Định Hướng Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Yên Lập, Tỉnh Phú Thọ Đến Năm 2025


một bộ phận cán bộ ở địa phương không được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và không được cập nhật kịp thời những quy định mới của chính sách, pháp luật đất đai ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả xử lý các công việc.

+ Chính sách tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn hẹp, đời sống chật vật, điều kiện môi trường làm việc khó khăn nên không ít cán bộ chưa tận tâm với công việc nên chất lượng chưa cao. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tổ chức tuyên truyền nâng cao phẩm chất đạo đức cán bộ nhiều khi còn hình thức nên một bộ phận không nhỏ cán bộ còn bị thoái hóa, vi phạm pháp luật về đất đai.

- Xuất phát từ việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất của UBND cấp tỉnh:

+ Nhiều thủ tục hành chính còn rườm rà như các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm hồ sơ biến động... nên nông dân không có nhu cầu xác lập tính pháp lý thửa đất của họ và chính quyền cũng không có biện pháp xử lý.

+ Việc thực hiện cải cách hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các thủ tục giao dịch về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn chậm.

+ Việc tiếp cận bản đồ, thông tin quy hoạch sử dụng đất của người dân còn khó khăn. Người dân chủ yếu nắm thông tin bằng truyền miệng nên thông tin không kịp thời, dễ sai lệch ảnh hưởng đến kế hoạch, nhu cầu sử dụng đất của người dân. Tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm, chưa đồng bộ, chưa kết nối đầy đủ đến các cơ quan chức năng liên quan và chưa tạo điều kiện truy cập thuận tiện cho người dân.

- Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của huyện: Huyện Yên Lập có diện tích đất lớn chiếm 89,44% tổng diện tích đất tự nhiên; đặc biệt diện tích rừng chiếm 69,04%, với địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi nên thường gặp khó khăn trong quá trình đo đạc, xác đinh ranh giới để hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tổ chức.


- Xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của huyện: Hiện nay trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình dự án trọng điểm phải thu hồi đất nên ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân trong khi đó chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, cụ thể:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

+ Việc điều chỉnh các quy định chính sách, đơn giá bồi thường còn chậm.

+ Đơn giá bồi thường của tỉnh còn có một số nội dung về đơn giá bất cập, chưa sát với tình hình thực tế khi thực hiện, dẫn đến khó khăn khi vận động người dân tuân theo đơn giá nhà nước, làm chậm tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng.

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 12

+ Trong quá trình kiểm kê thực tế phát sinh một số hạng mục về tài sản gắn liền với đất không có trong đơn giá hoặc có nhưng không phù hợp thực tiễn (nhất là cây gỗ quý (nhóm I, II), cây ăn quả giá trị kinh tế cao...).

+ Một số công trình, dự án đăng ký sử dụng đất nhưng chưa dự báo được biến động của thị trường, chưa tính được khả năng huy động vốn và những tác động khác dẫn đến kết cục dự án không thể thực hiện, buộc phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN NH NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ


3.1. Định hướng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025

Hoàn thiện QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện. Cụ thể:

Thứ nhất, quản lý và phát triển quỹ đất theo hướng bền vững, phân phối lợi ích công bằng trong sử dụng đất đai giữa nhà nước, doanh nghiệp và nông dân khi khai thác quỹ đất đai .

- Chủ động tạo quỹ đất sạch để đưa ra đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương; Đảm bảo lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp để khuyến khích họ tăng cường đầu tư, khai thác tiềm năng của đất đai và đảm bảo lợi ích cho người nông dân để họ ổn định và phát triển sản xuất.

- Thường xuyên rà soát lại và kiểm tra tình hình sử dụng đất đai của các tổ chức, cá nhân để phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lãng phí quỹ đất. Quản lý và sử dụng đất phải theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được duyệt.

Thứ hai, sử dụng hợp lý và bền vững quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài.

- Đất sản xuất nông nghiệp phải sử dụng cho phù hợp với khả năng thích nghi của từng loại cây trồng: cây hàng năm, cây lâu năm, cây có tưới, cây chịu hạn,... với từng loại đất và đặc điểm khí hậu của từng tiểu vùng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,...) để việc sử dụng đất đai ngày càng hợp lý và bền vững, mang lại hiệu quả cao.

- Trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cần phải phân tích, xem xét kỹ


các tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân để tránh những hậu quả tiêu cực. Vì vậy, cần phải duy trì và bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp; nhất là các vùng đất tốt đang trồng lúa nước, cây hàng năm khác,... Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vào các mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt đối với đất chuyên trồng lúa nước để đảm bảo an ninh lương thực.

Thứ ba, quản lý sử dụng đất đai phải theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy ngành chức năng của huyện, đó là cơ quan ngành TNMT, từ phòng TNMT đến cán bộ địa chính cấp xã.

- Ngành TNMT của huyện chịu sự hướng dẫn chuyên môn trực tiếp của Sở TNMT, hoàn thiện các phương thức quản lý của mình để thực hiện có hiệu quả chức năng tham mưu cho UBND cùng cấp trong quản lý đất đai tại địa phương.

- Hoàn thiện bộ máy QLNN về đất đai của chính quyền cấp huyện theo hướng tinh gọn bộ máy, các bộ phận chức năng phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chung. QLNN đối với đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập phải đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý giữa các cấp và bộ phận chức năng trong bộ máy QLNN đối với đất đai của chính quyền huyện. Đảm bảo đội ngũ cán bộ QLNN về đất đai của chính quyền huyện phải có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu công việc và phẩm chất đạo đức tốt, thái độ làm việc chuẩn mực, nhất là trong giải quyết các vấn đề đất đai trực tiếp với người dân.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên ập, tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có tính khả thi, hạn chế tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai thì phải nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần dựa trên chiến lược phát triển các ngành nông nghiệp chủ lực của huyện, có sức cạnh tranh, bám sát chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện và được công bố công khai, minh bạch cho người dân biết. Để


hoàn thiện lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai , UBND huyện Yên Lập cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Thường xuyên kiểm tra và rà soát lại quỹ đất đai trên địa bàn để nắm được biến động về sử dụng. Nỗ lực giữ cân đối các loại đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp. Trong đất sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cân đối giữa đất trồng cây lâu năm và hàng năm, đất trồng lúa nhằm mục đích vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa phát huy được thế mạnh của địa phương.

- Phối hợp đồng bộ ba loại quy hoạch là quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tổng thể của địa phương. Hoạt động xây dựng phải đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông...

- Khi lập quy hoạch cần bố trí quỹ đất phù hợp để đáp ứng nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho người dân sau khi phải di dời chỗ ở để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội và cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tiếp tục điều chỉnh, lập quy hoạch sử dụng đất đai, đo đạc bản đồ địa chính phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đưa công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Trước mắt, cần thực hiện điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 của huyện; chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất năm 2017 của huyện đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.

- Lập và duyệt Quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho các xã, thị trấn. Quy hoạch chi tiết cần được phân ra các giai đoạn thực hiện cụ thể, từ đó có các chính sách phù hợp để quản lý và sử dụng đất thích hợp. Cần gắn quy hoạch với các nguồn lực tài chính và quản lý hành chính tại địa phương. Quản lý tốt quy hoạch đã được phê duyệt.

- Đầu tư nguồn kinh phí cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác địa chính được thuận tiện, dễ dàng, đẩy nhanh tiến độ công việc.


- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch có liên quan đến quản lý, sử dụng đất. Quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch các ngành như: Văn hoá, giáo dục, y tế, xây dựng, giao thông, thủy lợi...

- Minh bạch thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần được công khai, minh bạch để các chủ thể sử dụng đất, nhất là người nông dân nắm bắt được thông tin. Từ đó, có kế hoạch sử dụng đất phù hợp, không bị động và không bị các nhóm lợi ích hay các chủ thể ngoài thị trường lợi dụng thông tin không minh bạch để giao dịch gây tổn hại lợi ích cho người nông dân.

- Thông qua cán bộ địa chính xã, thị trấn và các thông báo niêm yết tại Trụ sở UBND, tại phòng “một cửa” để thông tin tốt nhất đến người dân, nhất là nông dân về trình tự, thủ tục đăng ký, về hồ sơ, giá đất,... để thuận lợi trong công tác đăng ký, lập hồ sơ. Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tốt hơn với hệ thống tư pháp, như: tạo quỹ hỗ trợ tư vấn pháp lý cho nông dân; phổ biến các quy định của tòa liên quan đến tranh chấp đất đai; tăng cường thông tin qua các phương tiện truyền thông các quyết định của tòa án tới nhân dân;...

3.2.2. Giải pháp về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

3.2.2.1. Giải pháp về thực hiện giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất

- Thực hiện đúng thẩm quyền và quy trình về giao đất, cho thuê đất đai , nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai .

+ Để khắc phục tình trạng mất rừng và quản lý rừng bền vững, cần chuyển đổi từ khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng, gắn khai thác với chế biến theo kế hoạch. Do vậy, cần xã hội hóa tài nguyên rừng và nghề rừng thông qua việc giao khoán cho các hộ dân thực hiện trồng và bảo vệ rừng theo quy hoạch.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác. Kiểm soát chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự


án đầu tư.

+ Vận động các cá nhân, hộ gia đình không còn lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp tự nguyện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai cho người có nhu cầu sử dụng để sản xuất nông nghiệp, khai thác tốt quỹ đất đai hiện có. Có thể kết hợp việc này với chương trình xây dựng nông thôn mới ở các xã.

- Có quy định hoặc cơ chế phù hợp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đồng bộ với các quy hoạch ngành khác, không giao đất cho các dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ngoài quy hoạch (các khu, cụm công nghiệp, làng nghề); hoặc chia điều chỉnh quy hoạch giao đất, cho thuê đất theo đúng các căn cứ quy định, đảm bảo sử dụng đât hiệu quả và khả năng thực thi của dự án đầu tư.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm Luật đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, hoang phí, lãng phí để thu hồi; sau đó đấu giá cho các doanh nghiệp và hộ cá nhân thuê lâu dài nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách hoặc xây dựng các công trình công cộng.

- Đầu tư, cải tạo đất hoang hóa, khai thác đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng. Những khu đất sản xuất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả cần xem xét chuyển sang mục đích khác đạt hiệu quả hơn như: Trồng cây có giá trị kinh tế cao như chè, cao su, cam... ; đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, nếu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì cho phép chuyển sang mục đích đất ở. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Hạn chế chuyển mục đích từ đất trồng lúa năng suất cao sang đất khác và không cho phép chuyển đổi mục đích khi chưa xem xét kỹ hồ sơ, hiện trạng sử dụng đất... và không đủ điều kiện

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Dồn điền đổi thửa để xây dựng cánh đồng có năng suất và thu nhập cao.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát quỹ đất trên địa bàn để tránh tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, kịp thời đề xuất các phương án sử dụng đất có hiệu quả.


- Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các thành phần kinh tế nhằm tăng giá trị của đất đai.

- Hoàn thiện cơ chế thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

+ Xác định giá đất đai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi phù hợp, đúng quy định theo bảng giá đất của UBND tỉnh Phú Thọ; ưu tiên tái định cư cho các trường hợp không có chỗ ở khi bị thu hồi đất; không bồi thường về đất và các tài sản gắn liền đối với trường hợp đất đai bị thu hồi do vi phạm pháp luật. Có chính sách bảo vệ quyền lợi của nông dân khi bị thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, dịch vụ công cộng...

+ Để đảm bảo lợi ích cho người nông dân khi thu hồi đất, cần xác minh diện tích thu hồi đất vừa dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vừa dựa trên báo cáo của khu dân cư, những người nắm rõ thực tế sử dụng đất đai của những hộ dân trong khu dân cư. Làm như vậy mới đảm bảo chính xác diện tích thu hồi và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất, tránh tình trạng một số đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tiền đền bù.

3.2.2.2. Giải pháp về đăng ký quyền sử dụng đất nông nghiệp, cấp giấy quyền sử dụng đất

- Rà soát và hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho những thửa đất đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai.

+ Khẩn trương kiểm tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lập thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất đai theo quy định của luật đất đai. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân với quy mô thích hợp để khuyến khích đầu tư sản xuất.

+ Đẩy nhanh tiến độ tà soát, xác định lại ranh giới sử dụng đất đai của các công ty lâm nghiệp, đo đạc, cắm mốc ranh giới, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty lâm nghiệp theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.

+ Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác cập nhật, chỉnh lý biến động; quản lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023