Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Huyện Yên Lập Giai Đoạn 2017 - 2020



Chế độ thủy văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chưá nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Nhìn chung, chế độ khí hậu và thủy văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong huyện.

2.1.2.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Quỹ đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên đất đai là 39.288,26 ha chiếm 89,62%. Trong tổng diện tích đất đai , đất sản xuất nông nghiệp là 11.189,42 ha chiếm 25,52%; đất lâm nghiệp là 27.086,41 ha chiếm 61,79% và đất nuôi trồng thủy sản là 1.010,04 ha chiếm 2,30%. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 5.073,10 ha, chỉ chiếm 11,57%. Đất phi nông nghiệp của huyện có 4.348,81 ha, chiếm 9,92% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 783,32 ha chiếm 1,79%; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, đất quốc phòng an ninh là 1196,47 ha và đất dùng vào mục đích công cộng 777.19 ha. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 200,55 ha chiếm 0,46 % tổng diện tích tự nhiên. Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.

- Tài nguyên khoáng sản, nước:

Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Yên Lập có tổng số 18 điểm mỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 9 mỏ đá. Các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dò ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.

Nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất.



2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện ước đạt 8,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ; tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 16,54%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm.

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2017 - 2020


Nguồn Niên giám thống kê huyện Yên Lập năm 2017 2020 Sản xuất nông lâm nghiệp 1


Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Lập, năm 2017 - 2020

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển khá toàn diện; khâu đột phá về phát triển đồi rừng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, các chỉ tiêu về phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của huyện cuối nhiệm kỳ đều đạt và vượt cao so với mục tiêu Nghị quyết. Cùng với phát triển nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện cũng có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,5%/năm. Trong đó, lần đầu tiên kể từ khi tái lập, huyện đã xây dựng được 2 cụm công nghiệp và thu hút được doanh nghiệp có vốn đầu tư nước



ngoài vào đầu tư. Đến nay Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lập và Cụm Công nghiệp Lương Sơn có 9 nhà đầu tư thuê đất, có 5 doanh nghiệp hoạt động tại 2 cụm công nghiệp, giải quyết việc làm ổn định cho trên 1.200 lao động...

2.1.4. Đặc điểm văn hóa - xã hội

Huyện Yên Lập được chia thành 17 xã, thị trấn với 186 khu. Huyện có dân số trên 95.000 người, chiếm 6,2% dân số toàn tỉnh, bao gồm 13 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số trên 75.000 người (chiếm gần 79% dân số); đông nhất là dân tộc Mường với trên 69.000 người, tiếp đó là dân tộc Dao, dân tộc Mông..; Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm trung bình là 1,09%.

Toàn huyện có 47.357 lao động, chiếm tỉ lệ là 55,56% tổng dân số, Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 80%, lao động có tay nghề, đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm dần lao động trong nông nghiệp.

Chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt. Trung tâm Y tế huyện đã đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị hiện đại và đưa vào sử dụng nhà điều trị chất lượng cao. Đến nay đã có 16/17 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% Trạm Y tế có bác sỹ làm việc thường xuyên tại trạm; trung bình có 6,4 bác sỹ/1 vạn dân; số giường bệnh đạt 30,1 giường bệnh/1 vạn dân. Tổ chức, mạng lưới cán bộ làm công tác dân số từ huyện đến khu dân cư được củng cố và hoạt động ổn định.

2.1.5 Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Yên Lập

Cơ sở để xác định hiện trạng sử dụng đất đến 31/12/2019: + Số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2018; + Kết quả thực hiện các công trình đến ngày 31/12/2019.

Bảng 01: Hiện trạng sử dụng đất 31/12/2019 của huyện Yên Lập



Thống kê đất đai năm 2020, thực tế cho thấy quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi toàn huyện đã đi vào nề nếp và bám sát các quy định của Nhà nước. Toàn huyện cơ bản hoàn thành các việc cấp chứng nhận quyền sử đất cho các đối tượng sử dụng đất thuộc các loại đất được cấp chứng nhận quyền sử dụng.

2.2. Bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý

Bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập bao gồm: Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (trực thuộc Phòng TN&MT) và các đơn vị phối hợp khác thuộc UBND huyện như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thanh tra, Phòng Tư pháp,...).


Chủ tịch UBND huyện

Yên Lập

Phòng TN&MT

Các cơ quan phối hợp

Văn phòng đăng ký

quyền sử dụng đất

Phòng Tài chính Kế

hoạch

Phòng Nông nghiệp và

PTNT

Phòng Thanh

tra

Phòng Tư pháp

….


Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, UBND huyện Yên Lập đã thường xuyên cập nhật, chỉ đạo, hướng dẫn chi tiết hóa các quy định của Trung ương, của tỉnh và cụ thể hóa các nghị quyết của Huyện ủy



phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm đảm bảo quy định pháp luật được thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính, thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Phòng TNMT là cơ quan chuyên môn đã phối hợp với các phòng ban tham mưu UBND huyện ban hành, tổ chức triển khai các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai nói chung và quản lý đất đai nói riêng thuộc thẩm quyền.

Trong 04 năm (2016 - 2019), Phòng TNMT đã tham mưu UBND huyện ban hành 558 văn bản chỉ đạo các lĩnh vực về: Công tác thu hồi, giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quản lý quỹ đất công ích; công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký thế chấp bảo lãnh; công tác QLNN về lĩnh vực môi trường. Phòng đã ban hành 60 văn bản để chỉ đạo thực hiện công tác quản lý TNMT. Những văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện QLNN đối với sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Trong số các văn bản đã được ban hành phải kể đến các văn bản trọng tâm được đưa vào triển khai thực hiện trong cả giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, cụ thể:

- UBND huyện tham mưu Ban thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 61-NQ/HU ngày 16/3/2017 về công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020.

- Phòng TNMT tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 246/KH- UBND ngày 23/3/2017 về thực hiện dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020; Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 11/4/2017 về việc thành lập ban chỉ đạo dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đến năm 2020; Hướng dẫn số 675/HD-UBND ngày 26/6/2017 hướng dẫn quy trình thực hiện dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã, thị trấn đến năm 2020.

- Phòng TNMT tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch số: 273/KH- UBND ngày 28/3/2017 về việc thực hiện đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản



lý sử dụng đất đai của tỉnh giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện.

UBND huyện đã chỉ đạo phòng TNMT phối hợp với phòng Tư pháp và UBND các xã, thị trấn tổ chức các hội nghị triển khai, phổ biến pháp luật về đất đai. Trong 4 năm (2016-2019) đã tổ chức được 18 hội nghị cho trên 1.200 lượt người, cấp phát trên 200 cuốn sách Luật đất đai cho tủ sách pháp luật cấp xã, 16.000 bộ tài liệu tuyên truyền về Luật đất đai. Nhìn chung, hơn 85%, người dân sử dụng đất đai đã nắm và tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai nói riêng.

Nhìn chung những năm gần đây, nhiều nội dung về quản lý sử dụng đất đai đã được Phòng TN&MT phối hợp với các cơ quan khác thực hiện tốt như: tham mưu cho cấp tỉnh ban hành quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất; thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện; phối hợp với cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan để lập danh mục các dự án cần thu hồi đất; thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch áp dụng bảng giá đất của tỉnh, xác định giá đất cụ thể; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, việc thực hiện chức năng theo phân cấp của các cơ quan quản lý đất đai huyện Yên Lập đôi khi còn chồng chéo, việc phối hợp chỉ đạo, điều hành có lúc, có nơi chưa thật sự quyết liệt và thường xuyên; việc phối hợp kiểm tra, giám sát, chấp hành chính sách đất đai còn hạn chế.

2.2.2. Tình hình nhân lực

Cơ cấu nhân sự trực tiếp thực hiện công tác QLNN về đất đai được thể hiện ở bảng 2.2 phía dưới (Không xem xét đến nhân lực tại các đơn vị phối hợp, bao gồm: Phòng Tài chính- Kế hoạch, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thanh tra, Phòng Tư pháp).



Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực của bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020

STT

Phân loại

2016

2017

2018

2019

2020

I

Phân theo bộ phận






1

Chủ tịch và phó chủ tịch phụ

trách

3

3

3

3

3

2

Phòng TNMT

4

4

4

5

5

3

Văn phòng đăng ký quyền sử

dụng đất

18

18

18

15

15

II

Phân theo trình độ chuyên môn






1

Trên đại học

4

4

5

6

7

2

Đại học

21

21

20

17

16

3

Cao đẳng, trung cấp

0

0

0

0

0

III

Theo độ tuổi






1

Dưới 30 tuổi

9

9

9

7

7

2

Từ 30 đến 45 tuổi

15

15

15

15

15

3

Trên 45 tuổi

1

1

1

1

1

IV

Theo thâm niên công tác






1

Dưới 5 năm

8

8

8

6

5

2

Từ 5 đến 10 năm

9

9

9

9

10

3

Trên 10 năm

8

8

8

8

8

V

Theo trình độ tin học






1

Chứng chỉ A






2

Chứng chỉ B

25

25

25

23

23

3

Chứng chỉ C






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT

Bảng 2.2 cho thấy chất lượng nhân lực của bộ máy QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2017- 2020 là tương đối tốt: nhân lực cho tuổi đời khá trẻ, tuy nhiên kinh nghiệm công tác đã có; trình độ tin học tương đối tốt. Năm 2019,



phòng TNMT và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng TNMT có tổng số cán bộ, công chức làm việc tại hai cơ quan là 20 người, trong đó: có 03 cán bộ, công chức có trình độ thạc sĩ; 17 cán bộ, công chức có trình độ đại học. Tổng số cán bộ, công chức năm 2019 và 2020 giảm 02 người so với năm 2016, 2017 và 2018, nguyên nhân giảm là do có hai cán bộ hợp đồng đã xin nghỉ việc.

2.2.3. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý đất đai

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai, vận dụng vào địa phương một cách hợp lý, tang cường tuyên truyền chính sách, pháp luật cho người sử dụng nhận thức rõ hơn về quyền sở hữu đất đai của nhà nước, căn cứ theo các quyết định văn bản của tỉnh làm đường lối cho huyện Yên Lập làm theo như sau:

- Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý, khai thác đất đắp trên nền công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ban hành quy định cụ thể về một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đơn giá bồi thường về vật kiến trúc, cây cối khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Quyết định số 12/2014/QĐ-UBND quyết định ban hành quy định cụ thể một số nội dung về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, tỉnh Phú Thọ.

- Quyết định số 29/2016/QĐ-UBND về việc quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND vê điều chỉnh, bổ sung quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể về một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và đơn giá bồi thường về vật kiến trúc, cây cối khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh, sửa đổi quyết định số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023