Số Lượng Cán Bộ Trực Tiếp Tham Gia Hoạt Động Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh Trong Năm 2017


hướng tinh gọn đã thúc đẩy chương trình xúc tiến du lịch được thuận lợi. Công tác quản lý xúc tiến du lịch của tỉnh được thực hiện qua Sở Du lịch tỉnh làm trung tâm đầu não. Sở sẽ giao nhiệm vụ cho Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh, sau đó để thực hiện xúc tiến du lịch chung Trung tâm chuyển văn bản cho các Phòng xúc tiến du lịch huyện/thành phố/thị xã trên địa bàn triển khai đồng bộ, các Phòng xúc tiến du lịch tại huyện/thành phố/thị xã sẽ làm việc với Hiệp hội du lịch huyện/thành phố/thị xã thống nhất là lên kế hoạch.

Bảng 3.18: Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh trong năm 2017

Các cơ quan

Số lượng cán bộ

Tỷ trọng (%)

Cán bộ thuộc UBND

huyện

3

2,72

Phòng văn hóa du lịch

tại huyện

21

19,09

Trung tâm thông tin

huyện

8

7,27

Hội du lịch Cô Tô

78

70,92

Tổng

110

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 10

(Nguồn: Phòng Văn hóa và Du lịch huyện)

Số lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch của huyện có110 người, trong đó, cán bộ thuộc UBND huyện có 3 người, chiếm 2,72%; Phòng Văn hóa và Du lịch huyện có 21 người, chiếm 19,09%, Trung tâm thông tin du lịch Cô Tô có 8 người, chiếm 7,27% và thành viên chính thức của Hội du lịch Cô Tô có 78 người, chiếm tỷ trọng 70,92% chiếm lớn nhất, lý do các thành viên tham gia gia nhập Hội rất dễ theo điều lệ và quy tắc của Hội, các cán bộ ở các cơ quan còn lại là đối tượng biên chế, phục vụ trong bộ máy quản lý nhà nước về du lịch.

b. Chính sách phát triển xúc tiến du lịch của địa phương:

Chính sách thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tạo nhiều thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn hoạt động (kết quả khảo


sát bảng 3.16). Số lượng văn bản chính sách về xúc tiến du lịch được ban hành hàng năm như sau:

Bảng 3.19: Thống kê số lượng văn bản về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017

Nguồn

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Nhà nước, tổng cục ban hành

2

3

3

Tỉnh ban hành

3

3

4

Tổng

5

6

7

(Nguồn: Sở Du lịch Quảng Ninh)

Qua bảng 3.19 cho thấy Nhà nước, tổng cục du lịch rất quan tâm đến chính sách xúc tiến du lịch, thể hiện số lượng văn bản tăng hàng năm. Chủ yếu các chính sách xúc tiến này đề cập đến nội dung, kế hoạch, chương trình về phương tiện truyền thông, các phương án xúc tiến, công cụ và nguồn nhân lực tham gia. Đây là chính sách mang tính định hướng và căn cứ xác đáng để ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh có cơ hội được quảng bá rộng rãi.

c. Sự phối hợp của cơ quan QLNN trong công tác xúc tiến du lịch

Cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn cùng phối hợp trong công tác xúc tiến du lịch đó là Sở tài chính hỗ trợ công tác chi ngân sách cho xúc tiến, Sở Công thương hỗ trợ công tác quảng bá thông qua các hội chợ trên địa bàn hàng năm. Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan hỗ trợ công tác đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp đến tham gia xúc tiến du lịch như công ty sự kiện, quảng cáo, Hải quan hỗ trợ trong quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách quốc tế, Sở Công an hỗ trờ quá trình thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm trong xúc tiến du lịch như tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,…. Như vậy các cơ quan ban ngành đã phối hợp khá tốt trong quá trình quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.

3.3.2. Yếu tố khách quan

a. Chính sách của Nhà nước về du lịch và xúc tiến du lịch

Chính sách của nhà nước về du lịch và xúc tiến đang thực thi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đó là:


Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 02/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành thi hành một số Luật Du lịch;

Quyết định 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năn 2020, tầm nhìn đến năm 2030”

Quyết định số 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/11/2013 về phê duyệt chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2013 - 2020

Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm nhìn đến năn 2030”

Quyết định 4227/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 29/11/2013 về Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030

Quyết định 3455/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 20/10/2014 về việc Phê duyệt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”

Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2014 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/07/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/8/2016 về “Quyết định phê duyệt đề án chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Như vậy các chính sách cho phát triển du lịch và xúc tiến du lịch của nhà nước đã tạo điều kiện cho công tác xúc tiến du lịch tại Quảng Ninh cả


trong nước và nước ngoài, đây là nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động xúc tiến du lịch tại Quảng Ninh.

b. Điều kiện phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của địa phương

Tỉnh quảng Ninh có sự chuyển dịch cơ cấu rất mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, xây dựng- Dịch vụ - Nông, lâm thủy sản (bảng 3.2) nên đã tạo điều kiện rất lớn cho sự thu hút du lịch và thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch. Công tác phát triển kết cấu hạ tầng phát triển mạnh mẽ, với sự phát triển của đường cao tốc, cảng hàng không, đường bao biển, khu phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp, khu quy hoạch dành cho hội chợ và triển lãm,…đã góp phần cơ cấu ngành kinh tế tỉnh trong đó tạo ra hình ảnh đẹp rất lôi cuốn du khách, đây là nhân tố tạo thuận lợi rất lớn khi xúc tiến du lịch của tỉnh.

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch thực hiện nghiêm túc triển khai từ kế hoạch chung đến kế hoạch cụ thể, các phương tiện cho xúc tiến du lịch với du khách sử dụng khá đa dạng, phù hợp với nhu cầu tiếp cận của du khách, công tác lập kế hoạch đảm bảo thời gian, tiến độ và nội dung, công khau minh bạch,gắn liền với mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

- Về phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch: phân cấp theo hướng bộ máy tinh gọn, cơ cấu phù hợp với điều kiên phát triển du lịch của địa phương.

- Về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch: tỉnh triển khai công tác quản lý nhà nước cho môi trường đầu tư rất tốt và liên tục cải thiện, tập trung triển khai Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, có 6/19 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết đã đề ra; Xây dựng triển khai kế hoạch khảo sát chỉ số đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh cấp cơ sở, ngành, địa phương


bằng nhiều hình thức thiết thực như Cafe doanh nhân, trang fanpage DDCI Quảng Ninh,...thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp tục đứng trong nhóm dẫn đầu các tỉnh,thành phố trong cả nước.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch: có nhiều đổi mới, tăng cường tính chủ động, tổ chức nhiều đoàn, nhiều đợt kiểm tra; trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch.

- Về chính sách thúc đẩy phát triển ngành du lịch: Thực hiện công tác quản lý chính sách, cơ chế có liên quan đến kinh doanh; Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch như xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Về quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: Các hoạt động của doanh nghiệp này được kiểm soát chặt chẽ, thực hiện theo nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2017, chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ trướng Chính phủ, các sở, ngành địa phương đã chủ động, triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế

- Về phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch: chưa đầu tư kinh phí cho các cấp để tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ xúc tiến du lịch.

- Về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch: Chưa sử dụng phối hợp sử dụng các luật để thu hút đầu tư cho du lịch; chưa đẩy mạnh công tác tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn trọng điểm.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch: chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch.


- Về chính sách thúc đẩy phát triển ngành du lịch: Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch chưa được doanh nghiệp tham gia nhiều, việc khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề còn chậm; Quản lý công tác thực hiện ngân sách của doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn khó khăn.

- Về quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: khó khăn về đào tạo chất lượng nguồn nhân lực trong phục vụ du khách, khả năng tiếp cận vốn, thông tin, thủ tục hành chính.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số điểm kinh doanh du lịch tồn tại những bất cập như chưa đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh, việc chi trả hoa hồng không thống nhất khiến việc hạ giá tua du lịch tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lữ hành nước ngoài lợi dụng. Các doanh nghiệp nước ngoài đòi các công ty lữ hành của Việt Nam phải đưa khách của họ vào các cửa hàng chi % hoa hồng cao, kinh doanh thương mại du lịch lữ hành mờ ám, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh du lịch Quảng Ninh;

- Công tác tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh còn chưa mạnh mẽ, quyết liệt.

- Chưa khai thác triệt để các công cụ xúc tiến, quảng bá, các hoạt động quảng cáo thường diễn ra trên báo đài mà chưa có hoạt động tiếp xúc khách hàng, bán hàng trực tiếp. Chưa chú trọng lắm vào hoạt động chăm sóc khách hàng.

- Thị trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Nhiều điểm tham quan mới được đưa vào khai thác, phục vụ khách dulịch với những hấp dẫn và ưu đãi nhiều hơn điều đó đã tạo cho du khách có thêm nhiều sự lựa chọn hơn về các điểm đến, về các dịch vụ.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA TỈNH QUẢNG NINH

4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến du lịch tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Việt Nam tiếp tục quán triệt đường lối chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Trong đó hội nhập kinh tế quốc tế giữ vai trò trọng tâm; Việt Nam đang bước vào giai đoạn thực hiện hội nhập sâu hơn khi Cộng đồng kinh tế ASEAN bắt đầu thực thi các biện pháp cụ thể của lộ trình cam kết đến năm 2025 với các tiêu chí giám sát và đánh giá thiết thực hơn. Năm 2017 đánh dấu chặng đường hợp tác 22 năm Việt Nam gia nhập ASEAN và kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Việt Nam cũng đã đảm nhiệm thành công năm APEC 2017 với hàng loạt các hội nghị lớn được tổ chức trong nước và các sáng kiến mới được đưa ra, góp phần quan trọng vào tiến trình mở rộng hợp tác và thúc đẩy hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hội nhập ngoài nước thông qua việc đàm phán và tham gia các chương trình hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa hội nhập trong nước thông qua việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng…

Năm 2018 sẽ có nhiều chuyển biến cơ bản trong tái cơ cấu kinh tế trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm. Đây là chủ trương nhất quán và xuyên suốt. Vì vậy, đòi hỏi cần phải có một bước chuyển biến mạnh mẽ và căn bản trong công tác hội nhập kể cả đàm phán, ký kết hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chuẩn bị tâm thế cho hội nhập, đặc biệt là năng lực thực thi, hiện thực hóa FTA.


Tính đến năm 2018, Việt Nam đã phê chuẩn 10 FTA song phương và đa phương, với các đối tác trong khu vực và trên thế giới, bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và 5 FTA ASEAN +1 (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand; 4 FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản (VJEPA), với Hàn Quốc (KVFTA), với Chile (VCFTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEUFTA). Việt Nam cũng đã cơ bản kết thúc đàm phán FTA với EU, cùng ASEAN ký FTA với Hong Kong vào tháng 11/2017. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Khoảng 60 nền kinh tế đã và đang đàm phán FTA với Việt Nam, bao gồm các đối tác thương mại chủ chốt nắm giữ khoảng 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam. Việc thực thi các FTA nói trên đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm…

Nếu thực hiện đồng bộ và thực hiện hiệu quả các FTA, đồng thời tích cực chuẩn bị cho việc thực thi hiệu quả, chúng ta có cơ hội đón nhận và tận dụng hiệu quả các lợi ích từ các FTA.

Như vậy bối cảnh kinh tế quốc tế rất thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho công tác phát triển du lịch và xúc tiến du lịch của quốc gia và các địa phương. Đó là tiền để để phát triển các sản phẩm du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam. [24]

4.1.2. Bối cảnh trong nước

* Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch vẫn tăng trưởng trên 20%.

Theo các chuyên gia du lịch, nhờ đà tăng trưởng mạnh trong 2 năm 2016-2017, du lịch Việt Nam trong năm 2018 tiếp tục tăng trưởng tốt. Thị

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí