Phương Hướng Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Của Quận Cầu Giấy


phạm, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang một cách khoa học, gây khó khăn cho thanh tra, kiểm tra cũng như độ chính xác trong kết luận thanh tra.

Vai trò giám sát của HĐND và Mặt trận Tổ quốc còn chưa tốt. Việc giám sát của HĐND và Mặt trận tổ quốc là một phần trong cơ chế giám sát của người dân đối với QLĐĐ. Tuy nhiên, việc giám sát này chỉ mang tính hình thức, ít có những đóng góp để nâng cao hiệu quả QLĐĐ.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


“Thực trạng QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy” đã phản ánh cơ bản về tình hình QLNN về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy. Trên thực tế, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, với trách nhiệm của mình đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoàn thành các mặt công tác, trong đó có công tác QLNN về đất đai. Có thể nói, với những kết quả đạt được trong QLNN về đất đai trong những năm qua đã góp phần tích cực cùng cấp ủy các cấp thiết thực đưa Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận Cầu Giấy đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, trong kết quả đó không phải không còn những vướng mắc, tồn tại chưa được tháo gỡ trong hoạt động QLNN đối với đất đai ở quận Cầu Giấy. Bên cạnh những tồn tại, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và những nguyên nhân khách quan khác, thì thực trạng bộ máy quản lý và thực trạng công tác QLNN về đất đai vẫn còn nhiều bất cập. Công tác QLNN về đất công, đất nông nghiệp còn chưa chặt chẽ, chưa có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để dẫn đến các tổ chức sử dụng, hộ dân lấn chiếm, chuyển mục đích, xây dựng sai quy định.

Hiện nay, chính sách về QLNN đối với đất đai là một trong những vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm và có tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Dựa trên các cơ sở khoa học, quan điểm thực tiễn công tác quản lý, luận văn nhận dạng được những vấn đề cần khắc phục và hoàn thiện trong thời gian tới về công tác QLNN đối với đất đai. Trên cơ sở đó để đề xuất một số giải pháp phù hợp cho công tác QLNN về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy.


CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI ĐẤT CÔNG, ĐẤT NÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY

Quản lý nhà nước đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - 11


3.1. Phương hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai của quận Cầu Giấy

Cầu Giấy là một quận phát triển kinh tế nhanh của Thủ đô Hà Nội. Nhiều vấn đề về đất đai nảy sinh đòi hỏi công tác QLNN về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy cần được tăng cường.

QLNN về đất đai của quận Cầu Giấy có xu hướng: tốc độ đô thị hoá cao, nhu cầu SDĐ cho các mục đích kinh tế và công trình công cộng, nhà ở ngày một tăng mạnh; QLNN về đất đai cần gắn liền với quản lý và phát triển hạ tầng, nhà và công trình; phát kiển kinh tế nhưng phải chú trọng đến các chính sách xã hội; đô thị hoá và phải bảo đảm giữ gìn được cảnh quan môi trường, truyền thống văn hoá cũng như những nét đặc trưng của vùng đất kinh kỳ với bao truyền thuyết lịch sử gắn bó với từng địa danh, từng thửa đất.

Để đáp ứng đòi hỏi này, quận Cầu Giấy phải luôn tự đổi mới theo hướng: thủ tục hành chính phải minh bạch rõ ràng; phương thức quản lý phải năng động thích ứng với những thay đổi của thị trường và xu thế phát triển của xã hội; vai trò của người dân từ chỗ bị động chuyển thành chủ động trong quản lý; huy động và tận dụng tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước, hướng tới hiệu quả KT-XH cao, chi phí quản lý giảm, phấn đấu đạt mục đích của quản lý là hiệu suất.

Trong thời gian tới, UBND quận Cầu Giấy phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất công đất nông nghiệp. Tổ chức thực hiện xử


lý, khắc phục đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đối với đất công, đất nông nghiệp.Tăng cường chỉ đạo phòng TN&MT quận và UBND các phường kiểm tra, rà soát lại toàn bộ diện tích đất công, đất nông nghiệp còn lại trên địa bàn toàn quận; Đối chiếu với quy hoạch, kế hoạch SDĐ để có phương án sử dụng quỹ đất công, đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả hơn; Tiếp tục tăng cường công tác QLNN về đất đai nói chung và đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn theo Chỉ thị 04/CT- UBND của UBND thành phố; Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và Thành phố về công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp; Kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm Luật Đất đai cụ thể lấn, chiếm đất công, các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng công trình nhà ở vi phạm quy hoạch chi tiết được duyệt.

3.2. Giải pháp quản lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai

Trên cơ sở đánh giá, phân tích những ưu điểm của tồn tại của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành cho thấy rằng, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai là cần thiết. Theo đó, một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật đất đai là:

Tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép giữa vấn đề đất đai với vấn đề môi trường trong các quy định của pháp luật đất đai đi đôi với việc ban hành các nội dung cụ thể về việc phân cấp cho bộ phận địa chính xây dựng các phường trong quản lý quản lý đất đai và quản lý môi trường. Bảo đảm sự thống nhất


giữa Luật đất đai với các văn bản luật khác, để tránh chồng chéo gây khó khăn cho công tác QLNN về đất đai.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, loại bỏ các văn bản đã lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu quản lý của thành phố. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, nâng cao chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật theo hướng nội dung phải ngắn gọ dễ hiểu, dễ xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện liên quan đến đất đai, sát với thực tế và đảm bảo tính khả thi cao.

Tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân tại cơ sở. Giải quyết triệt để các tranh chấp, vi phạm trong quản lý SDĐ công bằng. Tiếp tục rà soát các chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đơn vị, cá nhân để có phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận trong bộ máy, giao trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra các vi phạm trong quản lý.

Cải cách hành chính trong công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ cần được nâng cao hơn nữa; cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải làm đúng thời hạn, phục vụ nhân dân nhiệt tình, minh bạch, đúng trách nhiệm

3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Cầu Giấy

UBND quận Cầu Giấy cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra cụ thể ban hành các Quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra công tác QLNN về đất đai đặc biệt là quĩ đất công, đất nông nghiệp tại địa bàn 08 phường thuộc quận. Tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ đặc biệt đối với công tác quản lý đất đai tại các phường để xảy ra nhiều vi phạm về đất đai như tình trạng lấn,


chiếm đất công, đất chưa sử dụng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp mà không có biện pháp xử lý kịp thời, kết quả xử lý vi phạm về đất đai còn thấp, để kéo dài nhiều năm. Từ kết quả thanh, kiểm tra UBND quận sẽ rõ được thực trạng và các nguyên nhân tồn tại trong công tác QLNN về đất công, đất nông nghiệp tại các phường từ đó có hướng chỉ đạo UBND phường kiên quyết xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm (đặc biệt là các trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích SDĐ, xây dựng trái phép) theo đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Giao Phòng Tài nguyên & Môi trường quận hướng dẫn UBND các phường trình tự, thủ tục lập hồ sơ xử lý vi phạm. Đối với các trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp, vượt thẩm quyền hướng dẫn UBND các phường báo cáo UBND quận Cầu Giấy đề xuất, báo cáo UBND TP Hà Nội xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.

Cần tăng cường thanh kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn các phường để thấy được thực trạng công tác quản lý đất đai, những vi phạm còn tồn tại trong quá trình quản lý từ đó hướng dẫn UBND các phường về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp, kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật đất đai, hành vi tham nhũng, gây lãng phí trong quản lý SDĐ đồng thời thiết lập hồ sơ xử lý các vi phạm còn tồn tại.

Do vậy, việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra rất quan trọng, thường xuyên lập các tổ công tác phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất việc quản lý đối với đất công, đất nông nghiệp là rất cần thiết, cần được quan tâm thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa để trên cơ sở đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. khi thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch cụ thể, xây dựng nội dung


thanh tra rõ ràng, đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cấp chính quyền một cách chặt chẽ đồng bộ. Cần phải tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra thường xuyên, toàn diện, phát huy được vai trò của pháp luật, vai trò quản lý nhà nước đối với các vi phạm trong quản lý sử dụng đất.

Xây dựng củng cố, kiện toàn tổ chức thanh tra từ Thành phố dến các quận huyện để cán bộ thanh tra có đủ khả năng, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, làm cho hoạt động quản lý, sử dụng đất theo đúng các quy định của pháp luật.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo đối với hoạt động thanh tra sẽ tạo ra định hướng hoạt động cho tổ chức thanh tra và công tác thanh tra thực sự đạt hiệu quả. Để hoạt động xử lý vi phạm Luật Đất đai có hiệu quả cao, không bỏ sót hành vi vi phạm thì hoạt động thanh tra là vô cùng quan trọng.

3.2.3. Tăng cường vai trò, lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận

Để đảm bảo công tác QLNN về đất đai nói chung cũng như công tác QLNN đối với đất công, đất nông nghiệp trên địa bàn quận nói riêng được chặt chẽ và có hiệu quả, tránh lãng phí, sử dụng đất đúng mục đích được UBND TP Hà Nội giao quản lý, UBND quận cần phải tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan cụ thể là trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đối với công tác QLNN về đất công, đất nông nghiệp. Mặc dù trong vài năm trở lại đây, khi UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành nhiều Văn bản chỉ đạo UBND các phường đối với công tác quản


lý nhà nước về đất công, đất nông nghiệp, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương là Chủ tịch UBND các phường, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm chưa được xử lý dứt điểm, kéo dài nhiều năm, gây lãng phí đất, sử dụng đất không có hiệu quả. Do Vậy, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đối với đất công, đất nông nghiệp, xử lý, khắc phục dứt điểm đối với các trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất công, đất nông nghiệp, nâng cao nhận thức của các chủ sử dụng đất, UBND Quận Cầu Giấy cần tăng cường trách nhiệm của UBND quận và các phòng chuyên môn có liên quan, chủ tịch UBND các phường tại địa phương. UBND quận Cầu Giấy cần chỉ đạo quyết liệt hơn nữa cụ thể là tăng cường ban hành các Văn bản chỉ đạo đối với người đứng đầu tại địa phương, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu, quán triệt và chỉ đạo rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. UBND phường nào để xảy ra vi phạm về đất công, đất nông nghiệp mà không xử lý kịp thời, dứt điểm thì Chủ tịch UBND các phường nơi để xảy ra vi phạm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. UBND quận giao phòng Nội vụ tham mưu xử lý kỷ luật và quyết định tạm dừng công tác điều hành cho đến khi xử lý, khắc phục xong vi phạm mới được xem xét tiếp tục công tác.

Tăng cường chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, đội ngũ công chức địa chính được giao thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý làm trực tiếp cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trên địa bàn phường, quản lý chặt chẽ các quỹ đất công, đất chưa sử dụng còn lại, đối với các phần diện tích đất công chưa sử dụng vào mục đích gì cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, rào tôn để quản lý, chống lấn chiếm. Chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, Công chức làm nhiệm vụ Khi

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 19/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí