Các Nhân Tố Tác Động Đến Kết Quả Qlnn Về Đa Dạng Hoá Hđtd Của Các Nhtmcp


Tiêu chí/ Chỉ tiêu

Mục đích

1-Tỷ lệ an toàn vốn: Vốn ngân hàng/ Tài sản có điều chỉnh rủi ro (Nguyên tắc 16-An toàn vốn)

Đưa ra các quy định về an toàn vốn tối thiểu phù hợp, quy định rõ thành phần của vốn để phản ánh được những rủi ro mà ngân hàng gặp phải trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.

2-Hạn mức tín dụng.

3-Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với từng hình thức cấp tín dụng (Nguyên tắc 17-Rủi ro tín dụng)

Kiểm soát quy mô đa dạng hóa HĐTD qua các chỉ tiêu hạn mức tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với từng hình thức cấp tín dụng, đảm bảo chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng trong quá trình đa dạng hóa

HĐTD.

4-Tỷ lệ cấp tín dụng đối với một KH (Nguyên tắc 19-Giới hạn các giao dịch lớn).

Giám sát các khoản cấp tín dụng lớn trong quá trình đa dạng hóa HĐTD, hạn chế việc tập trung cấp tín dụng một KH

5-Tỷ lệ cấp tín dụng đối với một

KH có liên quan (Nguyên tắc 20- Giao dịch với các bên liên quan)

Giám sát, hạn chế các NHTMCP tập trung cấp

tín dụng một KH hoặc nhóm các KH có liên quan

6-Tỷ lệ cho vay/vốn huy động.

7- Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn (Nguyên tắc 24-Rủi ro thanh khoản)

Cơ quan QLNN giám sát khả năng chi, đảm bảo cho các NHTMCP sẵn sàng ứng phó với các vấn đề về thanh khoản có thể phát sinh bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 328 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 - 10


8-Công khai và minh bạch trong

Cơ quan QLNN quy định các NHTMCP phải

quá trình đa dạng hóa HĐTD

công khai minh bạch thông tin trong quá trình

(Nguyên tắc 28-Công khai và minh

đa dạng hóa HĐTD.

bạch)


Nguồn: [106, tr.1-78]

Thứ ba, tiêu chí phù hợp: Tiêu chí phù hợp trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD bao gồm: Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng; các quy định của pháp luật có nội dung bên trong phù hợp nhau, phù hợp trong quy định pháp luật giữa các hình thức cấp tín dụng, sự phù hợp giữa luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng, sự phù hợp giữa các quy định đối với từng hình thức cấp tín dụng với các quy định pháp luật khác, sự phù hợp giữa các quy định đối với các hình thức cấp tín dụng với thực tế; phù hợp về nội dung, phương pháp điều hành; sự phù hợp về nội dung, phương thức, hình thức, kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình đa dạng hóa HĐTD.

Sự phù hợp của các mục tiêu định hướng: Sự phù hợp giữa các mục tiêu định hướng so với kết quả phát triển thêm các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. Sự phù hợp giữa các mục tiêu định hướng đa dạng hóa HĐTD so với việc ban hành pháp luật, điều tiết của Nhà nước và hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát.

Sự phù hợp các nội dung bên trong của các quy định pháp luật: Quy định của pháp luật đối với từng hình thức cấp tín dụng có nội dung bên trong phù hợp với nhau giữa các nội dung bao gồm: Đối tượng cấp tín dụng, nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, loại hình, phương thức cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, lãi suất tín dụng, quyền và nghĩa vụ cả KH, quyền và nghĩa vụ của NHTMCP, đảm bảo nợ tín dụng, kiểm tra, giám sát quá trình cấp tín dụng, phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, xử lý rủi ro tín dụng. Các nội dung phù hợp, đảm bảo sự thống nhất, nhất quán giữa các nội dung; các nội dung không mâu thuẫn, triệt tiêu nhau để có thể triển khai phát triển thêm hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng.


Sự phù hợp trong quy định pháp luật giữa các hình thức cấp tín dụng: Sự phù hợp, đảm bảo không mâu thuẫn, triệt tiêu mà tác động tích cực lẫn nhau, tạo ra những gói cấp tín dụng cho KH với nhiều hình thức cấp tín dụng đa dạng, tạo điều kiện phát triển các hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP. Sự phù hợp giữa Luật với các văn bản hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng, được thể hiện qua sự nhất quán giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện hình thức cấp tín dụng phù hợp với các luật đã ban hành.

Sự phù hợp giữa các quy định đối với từng hình thức cấp tín dụng với các quy định pháp luật khác: Sự phù hợp, đồng bộ, đầy đủ, kịp thời của hệ thống các quy định pháp luật có hiên quan như pháp luật về đăng ký kinh doanh, đất đai, đầu tư và các chính sách như chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách kích cầu đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển một số ngành, lĩnh vực, chính sách thuế,..

Sự phù hợp giữa các quy định pháp luật đối với các hình thức cấp tín dụng so với thực tế: Các quy định pháp luật phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; quy định được cụ thể, rõ ràng, tương thích với khu vực cũng như trên thế giới nhất là những quy định trong quá trình thực hiện những cam kết hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó bao gồm cam kết thực hiện lộ trình mở cửa HĐTD. Đồng thời, đảm bảo sự phù hợp về năng lực tài chính, khả năng

quản trị, mức độ NHTMCP.

đầu tư

cơ sở

vật chất kỹ

thuật, nguồn nhân lực,..của các

Sự phù hợp về nội dung, phương pháp điều hành: Hoạt động điều tiết của Nhà nước theo hướng mở rộng HĐTD đa dạng hình thức cấp tín dụng, loại hình, phương thức cấp tín dụng, cần khuyến khích các NHTMCP thực hiện bằng phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN; việc điều tiết theo hướng thu hẹp các hình thức cấp tín dụng, loại hình, phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng, cần khuyến khích các NHTMCP thực hiện bằng phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, phương pháp hành chính và kết hợp các phương pháp này trong quá trình QLNN.


Trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quá trình đa dạng hóa HĐTD, cần vận dụng phù hợp giữa nội dung và phương thức thanh tra, giám sát; Thực hiện hoạt động giám sát từ xa, hoạt động thanh tra tại chỗ phù hợp với từng nội dung thanh tra, giám sát đối với quá trình đa dạng hóa HĐTD theo nguyên tắc kết hợp thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng.

Thứ tư, tiêu chí công bằng: Tiêu chí công bằng trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD đòi hỏi sự cân đối về quyền và nghĩa vụ giữa các NHTMCP và KH trong tiếp cận và phát triển các hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng. Mọi hoạt động cấp tín dụng của các NHTMCP và tiếp cận đa dạng các hình thức, loại và phương thức cấp tín dụng phải bảo đảm công bằng, cân xứng về giá trị. Việc đảm bảo công bằng, lợi ích cho các NHTMCP, KH và lợi ích chung của nền kinh tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy các NHTMCP triển khai đa dạng hóa HĐTD, thể hiện qua việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn các NHTMCP và KH khai thác được những lợi thế nghiệp vụ, hướng dẫn về đối tượng, nguyên tắc, quy định về lãi suất, điều kiện cấp tín dụng, an toàn tín dụng, quyền hạn và nghĩa vụ của NHTMCP và KH, giúp cho KH có được sự tiện ích, chi phí sử dụng vốn tín dụng phù hợp và giúp NHTMCP hạn chế rủi ro, phân tán được rủi ro,.. Bên cạnh, hướng dẫn các NHTMCP triển khai đa dạng hóa HĐTD phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững, phục vụ cho các ngành, lĩnh vực kinh tế, phục vụ cho nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống và ổn định xã hội.


Thứ năm, tiêu chí bền vững: Tiêu chí bền vững trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD được biểu hiện qua sự ổn định về định hướng, ổn định về pháp lý và đảm bảo hài hòa lợi ích cho các NHTMCP, KH và lợi ích chung cho phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước ban hành pháp luật liên quan đến triển khai từng hình thức cấp tín dụng, từng loại hình và phương thức cấp tín dụng phải được cụ thể, rõ ràng, ít điều chỉnh, bổ sung, đầy đủ nội dung cần thiết để đảm bảo cho các NHTMCP triển khai nghiệp vụ dễ dàng, đảm bào cho quy trình thực hiện từng hình thức, từng loại hình, phương thức cấp tín dụng được ổn định lâu dài, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật của các NHTMCP và KH.

Các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD là hiệu lực, hiệu quả, hợp lý, công bằng và bền vững đều có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại nhau. Cụ thể, khi quy định pháp luật về đa dạng hóa HĐTD chỉ có hiệu lực thi hành khi ban hành phải phù hợp với nội dung và mục đích của các luật đã ban hành, nhằm đưa quy định pháp luật đi vào thực tiễn đời sống xã hội; mức độ tuân thủ các quy định pháp luật của các NHTMCP, KH và mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước, trên cơ sở đảm bảo tiêu chí phù hợp trong QLNN về đa dạng hóa HĐTD, giúp đạt được của nội dung QLNN so với các mục tiêu QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP đã đặt ra theo tiêu chí hiêu quả và qua đó đáp ứng được các yêu cầu sự ổn định về định hướng, về pháp lý và đảm bảo sự công bằng, hài hòa lợi ích cho các NHTMCP, KH và lợi ích chung cho phát triển kinh tế-xã hội theo tiêu chí bền vững...Tuy vậy, do tác động bởi nhiều yếu tố, làm cho kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP đạt được ở mức độ nhất định.

1.2.7 Các nhân tố tác động đến kết quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD của các NHTMCP

Trên cơ sở các tiêu chí kết quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD, các nhân tố tác động kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTMCP bao gồm các nhóm nhân tố khách quan và chủ quan như sau:

1.2.7.1 Nhóm nhân tố khách quan


(i) Sự phát triển kinh tế-xã hội: Sự phát triển kinh tế-xã hội tạo thêm nhu cầu mới cho các NHTMCP mở rộng thêm các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng. Qua đó, Nhà nước ban hành các quy định pháp luật và hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng và điều tiết trong quá trình đa dạng hóa HĐTD phù hợp tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Mặt khác, sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho QLNN về đa dạng hóa HĐTD phát huy hiệu quả.

(ii) Trình độ phát triển thị trường tài chính: Đối với thị trường tài chính phát triển, tự do hóa các giao dịch vốn, mở cửa thị trường tín dụng, sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tài chính, các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức cấp tín dụng đa dạng, tác động tích cực đến việc nâng cao mức độ đa dạng hoá HĐTD và mức độ đa dạng hoá HĐTD càng cao sẽ góp phần gia tăng hiệu quả QLNN trong quá trình đa dạng hóa HĐTD.

1.2.7.2 Nhóm nhân tố chủ quan

(i) Định hướng phát triển kinh tế-xã hội: Nội dung định hướng phát triển kinh tế-xã hội liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng có tác động rất lớn đến kết quả đa dạng hóa HĐTD. Định hướng chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng, sẽ tác động đến hạn chế hay mở rộng HĐTD; qua đó, tác động đến định hướng phát triển, đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho phù hợp, đến mức độ điều tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN đối với từng hình thức cấp tín dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và tác động đến kết quả QLNN về đa dạng hoá HĐTD.


(ii) Công tác xây dựng và triển khai đề án phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng: Công tác xây dựng và tổ chức triển khai các đề án liên quan đến đa dạng hóa HĐTD được thiết lập chi tiết, cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai có hiệu quả. Việc cụ thể hóa các mục tiêu phát triển đa dạng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng, sẽ tác động tích cực đến hoạt động định hướng, điếu tiết và kiểm tra, thanh tra, giám sát của NHNN hướng vào đa dạng hóa HĐTD và tác động làm nâng cao kết quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD.

(iii) Việc áp dụng phương pháp QLNN về đa dạng hoá HĐTD: Sử dụng phương pháp hành chính, kinh tế, giáo dục vào QLNN về đa dạng hoá HĐTD phù hợp với mục tiêu cần điều tiết, can thiệp của Nhà nước và phù hợp với nội dung, yêu cầu của kiềm tra, thanh tra, giám sát của Nhà nước; đồng thời, có những cách thức tác động phù hợp để đạt được mục tiêu trong quá trình QLNN về đa dạng hoá HĐTD, giúp cho hoạt động điều tiết, can thiệp và hoạt động đạt được kết quả cao. Áp dụng những lợi thế của từng phương pháp QLNN để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo sự phù hợp, đảm bảo cho sự ổn định lâu dài và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.

(iv) Lựa chọn công cụ

QLNN và hỗ

trợ

của Nhà nước về

đa dạng hoá

HĐTD: Lựa chọn công cụ QLNN về đa dạng hoá HĐTD phù hợp và sử dụng kịp thời theo yêu cầu QLNN. Sử dụng công cụ pháp luật để điều chỉnh kịp thời, hợp lý trong việc mở rộng hay thu hẹp các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng, nhằm duy trì sự ổn định thường xuyên và lâu dài quá trình đa dạng hóa HĐTD. Sử dụng công cụ kế hoạch để tác động đến định hướng, nhằm đạt được các mục tiêu QLNN về đa dạng hoá HĐTD. Sử dụng công cụ chính sách nhằm điều tiết kịp thời, khuyến khích hay hạn chế việc mở rộng các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng cho các lĩnh vực, các ngành.


Bên cạnh, Nhà nước sử dụng công cụ tài sản quốc gia, chính sách hỗ trợ về mặt bằng đất đai, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, hoạt động BLTD của Nhà nước,...tạo điều kiện cho các NHTMCP phát triển các hình thức cấp tín dụng, các loại và phương thức trong từng hình thức cấp tín dụng bằng trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN.

(v) Sự tuân thủ, chấp hành pháp luật về đa dạng hóa HĐTD của các

NHTMCP và KH: Từ nhận thức đến quá trình mở rộng các hình thức cấp tín dụng, các NHTMCP và KH luôn có thái độ, lòng tin, ý thức đúng về phát luật, từ đó tạo lòng tin và thái độ tuân thủ các quy định của NHNN hướng dẫn thực hiện các hình thức cấp tín dụng của các NHTMCP. QLNN về đa dạng hoá HĐTD được kết quả cuối cùng, có hiệu lực, hiệu quả và sự ổn định từ sự tuân thủ, chấp hành pháp luật, tôn trọng các quy định về đối tượng cấp tín dụng, nguyên tắc tín dụng, điều kiện tín dụng, tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn tín dụng, lãi suất tín dụng, tôn trọng quyền và nghĩa vụ của NHTMCP và KH,.. Qua hướng dẫn của NHNN sẽ tác động đến nhận thức của các NHTMCP và KH về lợi ích của đa dạng hóa HĐTD, giúp các NHTMCP phân tán, giảm thiểu rủi ro, gia tăng thu nhập, mở rộng được thị phần. Với nhận thức quan trọng đó, các NHTMCP sẽ chủ động mở rộng các hình thức cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, thúc đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa HĐTD, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về đa dạng hóa HĐTD.

1.3 Kinh nghiệm quốc tế đối với QLNN về đa dạng hóa HĐTD của các NHTM

Xem tất cả 328 trang.

Ngày đăng: 08/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí