Thu Nsnn Từ Đất Nông Nghiệp Tại Huyện Yên Lập Từ 2016- 2020



- Quyết định 37/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 về việc quy định tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017- 2020;

- Quyết định 32/2017/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 về việc sửa đổi, bổ sung tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020 quy định tại Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ

- Quyết định 40/2018/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017- 2020 quy định tại Quyết định số 37/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Nguồn thu từ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập trong những năm qua không nhiều, chủ yếu là từ: Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ từ chuyển nhượng đất; thuế cho thuê đất công ích của các xã, thị trấn trên địa bàn. Về cơ bản, các nguồn thu từ đất đai đã được thực hiện đầy đủ và nộp vào NSNN theo đúng quy định, hạn chế thấp nhất tình trạng thất thoát nguồn thu, góp phần vào phát triển kinh tế của địa phương, ổn định thu chi NSNN hàng năm. Đối với các khoản thu từ đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập hàng năm được hòa vào nguồn thu cân đối ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được hưởng theo phân cấp. Từ đó sử dụng vào mục đích chi thường xuyên hàng năm đảm bảo theo quy định của Luật NSNN hiện hành.

Bảng 2.9: Thu NSNN từ đất nông nghiệp tại huyện Yên Lập từ 2016- 2020

ĐVT: triệu đồng


STT

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

1

Thu thuế từ đất

871,683

920,624

1.328,11

1.816,50

2.116,20

2

Lệ phí trước bạ

222,670

501,833

527,028

915,160

1,215,112

3

Thu từ quỹ đất công

ích

317,993

252,525

685,447

213,594

239,598


Tổng

1.412,346

1.674,982

2.540,585

2.945,254

3.570,910

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - 10

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT



Nhận xét: huyện Yên Lập đã thực hiện tương đối tốt công tác quản lý tài chính về đất nông nghiệp và góp một phần lớn vào ngân sách huyện. Hàng năm đều có khoản thu ngân sách từ đất các khoản thu này đều được nộp về cơ quan thuế và hàng năm cơ quan thuế đều có báo cáo đầy đủ. Bảng số liệu 2.13 cho thấy, nguồn thu từ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện có sự tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2016- 2019.

Bên cạnh đó, hoạt động thu NSNN từ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế, bất cập: Đối với các khoản thu từ đất công ích do các xã, thị trấn quản lý vẫn chưa thực hiện được triệt để do một số xã, thị trấn chưa thực hiện việc kê khai đầy đủ diện tích đất công ích do địa phương quản lý để thực hiện cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất theo hình thức đấu thầu; một số địa phương áp dụng đơn giá cho thuê còn thấp hơn đơn giá theo quy định tại thời điểm ký hợp đồng thầu khoán; Một số hộ gia đình khi làm hợp đồng mua bán kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị thực tế đã mua bán, chuyển nhượng dẫn đến thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ thấp hơn theo thực tế; Một số trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhưng không làm thủ tục theo quy định cũng làm thất thoát nguồn thu thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ theo quy định.

2.3.3. Thực trạng kiểm soát và lập kế sử dụng đất trên địa bàn huyện

2.3.1 Kiểm soát sử dụng đất

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai là nội dung QLNN là rất quan trọng, là công cụ để nhà nước thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

a) Mục tiêu của kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp

Những năm qua UBND huyện Yên Lập đã giao cho Chủ tịch UBND các xã có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng đất đai với mục tiêu nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng mua bán đất đai trao tay, xây dựng công trình không phép ồ ạt, cưỡng chế những công trình xây sai phép nằm trên đất đai sử dụng sai mục đích.



b) Chủ thể kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp

- Chủ trì thực hiện là Phòng TN&MT, phối hợp thực hiện là Phòng Thanh tra thuộc UBND huyện.

- Đối tượng kiểm tra: Hàng năm UBND huyện đã thành lập đoàn thanh tra đất đai tại một số xã, thị trấn trên địa bàn huyện để thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn diện công tác quản lý đất đai trên địa bàn, trong đó có đất đai , công tác thu ngân sách đối với các nguồn thu từ đất đai nhất là đất công ích do UBND cấp xã quản lý.

c) Hình thức kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp

Hình thức thanh tra, kiểm tra bao gồm: (1) Thanh tra, kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phòng TN&MT; (2) Thanh tra, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt; (3) Thanh tra, kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai , theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Chủ tịch UBND huyện giao.

d) Công cụ kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp

Công cụ thanh tra, kiểm tra cơ bản vẫn là xem xét việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng thanh tra, kiểm tra trong quản lý và sử dụng đất đai .

e) Quy trình kiểm soát sử dụng đất nông nghiệp

Quy trình kiểm soát sử dụng đất đai TRÊN ĐỊA BÀN huyện Yên Lập thực hiện theo các bước bao gồm:

- Thu thập và xử lý số liệu về sử dụng đất nông nghiệp.

- Phát hiện sai sót, phát hiện vi phạm.

- Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.

- Đưa ra sáng kiến hoàn thiện đổi mới đối với quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai của huyện Yên Lập giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện như sau:

Qua Bảng số liệu 2.15 cho thấy: Mặc dù số lượng phát hiện không nhiều,



nhưng vẫn có tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức QLNN về sử dụng đất đai vi phạm những quy định trong quá trình quản lý, đặc biệt là việc tuân thủ quy trình thực hiện các nội dung công việc. Điều này có thể dẫn đến những sai sót trong xử lý công việc, ảnh hưởng đến kết quả quản lý chung. Đối với những trường hợp này, Chủ tịch UBND huyện giao Phòng TN&MT nhắc nhở, cảnh cáo, hoặc xử phạt tùy vào mức độ sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức. Số lượng hộ gia đình, cá nhân vi phạm quy định pháp luật trong sử dụng đất đai thời gian qua là tương đối lớn. Sai phạm chủ yếu là việc tự ý san gạt đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Đối với những trường hợp này, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm để xử lý theo quy định. Việc xử lý của UBND cấp xã chủ yêu là đình chỉ và nhắc nhở, yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Nhìn chung trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đai đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đó là: Do công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên liên tục nên tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất vẫn xảy ra nhưng không được xử lý kịp thời nhất là tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; Một số chính quyền cấp xã chưa thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm; bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm của cấp xã chủ yếu ở mức độ nhắc nhở, chưa xử lý nghiêm theo quy định dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đai , UBND huyện Yên Lập cũng rất chú trọng giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và xác định đây là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với chính sách phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, khuyến khích sử dụng đất, nhất là đất đai có hiệu quả.

Ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các cấp đã được



nâng cao một bước nhờ sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Việc giao đất đai , cho thuê đất đai , chuyển mục đích sử dụng đất đai đã cơ bản tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã giảm. Huyện Yên Lập đã thực hiện việc lấy ý kiến của người dân trước khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, trong đó có đất đai và sau đó công khai các quy hoạch, kế hoạch này.

Việc kiểm soát sử dụng đất đai , cụ thể là việc giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sâu sát thực địa, thiếu kiểm tra chấn chỉnh việc thực hiện kiến nghị sau giám sát. Chính quyền huyện Yên Lập mới chú trọng quản lý trên bản đồ đối với đất đai , đất rừng và đất dự án được giao, nên có hiện tượng đất đai do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý bị người dân lấn chiếm khá lâu mà chưa được xử lý, chỉ khi phát sinh các vụ việc khiếu kiện, tranh chấp đất đai phức tạp, gây thiệt hại cho người dân chính quyền mới tiếp cận xử lý.

69


Bảng 2.10: Kết quả thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lập giai đoạn 2016- 2020

Năm

Số cuộc thanh tra, kiểm tra được thực hiện trong năm (cuộc)

Vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức

(Trường hợp)

Vi phạm của hộ gia đình, cá nhân

Hình thức xử lý

Lấn chiếm đất

Sử dụng đất

không đúng mục đích

Chuyển quyền

sử dụng đất trái phép

Sử dụng đất

cho thuê không hiệu quả

Xử phạt hành chính

Thu hồi

Số vụ

Diện

tích (m2)

Số vụ

Diện

tích (m2)

Số vụ

Diện

tích (m2)

Số vụ

Diện

tích (m2)

Số vụ

Diện

tích (m2)

Số vụ

Diện

tích (m2)

2016

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2017

2

1

0

0

14

3.934,6

0

0

0

0

14

3.934,6

0

0

2018

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2019

17

3

0

0

0

0

25

3.453,7

0

0

25

3.453,7

0

0

2020

8

1

0

0

0

0

10

1.224,6

0

0

10

1.224,6

0

0

Tổng

27

5

0

0

14

3.934,6

35

4.677,3

0

0

49

8.612,9

0

0

Nguồn: Thông tin từ Phòng TN&MT


Thực trạng chưa kiểm soát chặt chẽ đất đai và quá trình sử dụng đất đai không những làm phát sinh các vụ tranh chấp, khiếu kiện không đáng có, mà còn làm suy giảm nghiêm trọng diện tích đất rừng, gây khó khăn cho việc kêu gọi các nhà đầu tư đến thực hiện các dự án nông, lâm nghiệp hiệu quả tại địa phương. Mặt khác, công tác giám sát việc sử dụng đất đai và các giao dịch đất đai ở nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Lập chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều thửa ruộng không được sử dụng đúng mục đích do nhiều hộ nông dân không trồng trọt trên đất của họ mà có thể cho thuê để buôn bán, nhưng cấp huyên, xã không xử lý kịp thời gây hiệu ứng bắt chước của hộ khác. Nhiều giao dịch mua bán được thỏa thuận mà không cần giấy tờ chính thức hợp lệ cũng được chính quyền cho qua.

2.3.3.2 Trình tự, nội dung lập kế hoạch sử dụng đất 2025

Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình tự lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Yên Lập như sau:

1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa.

2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2021.

3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Yên Lập.

1. B ớc 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và kh o sát thực địa

1. Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu:

a). Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;

b). Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;

c). Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp xã xác định;

d). Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được.

2. Điều tra, khảo sát thực địa:

a). Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch


khảo sát thực địa;

b). Điều tra, khảo sát thực địa;

c). Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.

3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.

4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu.

5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập.

6. Đánh giá, nghiệm thu.

2. B ớc 2: Phân tích, đá giá kết qu thực hiện kế hoạch sử dụ g đất ăm 2021 huyện Yên Lập.

2.1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

2.2. Phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.

2.3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước

2.4. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp; đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm trước.

2.5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo.

2.6. Đánh giá, nghiệm thu.

3. B ớc 3: Xây dựng kế hoạch sử dụ g đất ăm 2025 huyện Yên Lập

3.1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

3.2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023