CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH TÂY NINH
2.1. Thực trạng của hoạt động du lịch ở tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2010-2015
2.1.1. Thuận lợi trong phát triển du lịch Tây Ninh
2.1.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Tây Ninh Vị trí địa lý
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có diện tích tự nhiên 4.032,61 km2, dân số 1.095.583 người (2013), mật độ dân số bình quân 270,26 người/km2. Tọa độ địa lý của tỉnh từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc và phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
+ Phía Nam giáp tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh.
+ Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
+ Về hành chính tỉnh Tây Ninh có 01 Thành phố, 08 huyện, 95 đơn vị xã, phường, thị trấn (08 thị trấn, 07 phường và 80 xã), trong đó có 5 huyện với 20 xã biên giới. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22.
Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 02 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, 4 cửa khẩu quốc gia, 10 cửa khẩu phụ; cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, cách TP. Phnompenh - Campuchia 170 km. Ngoài ra, Tây Ninh có các trục giao thông quan trọng như đường Xuyên Á, Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B… tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh kết nối kinh tế quốc
tế, các nước ASEAN, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch.
Địa hình – Thời tiết và khí hậu
Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.
Kết cấu hạ tầng
Tây Ninh có 2 đường quốc lộ:
Quốc lộ 22 nối từ Thành phố Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Tây Ninh 28 km sang Cam-pu-chia bằng cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nằm trong dự án đường Xuyên á.
Quốc lộ 22B chạy dài từ huyện Gò Dầu cửa tỉnh sang Cam-pu-chia bằng cửa khẩu XaMát.
Ðây là 2 tuyến đường có tính chiến lược trong phát triển kinh tế- xã hội - an ninh - quốc phòng của tỉnh và quốc gia. Tổng chiều dài đường bộ trong tỉnh là 2.976,7km. Mạng lưới giao thông đường bộ hình thành tương đối rộng khắp và hợp lý, mật độ 0,74 km/km2 và 25,4 m2/người dân.
Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện khoảng 1.532km, còn lại 1.444km là đường giao thông nông thôn. Ðường nhựa và bêton nhựa khoảng 453,9km (15,25%), đường đá dăm 4,3km (0,14%), đường sỏi đỏ 761km (25,6%) và đường đất 1.757,2km (59,01%). Tỉnh hiện có khoảng 91 cầu tổng chiều dài 1.785,34m. Với địa hình tương đối bằng phẳng, nền đất cứng và một phần vật liệu xây dựng giao thông sẵn có tại địa phương, việc phát triển mạng lưới đường bộ của tỉnh rất thuận lợi.
Hệ thống vận chụyển đường sông cũng đã hình thành và phát triển.
Gồm 2 tuyến chính: sông Vàm Cỏ Ðông nối với tỉnh Long An và sông Sài Gòn nối với thành phố Hồ Chí Minh.
Cảng sông: Tây Ninh hiện chỉ có cảng sông Bến Kéo trên sông Vàm Cỏ Ðông, cách thị xã Tây Ninh 8km về hướng Ðông nằm ven quổc lộ 22B, khả năng tiếp nhận tàu thuyền từ 200-2.000 tấn và phương tiện Flash neo cập.
Cảng sông, Bến Kéo là một trong những điểm vận chuyển hàng quan trọng của địa phương. Có khả năng phát triển đường hàng không từ cơ sở vật chất còn lại của sân bay quân sự tại xã Thái Bình huyện Châu Thành xây dựng thành sân bay cấp 4 - 5 đường băng dài 600-1.000m, rộng 25-30m để đón nhận các loại máy bay 40 - 70 chỗ ngồi cũng như xây dựng bãi đáp trực thăng trên đỉnh núi Bà Ðen phục vụ du lịch và mở tuyến đường sắt Xuyên á song song với đường bộ Xuyên á sang Cam-pu-chia, nối tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam.
Tình hình kinh tế xã hội
Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Tây Ninh, ước tính tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2015 đạt 46.844 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 2.635 USD.
Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ trong GDP theo giá so sánh 2010: 30,1% - 35,5% - 34,4%.
Báo cáo chỉ ra mặt làm được: tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được phục hồi và có chuyển biến tích cực, giữ được nhịp độ tăng trưởng khá. Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra những mặt hạn chế: đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm, nhiều dự án chưa đảm bảo gây lãng phí; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển; chất lượng nguồn nhân lực thấp; hiệu quả quản lý và sử dụng tài nguyên chưa cao, ô nhiễm, suy thoái môi trường diễn ra nhiều nơi.
2.1.1.2. Tiềm năng của Tây Ninh trong phát triển du lịch Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên rừng
Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617 km, trung bình 0,11 km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông.
Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2.
Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDLNV nói một cách ngắn gọn, là các đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trong suốt quá trình tồn tại và có giá trị phục vụ cho nhu cầu du lịch.
Các di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá
Di tích lịch sử tích lịch sử – văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, đất nước và cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể về đặc điểm văn hoá mỗi nước. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử – văn hoá có khả năng rất lớn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người; góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, khoa học lịch sử. Đó chính là bộ mặt quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Được gọi chung là di tích lịch sử – văn hoá vì chúng được tạo ra bởi con người (tập thể hoặc cá nhân) trong quá trình hoạt động, sáng tạo. Thứ văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Tây Ninh hiện có 81 di tích lịch sử văn hóa được xác lập hồ sơ và xếp hạng, gồm: 23 di tích quốc gia, 58 di tích cấp tỉnh (Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Trong các di tích lịch sử được xếp hạng có 70 di tích lịch sử, 4 di tích kiến trúc nghệ thuật, 6 di tích khảo cổ học và một danh lam thắng cảnh.
Tây Ninh được biết là vùng đất có căn cứ địa cách mạng miền Nam trong các thời kỳ nên tại nhiều vùng, địa bàn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng như: căn cứ Trung ương Cục miền Nam, căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, nơi làm việc của các cơ quan ban ngành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, địa đạo An Thới, căn cứ của Tỉnh ủy, Huyện ủy… Tây Ninh còn được biết đến là nơi có nhiều hoạt động văn hóa, tinh thần gắn liền với hệ thống di tích lịch sử, di tích khảo cổ, công trình kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội, thơ ca, đờn ca tài tử... nhiều về số lượng, đa dạng về tính chất, phong phú về hình thức như: di tích chiến thắng Tua Hai, tháp cổ Bình Thạnh, tháp Chót Mạt… Là tỉnh có nhiều làng nghề và sản phẩm truyền thống ẩm thực lâu đời đã trải qua nhiều thế hệ nhưng vẫn lưu truyền cho đến ngày nay như bánh canh, bánh tráng phơi sương, mây tre đan, đúc gang, nghề muối ớt... đây là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn góp phần tạo nên sản phẩm du lịch.
Các giá trị văn hóa phi vật thể ở Tây Ninh gồm các lễ hội (lễ hội xuân núi Bà Đen, Động Kim Quang, về nguồn tại Trung ương Cục, lễ hội chiến thắng Tua Hai, Hội thề Rừng Rong, du lịch sinh thái vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát - cửa khẩu quốc tế Xa Mát - Mộc Bài), làn điệu dân ca, dân vũ, đờn ca tài từ. Nghệ thuật biểu diễn Loại hình nghệ thuật biểu diễn tiêu biểu nhất ở Tây Ninh phải kể đến Đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao
động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục.
2.1.2. Hoạt động du lịch Tây Ninh giai đoạn 2010 - 2015
2.1.2.1. Khách du lịch và doanh thu từ du lịch
Khách du lịch và doanh thu du lịch giai đoạn 2010 – 2015 thể hiện qua các bảng
Bảng 2.1: Số lượng khách đến Tây Ninh trong thời gian qua
Đơn vị: Người
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Tổng lượng khách | 978.321 | 877.670 | 1.368.583 | 1.720.392 | 2.253.979 | 2.558.383 |
Khách quốc tế | 8.177 | 5.863 | 13.012 | 12.314 | 15.392 | 16.578 |
Khách nội địa | 970.144 | 871.807 | 1.355.571 | 1.708.078 | 2.238.587 | 2.551.805 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yếu Tố Tác Động Đến Sự Phát Triển Du Lịch
- Kết Hợp Quản Lý Nhà Nước Theo Ngành Và Lãnh Thổ Đối Với Du Lịch
- Kinh Nghiệm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch
- Hiện Trạng Lao Động Ngành Du Lịch
- Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Ở Tỉnh Tây Ninh
- Tuyên Truyền, Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Và Thông Tin Về Du
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh)
Bảng 2.2 : Doanh thu du lịch giai đoạn 2010 – 2015
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Doanh thu (tỷ đồng) | 382 | 401 | 434 | 498 | 601 | 700 |
Tỷ lệ tăng (so với năm trước (%) | 100 | 104,97 | 108,23 | 114,74 | 120,68 | 116,47 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh) Sáu tháng đầu năm 2016:
Khách du lịch: khách lưu trú 591.573 lượt; khách lữ hành 16.999 lượt; khách tham quan tại các khu, điểm du lịch 2.007.127 lượt. Doanh thu du lịch 415 tỷ đồng.
2.1.2.2. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Tây Ninh (theo thứ tự ưu tiên xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch) [25] vào các loại cơ bản sau:
1. Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng
Nhu cầu tín ngưỡng và tâm linh là một hoạt động tinh thần không thể thiếu được trong một bộ phận cộng đồng dân cư trong và ngoài nước nên đến ngày lễ hội người dân thường tổ chức đi đến các khu vực như đền, chùa chiền, nhà thờ mà được cho là linh thiêng để cúng lễ, cầu nguyện. Tỉnh Tây Ninh là một tỉnh có nhiều khu vực gắn liền với tự do tín ngưỡng của cộng đồng dân cư, các lễ hội