Tình Hình Giao, Cho Thuê Đất Nông Nghiệp Của Ubnd Huyện Yên Lập Giai Đoạn 2016 – 2020



huấn Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, kế hoạch kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp tại UBND các xã, thị trấn hàng năm, các văn bản chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, thống kê, kiểm kê đất nông nghiệp… tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm do UBND tỉnh ban hành như: giá đất nông nghiệp, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, chỉ thị tăng cường cấp Giấy chứng nhận của UBND tỉnh, chỉ đạo rà soát các thủ tục hành chính về đất nông nghiệp.

2.3.2.2 Thực hiện giao đất, cho thuê

Theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, thì UBND huyện Yên Lập có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đối với các hộ gia đình, cá nhân. Theo đó những những năm qua, UBND huyện Yên Lập chủ yếu thực hiện việc giao đất đối với đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; đối với đất đai về cơ bản là thực hiện theo hình thức công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân vì đất trên địa bàn huyện chủ yếu do các hộ gia đình, cá nhân tự khai phá và sử dụng ổn định từ trước năm 1990. Đối với diện tích đất còn lại là do các tổ chức được UBND tỉnh cho thuê đất để sản xuất nông nghiệp, các công ty lâm nghiệp, một số doanh nghiệp thuê đất để trồng rừng, trồng cây dược liệu và một phần lớn diện tích đất rừng là do Hạt Kiểm lâm huyện quản lý và giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân bảo vệ. Bên cạnh đó, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn địa bàn huyện thực hiện cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương thuê đất công ích (5%) thông qua hình thức đấu thầu với thời hạn tối đa không quá 05 năm theo quy định tại Điều 132 Luật Đất đai năm 2013. Việc cho thuê đất được lập thành hợp đồng thầu khoán, tiền thuê đất công tích được tính theo giá thóc hàng năm được Sở Tài chính thông báo.



Bảng 2.5: Tình hình giao, cho thuê đất nông nghiệp của UBND huyện Yên Lập giai đoạn 2016 – 2020

STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số hộ gia đình được giao

đất (hộ)

0

102

27

6

4

2

Số cá nhân được giao đất

(người)

0

0

0

0

0

3

Tổng diện tích đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình,

cá nhân sử dụng (ha)


0


2,729


0,662


0,12


0,1

4

Số hộ gia đình được thuê

đất nông nghiêp (hộ)

843

944

993

997

862

5

Số cá nhân được thuê đất

(người)

1

0

0

1

1

6

Tổng diện tích đất do hộ gia

đình, cá nhân thuê (ha)

56,20586

58,460

61,494

61,742

58,432

7

Thu về NSNN hàng năm

(tr.đồng)

9.387,94

6.727,84

11.325,52

7,197,53

6,457,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 9

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Nhìn chung, việc giao, cho thuê đất trên địa bàn huyện đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Đa phần các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiệu quả và nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số ít hộ gia đình, cá nhân chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật như: sử dụng đất sai mục đích; để đất hoang hóa, gây lãng phí tiềm năng đất đai; chưa thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất; tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tự ý xê dịch mốc giới sử dụng đất,... Những điều đó gây ra khó khăn cho công tác quản lý đất của UBND huyện.

2.3.2.3 Thực hiện thu hồi đất

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Yên Lập có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân,



cộng đồng dân cư để thực hiện các công trình, dự án; trường hợp có cả đất của hộ gia đình và đất của tổ chức trong khu vực thu hồi đất thì thẩm quyền thuộc UBND huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Lập, UBND huyện chủ yếu thực hiện thu hồi đất để thực hiện các công trình dự án như: Phát triển quỹ đất dân cư; xây dựng các công trình công cộng; thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Hàng năm, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện Yên Lập tổ chức đăng ký và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt, đề nghị của các chủ đầu tư, UBND huyện ban hành thông báo thu hồi đất, thành lập Hội động bồi thường, hỗ trợ tái định cư các công trình dự án để thực hiện thống kê diện tích đất thu hồi. Trên cơ sở đề nghị của Phòng TNMT, UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất theo từng hộ gia đình.

Bảng 2.6: Thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT: ha


STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

I

Tổng diện tích đất

bị thu hồi

18,4207

28,0122

5,4882

32,2428

33,4581

1

Đất trồng lúa nước

8,0949

4,6516

2,2796

13,4585

14,4785

2

Đất trồng cây hàng

năm khác

5,2639

11,9089

1,6357

9,5760

10,5624

3

Đất trồng cây lâu

năm

2,1123

4,7788

0,6564

3,8426

4,8406

4

Đất rừng phòng hộ

0

0

0

0

0

5

Đất rừng đặc dụng

0

0

0

0

0

6

Đất rừng sản xuất

1,7707

4,0059

0,5502

3,2212

2,4216

7

Đất nuôi trồng thủy

sản

1,1789

2,6670

0,3663

2,1445

1,1645

8

Đất nông nghiêp

khác

0

0

0

0

0

II

Giá trị bồi thường khi thu hồi đất

(Tr. Đồng)


12.037,467


19.929,979


3.379,778


24.034,633


28.364,337

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT



Thời gian qua, việc thu hồi đất nói chung và đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập trải qua nhiều chế độ, chính sách, mức đền bù, hỗ trợ khác nhau, trong đó có những thay đổi về giá đền bù, hỗ trợ, phương thức, mức giá, người dân không được hỗ trợ về giao đất dịch vụ dẫn đến sự so sánh, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, vận động. Thực tế cho thấy, việc thu hồi đất nông nghiệp được thực hiện công khai, dân chủ, chặt chẽ theo đúng quy trình, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã tập trung làm tốt công tác giải quyết đơn thư nên số các vụ khiếu kiện đông người, tính chất phức tạp không xảy ra.

Song song với công tác thu hồi đất, UBND huyện đã thực hiện các biện pháp, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Tuy nhiên thực tế cho thấy, các hành động này của UBND huyện chưa thật sự sát sao, hiệu quả đem lại chưa rõ ràng; bộ phận người lao động nông nghiệp mất đất, đặc biệt những người nằm trong độ tuổi từ 40 trở lên, trình độ văn hóa còn thấp trên địa bàn huyện khó tìm được việc làm mới, điều này gây ra áp lực cho công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong công tác thu hồi đất trên địa bàn cũng còn một số tồn tại, hạn chế, vướng mắc đó là: Một số dự án trong quá trình triển khai còn vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư nên ảnh hưởng tiến độ của dự án. Chưa có chính sách hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư hay trong cùng thửa đất có nhà ở; Khi thực hiện công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tới các hộ gia đình bị thu hồi đất đa số các hộ gia đình đều có ý kiến là đơn giá bồi thường, hỗ trợ về vật kiến trúc, cây cối hoa mầu trên đất, giá đất là thấp chưa phù hợp với mức kinh phí đầu tư ban đầu, công sức mà các hộ gia đình đã đầu tư. Các quy định của pháp luật liên quan tới công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất còn có bất cập về đơn giá, chính sách hỗ trợ... Việc bố trí kinh phí và nguồn lực cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu cũng gây ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; Công tác tuyên truyền về mục đích đầu tư của các chủ Dự án chưa được thực hiện tốt, dẫn tới khó khăn trong việc kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ của người dân khi triển khai



thực hiện công trình, dự án.

Thời gian qua, số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất chưa có việc làm mới hoặc có việc làm thời vụ với thu nhập không ổn định trên địa bàn huyện hiện nay còn cao so với tổng số lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Trong khi đó, kinh phí mà huyện sử dụng cho công tác hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm hàng năm còn thấp so với nhu cầu thực tế.

Bảng 2.7: Tình trạng việc làm của người dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2019

ĐVT: người


STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số lao động bị mất việc

làm

0

0

0

0

0

2

Số lao động tự chuyển

việc làm mới

200

150

60

290

305

3

Số lao động được chính quyền hỗ trợ đào tạo

nghề, tạo việc làm mới


0


0


0


0


0

4

Số lao động chưa có việc làm mới hoặc có việc làm thời vụ với thu

nhập không ổn định


165


51


39


100


60

5

Kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp,

tìm kiếm việc làm (tr.đ)


8.115,516


13.436,553


2.278,606


16.203,862


23.803,542

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Trong giai đoạn 2016 - 2019, công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Yên Lập đã căn cứ trên cơ sở các quy định của pháp luật, UBND huyện cũng đã phối hợp với các các cơ quan chức năng, các chủ đầu tư và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân để trả lời các ý kiến thắc mắc và thông báo cho người dân các quy định cụ thể. Do đó, số lượng đơn thư khiếu kiện



của nhân dân vẫn thời gian qua là không nhiều và đều đã được giải quyết một cách thỏa đáng.

2.3.2.4 Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất

Giai đoạn 2016 - 2019, điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Yên Lập ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất đai trên địa bàn huyện ngày một tăng, trong đó, chủ yếu là nhu cầu chuyển từ đất đai sang đất ở để làm nhà ở, đặc biệt là tại những địa phương có những khu công nghiệp mới được hình thành. Cùng với đó là tính phức tạp của thị trường bất động sản của các khu vực này cũng gia tăng.

Bảng 2.8: Chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT: ha


STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

I

Tổng số hồ sơ thực hiện

206

213

193

170

150

II

Tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở

Trong đó:


8,24


8,5


7,7


6,8


4.9

1

Từ đất trồng lúa nước

4,57

3,5

3

3,5

2,5

2

Từ đất trồng cây hàng năm

khác

0

0

0

0

0

3

Từ đất trồng cây lâu năm

1,7

2,0

0,5

1,5

1

4

Từ đất rừng phòng hộ

0

0

0

0

0

5

Từ đất rừng đặc dụng

0

0

0

0

0

6

Từ đất rừng sản xuất

0

0

0

0

0

7

Từ đất nuôi trồng thủy sản

0,45

0,5

0,7

0,8

0,4

8

Từ đất nông nghiệp khác

1,52

2,5

3,5

1,0

1,0

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Số lượng hồ sơ và diện tích đất chuyển mục đích sử dụng sang đất ở không có xu hướng biến động cụ thể qua các năm. Điều này cho thấy nhu cầu của người dân



không liên tục, đây là yếu tố phản ánh sự hạn chế trong chính sách đầu tư phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong thời gian qua.

Căn cứ quy định tại Điều 45, Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, việc chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Lập bên cạnh nhu cầu của người sử dụng đất còn phải căn cứ vào việc quyết định mục đích sử dụng đất của nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Pháp luật hiện hành không quy định hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất.

Nhìn chung, việc thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện khá chặt chẽ, đảm bảo theo quy định, trên cơ sở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và được UBND tỉnh phê duyệt trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện tới từng hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn còn xảy ra, một số trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; xây dựng nhà ở trái phép, xây dựng nhà ở vượt diện tích đất ở đã được cấp giấy chứng nhận,...

2.3.2.5 Đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

Giai đoạn 2016 - 2020, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo UBND huyện. Hoạt động này được Phòng TN&MT phối hợp với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiến hành xây dựng kế hoạch. Các kế hoạch đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Phòng TN&MT vạch ra cụ thể cho từng tháng, từng quý trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch năm của UBND huyện. Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân thực hiện trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện; với những xã có khoảng cách địa lý xa, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa người dân có thể đăng ký quyền sử dụng đất trực tiếp tại UBND xã, giúp hạn chế việc đi lại cho nhân dân.

Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2008 tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cơ chế “một cửa” liên thông từ huyện đến xã, thị trấn trong công tác cấp giấy



chứng nhận quyền sử dụng đất góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tạo lòng tin trong nhân dân. Bên cạnh đó, sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan đã góp phần tích cực vào kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

2.3.2.6 Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đất nông nghiệp

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Yên Lập đã được phê duyệt tại Quyết định số: 2567/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Phú Thọ. Dự án được triển khai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện và 17 xã, thị trấn thuộc huyện Yên Lập với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Yên Lập nói chung và đất nông nghiệp nói riêng đảm bảo lưu trữ được toàn bộ hiện trạng dữ liệu đất đai do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Lập quản lý; tổ chức quản lý dữ liệu đất đai trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo dữ liệu được cập nhật thường xuyên, có khả năng cung cấp nhanh chóng, chính xác thông tin đất nông nghiệp cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu. Đến nay xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Yên Lập đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Đã tích hợp dữ liệu, ứng dụng phần mềm quản lý đất đai, tổ chức đào tạo gồm 17/17 xã, thị trấn. Số lượng trang thiết bị phần cứng, phần mềm bản quyền đã được trang bị gồm:

- Máy tính để bàn 22 bộ (17 bộ giao cho 17 xã, thị trấn; 05 bộ giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường).

- 17 thuê bao Internet được lắp đặt ở 17 xã, thị trấn.

- 01 cáp quang Internet FTTH VNPT lắp đặt tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

2.3.2.7 Quản lý tài chính về sử dụng đất nông nghiệp

Hoạt động thu NSNN từ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và quy định riêng của tỉnh Phú Thọ, tại:

- Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017- 2020;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023