Thực Trạng Dịch Vụ Du Lịch Tại Thành Phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam


Các điều kiện kinh tế - xã hội trên đã kiến tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng ở Hội An phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019. Sự đa dạng về dịch vụ và không ngừng nâng cao về giá trị trải nghiệm đã giúp dịch vụ du lịch ở Hội An đạt được một tầm cao mới. Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch vì thế cũng được tổ chức chặt chẽ hơn và có sự phân công, phối hợp chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, những đặc trưng kinh tế - xã hội đó cũng mang đến nhiều thách thức cho hoạt động quản lý. Đó là những sức ép giá tăng về số lượng và quy mô quản lý các dịch vụ. Đó là những áp lực về sự thích ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với xu hướng phát triển của thế giới cũng như ứng phó với những vấn đề mang tính toàn cầu. Đó là những đòi hỏi nhiều hơn và mạnh mẽ hơn của xã hội về một hoạt động quản lý nhanh chóng và hiệu quả, kiến tạo nên những giá trị phát triển cho dịch vụ du lịch nói riêng và nền kinh tế của thành phố Hội An nói chung.

2.2. Thực trạng dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Thực trạng dịch vụ lữ hành tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Dịch vụ kinh doanh lữ hành – cung cấp các tour (chuyến đi) cho khách du lịch tại Hội An trong giai đoạn 2016-2020 gia tăng mạnh. Theo thống kê đăng ký hoạt động lữ hành du lịch tại thành phố Hội An được chính quyền công bố hằng năm: năm 2016, toàn thành phố có 118 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; năm 2017, toàn thành phố có 205 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; năm 2018, toàn thành phố có 255 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; năm 2019, toàn thành phố có 306 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; năm 2020, toàn thành phố có 265 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoạt động. [21; tr 13] Tốc độ tăng trưởng qua các năm được thể hiện tại Bảng 2.1.


Bảng 2.1. Số lượng và tỷ lệ tăng, giảm cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam [21; tr 13]

Năm

Số lượng

Tỷ lệ tăng

Tỷ lệ giảm

2016

118

40%


2017

205

73%


2018

255

24%


2019

306

20%


2020

265


13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch từ thực tiễn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 6


Cơ cấu kinh doanh dịch vụ lữ hành chia theo đích đến (nội địa và quốc tế) được thể hiện tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh doanh dịch vụ lữ hành chia theo đích đến tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam[21; tr 17]

Năm

Số lượng

Nội địa

Tỷ lệ

Quốc tế

Tỷ lệ

2016

118

100

85%

18

15%

2017

205

162

79%

43

21%

2018

255

200

78%

55

22%

2019

306

243

79%

63

21%

2020

265

217

82%

48

18%


Năm 2020 có chỉ số tăng tưởng -13% vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong 06 tháng đầu năm khi dịch bùng phát đợt một, dịch vụ lữ hành quốc tế hoàn toàn bị ngưng trệ khiến cho không có thêm doanh nghiệp mới kinh doanh dịch vụ


lữ hành quốc tế đăng ký thành lập, chỉ có 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ nội địa đăng ký hoạt động mới. Ngược lại, giai đoạn này có 16 doanh nghiệp xin dừng kinh doanh. Sáu tháng cuối năm 2020, với đợt bùng phát dịch bệnh thứ hai và ba tại Việt Nam, trên địa bàn thành phố Hội An cũng ghi nhận các ca nhiễm, du lịch hoàn toàn ngừng trệ, có 28 doanh nghiệp xin dừng kinh doanh dịch vụ lữ hành, không có doanh nghiệp xin đăng ký kinh doanh mới kể cả lữ hành nội địa hay quốc tế. Như vậy, có thể thấy, kinh doanh dịch vụ du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ vấn đề dịch bệnh.

2.2.2. Thực trạng dịch vụ vận tải du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng

Nam

Cũng như thực trạng kinh doanh dịch vụ lữ hành, thực trạng kinh doanh dịch

vụ vận tải du lịch cũng có những bước phát triển đáng kể giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, năm 2016 toàn thành phố có 89 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải du lịch; năm 2017 toàn thành phố có 162 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải du lịch; năm 2018 toàn thành phố có 189 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải du lịch; năm 2019 toàn thành phố có 254 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải du lịch; năm 2020 toàn thành phố có 250 doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải du lịch. Ngoài ra, toàn một số lượng lớn chưa được thống kê các cá thể kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch nhưng không đăng ký như: dịch vụ vận tải trung chuyển; dịch vụ vận tải hàng hoá du lịch; dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp và dịch vụ vận tải bằng thuyền, ghe tự phát. Cụ thể số lượng và tỷ lệ tăng trưởng được thể hiện tại Bảng 2.3.


Bảng 2.3. Số lượng và tỷ lệ tăng, giảm cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam[21; tr 21]

Năm

Số lượng

Tỷ lệ tăng

Tỷ lệ giảm

2016

89

52%


2017

162

82%


2018

189

16%


2019

254

34%


2020

250


1.5%

Kết quả thống kê này cũng cho thấy năm 2020 có xu hướng giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy nhiên mức giảm của các công ty lữ hành cao hơn các công ty vận tải du lịch vì các công ty vận tải có tài sản đầu vào lớn hơn và khả năng chuyển đổi hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, do đó ít công ty dừng kinh doanh hơn.

Dịch vụ vận tải du lịch ở Hội An hiện nay bao gồm các dịch vụ cụ thể sau: dịch vụ Bus tour (xe phục vụ chuyến đi đường dài cố định theo hợp đồng tour); dịch vụ Bus trung chuyển (xe phục vụ chuyến đi chặng ngắn, không cố định; taxi…); dịch vụ vận chuyển tham quan (thuyền thúng; ghe; xe xích lô; xe điện, xe Vespa cổ…); dịch vụ vận tải hàng hoá du lịch; dịch vụ cho thuê xe tự lái của cơ sở kinh doanh chuyên nghiệp hoặc của các địa điểm lưu trú (xe ô tô, xe đạp, xe máy…). Đặc biệt, trong năm 2020, dịch vụ cho thuê xe đạp tự động đã được triển khai trên 04 địa điểm của thành phố Hội An, đánh dấu một bước phát triển mới trong cung ứng dịch vụ vận thải du lịch trên địa bàn.

2.2.3. Thực trạng dịch vụ lưu trú du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng

Nam

Dịch vụ lưu trú tại Hội An cũng có những bước phát triển mạnh mẽ giai đoạn

2016-2020 bằng việc nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng và đi vào hoạt động. Các loại hình lưu trú cũng hết sức đa dạng và đã xuất hiện loại hình lưu trú hoàn toàn mới có tên là: Condotel – căn hộ du lịch.



sau:

Số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được thể hiện qua các năm như


Năm 2016, toàn Hội An có tổng cộng 119 cơ sở lưu trú đang hoạt động với

5.387 phòng, trong đó có 77 khách sạn, 19 biệt thự du lịch và 23 cơ sở homestay. Năm 2017, toàn Hội An có tổng cộng 209 cơ sở lưu trú đang hoạt động với

7.127 phòng, trong đó có 102 khách sạn, 23 biệt thự du lịch và 84 cơ sở homestay. Năm 2018, toàn Hội An có tổng cộng 349 cơ sở lưu trú đang hoạt động với

8.575 phòng, trong đó có 153 khách sạn, 96 biệt thự du lịch và 100 cơ sở homestay.

Năm 2019, toàn Hội An có tổng cộng 527 cơ sở lưu trú đang hoạt động với

9.387 phòng, trong đó có 187 khách sạn, 122 biệt thự du lịch; 218 cơ sở homestay và 17 condotel.

Năm 2020, toàn Hội An có tổng cộng 428 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 6.897 phòng, trong đó có 192 khách sạn, 115 biệt thự du lịch; 121 cơ sở homestay và 19 condotel.[21; tr 32]

Như vậy, số lượng cơ sở lưu trú tại Hội An rất đa dạng và số lượng lớn. Năm 2020 số lượng các cơ sở lưu trú không giảm mặc dù dịch bệnh là do các cơ sở này được khởi công từ các năm trước đó và hoàn thiện trong năm 2020. Dự kiến năm 2021 số lượng cơ sở sẽ giảm xuống hoặc tốc độ tăng trưởng chậm hơn.

Mặc dù có sự đa dạng về cơ sở lưu trú, song tình hình hoạt động của dịch vụ lưu trú gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch năm 2019 cho thấy: Với 527 cơ sở lưu trú các loại,công suất sử dụng phòng chỉ đạt 54,52%.Năm 2019, Hội An đón hơn 5,3 triệu lượt khách du lịch bao gồm cả nội địa và quốc tế nhưng chỉ 32,8% khách lưu trúlại.Số liệu cao, lượt khách lớn nhưng rõ ràng, Hội An vẫn luôn bị gắn mác “Đà Nẵng +” nhiều năm qua - tức là, khách du lịch có kế hoạch tham quan miền Trung, cụ thể là Đà Nẵng thì thường đi kèm thêm Hội An, và họ chỉ đến phố cổ lúc chiều tà, dạo phố đêm, chụp ảnh check-in, nghe bài chòi... rồi lên xe quay về lại Đà Nẵng trong đêm vì đã thuê sẵn phòng khách sạn ở đó trong khi khoảng cách di chuyển giữa 2 nơi không quá xa.


Đó là lý giải cho việc, lượt khách tham quan tuy đông nhưng rất ít du khách quyết định ở lại qua đêm. Cụ thể hơn về số liệu khách lưu trú lại năm 2019: tổng lượng khách lưu trú là 1.450.065 lượt. Trong đó khách quốc tế là 1.153.790 lượt và khách Việt Nam là 296.275 lượt với trung bình chỉ 2,07 ngày/lượt.[21; tr 11]

2.2.4. Thực trạng các dịch vụ du lịch khác tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Bên cạnh ba dịch vụ du lịch lớn ở trên, dịch vụ du lịch khác tại Hội An còn có thể thống kê như sau:

Bảng 2.4. Thống kê các dịch vụ du lịch khác tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam[21; tr 32]

Dịch vụ/ Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Ẩm thực

1.004

1.444

1.898

2.213

1.687

Thể thao

0.0

4

4

8

8

Chăm sóc sức khoẻ

143

177

213

278

100

Hướng dẫn

324

432

467

492

492

Quà lưu niệm

227

307

319

402

122

Theo Bảng 2.4 có thế thấy, các cơ sở cung ứng dịch vụ ẩm thực chiếm số lượng rất lớn. Các cơ sở này bao gồm nhà hàng, quán ăn, hàng ăn không cố định và các tiệc ngoài trời theo yêu cầu. Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ này bùng nổ trong giai đoạn 2016 đến 2019. Kinh doanh dịch vụ ẩm thực là một trong những nội dung quan trọng và đóng vai trò như một chất xúc tác hiệu quả để quảng bá du lịch Hội An. Chính quyền thành phố Hội An đã có nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của dịch vụ này. Đặc biệt, việc cung cấp các ẩm thực đặc sản địa


phương đã tạo ra những thành công rất lớn khi những món ăn dân dã như: cao lầu, mỳ quảng, hến xào, bánh đập… đã trở nên nổi tiếng, nhận được nhiều sự hài lòng của du khách. Năm 2020 với ảnh hưởng chung của dịch bệnh, lượng du khách thuyên giảm trầm trọng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực vì thế cũng phải dừng kinh doanh hoặc chuyển đổi mục đích. Năm 2020 ghi nhận sự tụt giảm nghiêm trọng số lượng các cơ sở kinh doanh loại hình này.

Ở chiều hướng ngược lại, dịch vụ thể thao du lịch tại Hội An chưa phát triển. Với 08 cơ sở kinh doanh hiện nay với hai lĩnh vực: sân golf và khu vui chơi giải trí mạo hiểm cho thấy đây là một lĩnh vực dịch vụ chưa được quan tâm đầu tư cũng như thụ hưởng. Các dịch vụ khác như quà lưu niệm, chăm sóc sức khoẻ và hướng dẫn du lịch đều có những bước phát triển đáng kể và cũng chịu sự ảnh hưởng nặng nề của tình hình dịch bệnh trong năm 2020. Khoảng gần 6 ngàn lao động trong các lĩnh vực này hiện đang trong tình trạng thất nghiệp hoặc chuyển đổi việc làm tạm bợ, gây ra những vấn đề kinh tế, xã hội rất khó khăn cho thành phố Hội An.

2.3. Tình hình quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Tình hình ban hành các chính sách, pháp luật về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Trong giai đoạn 2016-2020, chính quyền tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An dựa trên sự phân cấp về thẩm quyền đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp quy điều chỉnh vấn đề dịch vụ du lịch.

Về phía chính quyền tỉnh Quảng Nam đã ban hành các chính sách, văn bản pháp lý sau:

- Nghị quyết số: 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về phát triển dulịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết số: 145/2009/NQ-HĐND, ngày 22/7/2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh quảng nam đến năm 2015, định hướng 2020;


- Quyết định số: 1117/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ngày 30/3/2018, Ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

- Quyết định số: 3285/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch Quảng Nam, ngày 01/11/2018;

- Quyết định 1714/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quy chế xét chọn cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, ngày 10/6/2019;

- Quyết định số: 17/2019/QĐ-UBND, của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Ban hành Quy định quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngày 04/10/2019.

Cụ thể hoá những quan điểm này của chính quyền tỉnh và sự phân cấp quản lý về dịch vụ du lịch cho chính quyền cấp huyện, chính quyền thành phố Hội An đã ban hành các chính sách, văn bản pháp quy sau:

- Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo, viết đặt biển hiệu trên địa bàn Thành Phố Hội An, ban hành kèm theo quyết định số 1036/2016/QĐ-UBND ngày 23/3/2016 của UBND Thành Phố Hội An.

- Quy chế tạm thời về hoạt động quản lý vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy trên địa bàn Thành Phố Hội An, ban hành kèm theo quyết định số 1831/2016/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND thành phố Hội An.

- Quy chế phối hợp cấp phép và kiểm tra xử lý vi phạm xây dựng trong Khu phố cổ Thành Phố Hội An, ban hành kèm theo quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND thành phố Hội An.

- Quy chế phối quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng lân cận, ban hành kèm theo quyết định số 06/2018/QĐ-UBND ngày 30/6/2018 của UBND thành phố Hội An.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023