P2.4.2)


Kết quả trong xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về du lịch trên địa bàn: Cần Thơ đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện pháp luật, chính sách về du lịch trên địa bàn. Nhờ đó, các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân và du khách hiểu rõ hơn pháp luật, chính sách về du lịch trên địa bàn.

Kết quả điều tra XHH cho thấy, đánh giá nguồn thông tin tiếp cận chủ trương chính sách, các đối tượng khác cho là từ hội chợ triển lãm, lễ hội du lịch (68,5%) và các phương tiện thông tin đại chúng (67,8%). Rất ít người tiếp cận qua tờ rơi, băng ron, ấn phẩm do do cơ quan nhà nước phát hành; hội thảo, hội nghị; trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; đặc biệt là rất ít người tiếp cận qua các buổi nói chuyện tuyên truyền pháp luật, chính sách và cán bộ quận, phường đến tận các hộ dân để truyên truyền (Bảng PL2.5).

Đánh giá về một số nội dung QLNN về du lịch ở Cần Thơ, hầu hết các nội dung có tỷ lệ đánh giá tốt trên 50%, trong đó đánh giá về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật, chính sách du lịch của chính quyền địa phương có tỷ lệ cao nhất là 70,2%. Đánh giá về giải quyết các vụ việc liên quan HĐDL và việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong HĐDL có tỷ lệ đánh giá tốt thấp, dưới 50%. Bên cạnh đó, Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch trong HNQT có tỷ lệ đánh giá tốt là 57%, chỉ mới trên mức trung bình. Nên có thể thấy rằng các vấn đề này vẫn còn hạn chế (Bảng 3.11).

Bảng 3.11: Ý kiến đánh giá một số nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ


Nội dung

Tốt

Lượt

%

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chủ trương, pháp luật du lịch của chính quyền địa phương

351

70,2

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn

298

59,6

Đảm bảo sự tham gia của doanh nghiệp, người dân trong HĐDL

269

53,8

Việc chấp hành của doanh nghiệp và người dân trong HĐDL

258

49,6


Nội dung

Tốt

Lượt

%

Việc kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn của Nhà nước

259

51,8

Giải quyết các vụ việc liên quan HĐDL

235

47,0

Tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch

285

57,0

Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch

276

55,2

Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp/hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia

300

60,0

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.7)

Kết quả tổ chức HĐDL: Cần Thơ tổ chức được các tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch; tổ chức lại bộ máy QLNN về du lịch ở cấp tỉnh theo hướng tinh giản, gọn nhẹ.

Tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch được Cần Thơ ngày càng quan tâm thông qua các hoạt động khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch, tour, tuyến du lịch mới, đặc biệt gắn du lịch với các điểm di tích lịch sử - văn hóa. Công tác phối hợp xúc tiến, quảng bá du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành bạn có sự tiến bộ rõ rệt. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ ngày càng tốt, có nhiều dịch vụ mới đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách trong những dịp lễ, tết. Các sản phẩm du lịch Cần Thơ từng bước đã phát huy được hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ngày càng nhiều hơn. Khảo sát thực tế cho thấy, loại hình du lịch, ẩm thực và cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn Cần Thơ đều được đa số đánh giá tốt.

Quảng bá xúc tiến du lịch với nhiều hoạt động phong phú như: tham gia sự kiện hội chợ, triển lãm tại các tỉnh thành phố, thông tin trên báo, đài, phát hành DVD giới thiệu du lịch, bản đồ du lịch, sách hướng dẫn du lịch, góp phần quảng bá giới thiệu quảng bá du lịch thành phố Cần Thơ. Công tác xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng bá và liên kết, hợp tác phát triển du lịch được đẩy mạnh, huy động được nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp tham gia.


Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm tốt hơn, ngày một mở rộng nhiều đối tượng, cả trong cán bộ công chức và các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, lái tàu, lái xe, phục vụ). Các đối tượng được khảo sát đa số đánh giá tốt đối với việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch và tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch thu hút doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh du lịch và người dân tham gia. Điều này cho thấy rằng, trong thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết về du lịch Cần Thơ ngày được chú trọng.

Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố: Hệ thống hạ tầng giao thông, các công trình thể thao, văn hóa phục vụ du lịch được được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Các cơ sở lưu trú du lịch được quy hoạch, xây dựng với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Các cơ sở kinh doanh du lịch, du lịch lữ hành trên địa bàn thành phố ngày càng nhiều. Trong đó có thể kể đến các kết quả sau: thành phố đã có di tích 12 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp thành phố, 10 điểm du lịch phổ biến, 11 điểm du lịch tiêu biểu cấp thành phố, 04 điểm du lịch tiểu ĐBSCL (Xem Phụ lục 6.5).

Đánh giá về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch, trên 50% du khách đánh giá tốt về Mạng lưới nhà hàng dịch vụ ăn uống, Mạng lưới điểm lưu trú, Mạng lưới dịch vụ tiện ích, tuy nhiên tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 66%. Trên 50% du khách trong nước đánh giá tốt về Hệ thống thông tin liên lạc (59%), Cơ sở vật chất tại điểm du lịch (55%), Hệ thống giao thông (54%); với các yếu tố này khách quốc tế đánh giá thấp. Các yếu tố có tỷ lệ đánh giá tốt thấp là Vệ sinh môi trường (20% khách trong nước, 19% khách quốc tế), Ứng dụng công nghệ khai thác du lịch (19,5% khách trong nước, 32% khách quốc tế), Nhà vệ sinh công cộng (17% khách trong nước, 14% khách quốc tế), (Bảng PL2.3).

Trong nhóm các đối tượng khác có rất ít đối tượng cho rằng hạ tầng du lịch không tốt, tuy nhiên tỷ lệ đánh giá tốt cũng không cao (cao nhất là 59% đánh giá tốt về khách sạn). Về cơ bản, hạ tầng du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã từng bước phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của HĐDL trên địa bàn (Bảng 3.12).


Bảng 3.12: Ý kiến đánh giá về hạ tầng du lịch ở Cần Thơ



Về hạ tầng du lịch

Không tốt

Bình

thường

Tốt

Không có

ý kiến

Lượt

%

Lượt

%

Lượt

%

Lượt

%

Nhà hàng/địa điểm ăn uống

13

2,6

252

50

224

44,8

11

2,2

Khách sạn

12

2,4

183

37

296

59,2

9

1,8

Địa điểm tham quan du lịch

37

7,4

267

53

182

36,4

14

2,8

Hệ thống giao thông công cộng

86

17,2

296

59

107

21,4

11

2,2

Hệ thống thông tin liên lạc

24

4,8

236

47

222

44,4

18

3,6

Khác (ngân hàng, viễn thông, y tế,…)

14

2,8

198

40

217

43,4

71

14,2

Nguồn: Kết quả điều tra XHH tháng 6/2017 (Bảng PL2.6)

Đánh giá về sản phẩm, dịch vụ du lịch, tỷ lệ du khách đánh giá tốt chưa cao: sản phẩm đa dạng, độc đáo, hấp dẫn (48,5% khách trong nước, 34% khách quốc tế); hoạt động vui chơi giải trí (56,5% khách trong nước, 32% khách quốc tế). Tuy nhiên, đánh giá về danh thắng và điểm du lịch thì tỷ lệ khách trong nước (66%) đánh giá tốt cao hơn khách quốc tế (34% đánh giá tốt, 62% cho là bình thường) (Bảng PL2.3). Nhóm các đối tượng khác đánh giá về loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch, trong đó loại hình du lịch, ẩm thực và cảnh quan thiên nhiên có tỷ lệ đánh giá tốt trên 50%; còn hoạt động vui chơi giải trí và làng nghề có tỷ lệ đánh giá tốt thấp, đa số cho là bình thường; về chất lượng phục vụ của các dịch vụ chỉ có 19% đánh giá tốt (Bảng PL2.6).

Đánh giá về giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch thì chỉ 34,5% khách trong nước đánh giá tốt, nhưng tỷ lệ khách quốc tế đánh giá tốt cao hơn là 58% (Bảng PL2.3). Nhóm đối tượng khác đánh giá về phí/giá dịch vụ phù hợp với nhu cầu, cạnh tranh cao và cung cấp thông tin đầy đủ về giá dịch vụ cho du khách đều có tỷ lệ đánh giá tốt thấp dưới 30%, đa số đều cho là bình thường (Bảng PL2.6).

Kết quả khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch: Hỗ trợ thủ tục hành chính và hỗ trợ các tiếp cận đầu vào. Chính quyền đã hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, hộ nông dân và cá nhân thành lập, đăng ký kinh doanh và


tham gia các HĐDL; Tổ chức, hướng dẫn và cung cấp thông tin liên quan đến HĐDL cho các cơ sở kinh doanh du lịch ngày được chú trọng; Giúp các DNDL tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tiếp cận vốn, đảm bảo tham gia các HĐDL.

Kết quả thanh tra, kiểm tra HĐDL. Công tác kiểm tra kiểm soát HĐDL được chú trọng, nắm bắt thực tế hoạt động của cơ sở, tình hình hoạt động của DNDL, kịp thời chỉ đạo giúp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đồng thời xử lý vi phạm kịp thời, từ đó tạo được sự gắn bó với các địa phương quận, huyện trên địa bàn và sự tin tưởng của doanh nghiệp và du khách.

3.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Một là, việc hoạch định phát triển du lịch còn hạn chế, do đó, HĐDL của Cần Thơ có phát triển nhưng chưa xứng tầm với thành phố TTTƯ, chưa phát huy, khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch thành phố, thiếu những khu vui chơi giải trí tầm cỡ, hiện đại, những công trình tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch. Sản phẩm du lịch của thành phố tuy có phát triển và thu được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng còn thiếu tính độc đáo, hấp dẫn; dịch vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú. Sản phẩm du lịch phân bố không đồng đều, chưa phong phú, một số tuyến, điểm du lịch mới hình thành nhưng chưa bổ sung dịch vụ thu hút du khách. Quy mô sản phẩm du lịch của thành phố còn nhỏ, cần nâng cao chất lượng, và cần có đề án, kế hoạch cụ thể để duy trì ổn định và phát triển.

Hai là, trong xây dựng và thực thi chính sách về HĐDL trên địa bàn còn chậm chuyển biến trong việc thu hút đầu tư vào các dự án lớn, chưa có những dự án quy mô, đột phá cho HĐDL. Nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch còn hạn chế, chưa đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển. Số dự án du lịch triển khai thực tế còn ít, các công trình, dự án trọng điểm về du lịch triển khai và hoàn thành còn chậm để đưa vào phục vụ HĐDL. Hạ tầng giao thông tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn hạn chế so với yêu cầu. Việc đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố triển khai còn chậm, nhất là tuyến du lịch đường sông liên quận, huyện, tỉnh, thành,..


(Tàu du lịch cỡ lớn với đầy đủ các dịch vụ trên tàu còn thiếu). Môi trường du lịch tuy được cải thiện nhưng một số nơi vẫn còn nhiều bất cập, nhất là vệ sinh môi trường.

Việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển du lịch chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt, năng lực tổ chức quản lý HĐDL còn yếu kém ở tầm nhìn dài hạn về phát triển du lịch bền vững; chưa khai thác hết tiềm năng du lịch; chưa có chiến lược phát triển HĐDL phù hợp; chưa kết nối được các điểm du lịch; chưa tạo được điểm du lịch riêng hấp dẫn, bền vững… Vì vậy, du lịch trên địa bàn phát triển chưa vững chắc và còn nhiều hiện tượng tiêu cực. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đánh giá về thách thức và khó khăn trong QLNN về du lịch của chính quyền địa phương, bao gồm: Tầm nhìn quản lý, Năng lực đội ngũ cán bộ và Chính sách thu hút du lịch (Xem Bảng PL2.5).

Ba là, xúc tiến và tổ chức HĐDL còn chưa thật chuyên nghiệp, sức cạnh tranh của DNDL còn yếu. Sự liên kết giữa các quận, huyện trong khai thác tuyến, điểm du lịch chưa chặt chẽ. Việc gắn du lịch với các làng nghề truyền thống chưa được quan tâm đúng mức, qua khảo sát thực tế tỷ lệ du khách quốc tế thăm quan làng nghề thấp (Xem Bảng PL2.3).

Bốn là, hoạt động liên kết, phát triển HĐDL với các địa phương trong vùng và cả nước chưa thể hiện được vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL; cũng như vai trò trung tâm dịch vụ du lịch và đầu mối điều phối khách cho toàn vùng chưa thực sự được triển khai hiệu quả.

Năm là, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chậm đáp ứng yêu cầu, tỉ lệ lao động qua đào tạo chuyên ngành còn thấp so với nhu cầu ngày càng phát triển. Đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên của thành phố còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Các quận, huyện trên địa bàn thành phố gặp khó khăn về nhân sự chuyên trách du lịch và kinh phí HĐDL.

Sáu là, một số kết cấu hạ tầng, điểm du lịch, môi trường du lịch ở một số lĩnh vực đã xuống cấp, đặc biệt là môi trường tự nhiên với tình hình biến đổi khí hậu. Việc quản lý bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn chưa bắt kịp với


phát triển của HĐDL. Thành phố nói chung và các điểm du lịch nói riêng còn thiếu các khu vệ sinh đạt chuẩn.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn Nguyên nhân chủ quan

Một là, nhận thức của các bên liên quan về vai trò du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển KT-XH của thành phố Cần Thơ chưa sâu sắc. Hiểu biết về du lịch và QLNN về du lịch trong bối cảnh Việt Nam HNQT ngày càng sâu rộng hiện nay còn hạn chế. Trong tình hình và điều kiện hiện nay, khi phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nội dung, phương thức HĐDL và QLNN về du lịch thay đổi mạnh mẽ, nhưng hiểu biết về du lịch, cũng như QLNN về du lịch còn chưa theo kịp với tình hình mới.

Hai là, tính chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vướng mắc của cán bộ phụ trách du lịch các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một số cán bộ làm công tác QLNN về du lịch còn thiếu nghiệp vụ chuyên ngành du lịch hoặc dịch vụ liên quan, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức bộ máy phụ trách du lịch còn bất cập. Theo kết quả điều tra XHH cho thấy, có 47,4% các đối tượng cho rằng chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế, 46,4% cho rằng năng lực đội ngũ cán bộ là thách thức khó khan trong QLNN về du lịch của chính quyền Cần Thơ.

Ba là, chưa quan tâm đầu tư đúng mức công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch. Việc liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL còn chậm, nhiều bất cập. Cần Thơ vẫn chưa đủ điều kiện để phát huy được vai trò trung tâm vùng ĐBSCL, là nơi kết nối và điều phối khách để phát triển du lịch cả vùng.

Bốn là, chưa quan tâm đúng mức việc phổ biển, tuyên truyền để nâng cao hiểu biết về du lịch, QLNN về du lịch.

Năm là, chưa chủ động, kiến tạo vươn ra thị trường, gắn bó với thị trường, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình HNQT.

Sáu là, mức đầu tư từ ngân sách cho kết cấu hạ tầng du lịch còn thấp, kinh phí nhà nước cho HĐDL chưa đáp ứng yêu cầu trong khi nguồn kinh phí xã

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí