Thống Kê Sai Phạm Về Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Quảng Ninh


có số ngày nghỉ trung bình tăng (tại bảng số liệu 3.5) cho thấy về điểm lưu trú, nghỉ ngơi đã đáp ứng cả về số lượng và chất lượng, hạ tầng giao thông, điểm đến du lịch thuận tiện cả đường bộ, đường biển và sắp tới vận hành đường hàng không. Các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư kinh doanh các dịch vụ khách sạn, lữ hành thuận lợi, số lượng khách sạn xếp hạng 3, 4,5 sao tăng hàng năm, phục vụ theo nhu cầu du khách từ bình dân đến sang trọng. Đánh giá chung của công tác thu hút đầu tư cho thấy tỉnh có nhiều cải cách hành chính để môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đến kinh doanh và phát triển vào hình ảnh quảng bá hình ảnh hữu hình cho hoạt động du lịch của tỉnh.

3.2.2.4.Công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch

Tháng 5-2016, khi Sở Du lịch được tái thành lập theo Quyết định 1270/2016/QĐ-UBND ngày 28-4-2016 của UBND tỉnh, bộ phận Thanh tra du lịch được tách ra từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Với biên chế 7 cán bộ, nhân viên, Thanh tra Sở Du lịch đã nhanh chóng ổn định tổ chức phát huy khả năng tinh thần trách nhiệm được giao. Hoạt động thanh, kiểm tra đã có nhiều đổi mới, tăng cường tính chủ động, tổ chức nhiều đoàn, nhiều đợt kiểm tra tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần lành mạnh hoá môi trường kinh doanh du lịch.

Trong đó, đã tổ chức nhiều cuộc thanh, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm đúng quy trình; xử lý vi phạm chặt chẽ, nghiêm minh đúng pháp luật. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành đối với các doanh nghiệp đón khách du lịch Trung Quốc sử dụng hộ chiếu qua cửa khẩu Móng Cái. Thanh tra Du lịch đã tập trung kiểm tra hoạt động của hướng dẫn viên du lịch các đoàn khách du lịch Trung Quốc, Tây Âu, ASEAN... chủ yếu ở các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long như động Thiên Cung, đảo Ti Tốp, Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái và các điểm mua sắm phục vụ khách du lịch tại TP Hạ Long, Móng Cái. Qua kiểm tra đã phát hiện được nhiều hướng dẫn viên có hành vi vi phạm như tự ý thay đổi


chương trình, không có thẻ, sử dụng thẻ giả, thẻ hết hạn, không đeo thẻ, không mang theo chương trình du lịch, không quản lý khách du lịch theo chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đã đăng ký.

Bảng 3.13: Thống kê sai phạm về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh


Tiêu chí

ĐVT

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tuyên truyền, phổ biến sai quy định của nhà nước và pháp luật

về du lịch


Số vụ


9


8


11

Phạt vi phạm

Triệu đồng

115,7

135,5

224,6

Số đơn vị sai phạm

Đơn vị

9

8

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về công tác xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh - 9

(Nguồn: Sở Du lịch)

Qua bảng 3.13 thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra các vụ xúc tiến du lịch vi phạm pháp luật như tuyên truyền, phổ biến sai quy định, phát giác thông tin văn hóa đồi trụy, suy thoái nét văn hóa: năm 2015 có 9 vụ kiểm tra tại 9 đơn vị doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở TP Hạ Long, huyện Cô Tô, TP Bãi Cháy; xử phạt là 115,7 triệu đồng; năm 2016 có 8 vụ vụ kiểm tra tại 8 đơn vị doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở TP Hạ Long, huyện Cô Tô, TP Bãi Cháy, Hòn Gai, xử phạt là 135,5 triệu đồng và năm 2017 vụ kiểm tra tại 11 đơn vị doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở TP Hạ Long, TP Cẩm Phả, huyện Cô Tô; xử phạt là 224,6 triệu đồng. Công tác kiểm tra, thanh tra HĐDL trong tỉnh được duy trì thường xuyên, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài vượt cấp nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về văn hóa, nội dung xúc tiến du lịch, phương tiện xúc tiến du lịch…. Qua đó, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây.


Bảng 3.14: Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch

tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: %



Các tiêu chí


Kém


Yếu

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

Điểm trung bình

Công tác thanh tra, kiểm tra

được thực hiện định kỳ hàng năm


10


10


20


30


30


3,6

Cán bộ làm công tác thanh tra vô tư, liêm khiết

5

10

25

30

30

3,7

Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật

và nhà nước


0


0


25


35


40


4,15

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong quản lý nhà nước về xúc tiến du

lịch


5


10


30


35


20


3,55

Điểm trung bình chung

Xtb=3,75

(Nguồn: Điều tra)

Bảng số liệu 3.14 cho kết quả đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh đạt điểm trung bình là 3,75 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước” đạt 4,15 điểm, xếp điểm cao nhất, có 40% ý kiến là rất đồng ý. Tiêu chí “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch” đạt 3,55 điểm, xếp loại khá. Hiện nay hệ thống kiểm tra còn thực hiện theo quá trình phân cấp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn, chủ yếu sử dụng nguồn lực con người trong kiểm tra, việc cơ quan thông báo trước cho các đơn vị kinh doanh du lịch và lữ hành qua email, trang web của cơ quan nhà nước còn hạn chế. Đối với du khách và doanh nghiệp đánh giá công tác kiểm tra thanh tra của nhà nước về XTDL như sau:


Bảng 3.15: Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp công tác thanh tra, kiểm tra tại điểm du lịch

Tiêu chí

Số người trả lời

Tỷ lệ trả lời (%)

1.Đánh giá của du khách

Rất tốt

15

42,86

Tốt

10

28,57

Bình thường

7

20

Không tốt

3

8,57

Kém

0

0

Điểm trung bình

Xtb= 4,07

2.Đánh giá của doanh nghiệp

Rất tốt

7

23,33

Tốt

8

26,67

Bình thường

9

30,0

Không tốt

3

10,0

Kém

3

10,0

Điểm trung bình

Xtb= 3,43

(Nguồn: Điều tra)

Đối với khách du lịch chỉ có 35 người cho kết quả có gặp đoàn kiểm tra khi đang trải nghiệm dịch vụ du lịch, khi đang nghỉ ở nhà nghỉ, khách sạn, khu ẩm thực, vui chơi giải trí. Kết quả có 42,86% cho kết quả đánh giá là rất tốt. Đối với các doanh nghiệp công tác kiểm tra, giám sát được đánh giá là 3,43 điểm xếp loại khá, trong đó có 23,33% ý kiến là rất tốt, 26,67% ý kiến là tốt, 30% ý kiến là bình thường. Nhìn chung, công tác kiểm tra, thanh tra được đánh giá là tương đối tốt, cho thấy cơ quan nhà nước tiến hành nghiêm túc hoạt động này nhằm hạn chế sai phạm của đơn vị cung cấp dịch vụ sai mục đích, lý do của hoạt động quảng bá, tuyên truyền về du lịch.

3.2.2.5. Chính sách thúc đẩy phát triển ngành du lịch

Mục tiêu phát triển ngành du lịch được tỉnh xác định:

Xác định rõ việc xây dựng Quảng Ninh trở thành một Trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại.Sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao,


thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Dự kiến đến năm 2020, tổng khách du lịch đến địa phương đạt 15 đến 16 triệu lượt, trong đó có 7 triệu khách quốc tế; tổng doanh thu đạt 30.000 - 40.000 tỷ đồng; thu ngân sách từ hoạt động du lịch đạt 10 - 15% tổng thu nội địa trên địa bàn; giải quyết việc làm cho khoảng 130.000 người; đóng góp của ngành du lịch vào GRDP đạt từ 14 đến 15%.

Chính sách thúc đẩy ngành du lịch:

- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ trướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên Hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2020”;

- Quyết định số 2622/QD-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30/5/2014 của hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 1418/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;

- Thông báo Kết luận số 21-TB/TW ngày 23/3/2017 của Bộ Chính trị về các Đề án xây dựng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) với mục tiêu xây dựng mô hình hành chính tinh gọn, thể chế, cơ chế, chính sách cạnh tranh; khai thác tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, thu hút


đầu tư, hình thành mô hình động lực mới thúc đẩy phát triển đột phá về kinh tế đối với các địa phương, các vùng và cả nước; tỉnh Quảng Ninh đã tích cực hoàn thiện Đề án và tham gia xây dựng Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để Chính phủ trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Bảng 3.16:Đánh giá về chính sách thúc đẩy phát triển du lịch

tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: %



Tiêu chí


Kém


Yếu

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

Điểm trung bình

Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa loại hình, sản phẩm, dịch vụ du lịch; gắn du lịch với

các hoạt động, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, làng nghề


5


10


25


25


35


3,75

Hỗ trợ doanh nghiệp khởi

nghiệp kinh doanh du lịch

0

15

25

35

25

3,7

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch như xây dựng môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi

cho doanh nghiệp


0


0


25


40


35


4,1

Thực hiện công tác quản lý chính sách, cơ chế có liên

quan đến kinh doanh


0


0


15


35


50


4,35

Quản lý theo pháp luật các sản phẩm dịch vụ du lịch được phép kinh doanh của

doanh nghiệp


5


5


25


30


35


3,85

Quản lý công tác thực hiện ngân sách của doanh nghiệp

kinh doanh du lịch


5


10


30


35


20


3,55

Điểm trung bình chung

Xtb = 3,88

(Nguồn: Điều tra)


Kết quả đánh giá cho thấy chính sách thúc đẩy du lịch tỉnh Quảng Ninh đã tạo nhiều thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn hoạt động, điểm trung bình là 3,88 điểm,xếp loại khá. Tiêu chí “Thực hiện công tác quản lý chính sách, cơ chế có liên quan đến kinh doanh” đạt 4,35 điểm xếp loại tốt, có 50% ý kiến là rất đồng ý và 30% ý kiến là đồng ý. Tiêu chí “Quản lý công tác thực hiện ngân sách của doanh nghiệp kinh doanh du lịch” đạt 3,55 điểm, xếp loại thấp nhất, lý do các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh du lịch lữ hành thì cơ quan QLNN mới kiểm soát ngân sách, các doanh nghiệp khu vực tư nhà nước không quản lý ngân sách mà chỉ quản lý nội dung theo Luật du lịch 2017 và theo quyết định phê duyệt phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3.2.2.6. Quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Công tác quản lý nhà nước về các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh không chỉ về số lượng mà còn chất lượng hoạt động qua nguồn vốn, khả năng tiếp cận thị trường, năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực.

Bảng 3.17: Thống kê các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua các năm 2015-2017


Tiêu chí

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tổng số doanh nghiệp

1.987

100

2.136

100

2.342

100

1,Quy mô vốn

< 5 tỷ đồng

954

48,01

986

46,16

998

42,61

5-10 tỷ đồng

667

33,57

717

33,57

783

33,43

10-50 tỷ đồng

356

17,92

421

19,71

547

23,36

>50 tỷ đồng

10

0,5

12

0,56

14

0,6

2,Lao động

<10 người

1.201

60,44

1.341

62,78

1.543

65,88

10-50 người

547

27,53

550

25,75

658

28,1

50-100 người

225

11,32

231

10,81

126

5,38

>100 người

14

0,7

14

0,66

15

0,64

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư)


Quy mô doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tăng nhanh qua các năm 2015-2017. Năm 2015 có 1.987 doanh nghiệp, năm 2016 có 2.136 doanh nghiệp và năm 2017 có 2.342 doanh nghiệp. Với môi trường đầu tư thông thoáng của tỉnh đã thu hút các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gia nhập ngành với quy mô tăng đáng kể, các doanh nghiệp hoạt động theo đúng Luật doanh nghiệp 2015, Luật Du lịch năm 2017 đã làm cho công tác quản lý nhà nước thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật. Một điểm chung về quy mô hoạt động doanh nghiệp theo tiêu chí số vốn, xu thế doanh nghiệp có quy mô vốn 5-10 tỷ đồng và từ 10-50 tỷ đồng chiếm tỷ lệ tăng, số lượng lao động làm việc ở doanh nghiệp siêu nhỏ dưới 10 người tăng hàng năm. Nguyên nhân của tình trạng này là các doanh nghiệp gia nhập ngành, số vốn và quy mô hoạt động chuyên biệt nên thu hút nhân lực tham gia đông đảo. Số doanh nghiệp có quy mô vốn trên 50 tỷ đồng và trên 100 lao động thuộc về tập đoàn,doanh nghiệp nhà nước.

Các hoạt động của doanh nghiệp này được kiểm soát chặt chẽ, thực hiện theo nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2017, chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ trướng Chính phủ, các sở, ngành địa phương đã chủ động, triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Với phương châm chủ động đồng hành với mọi vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm, Lãnh đạo tỉnh đã tiếp xúc với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn, thành lập Câu lạc bộ khởi nghiệp và website: khoinghiepquangninh.vn; mở lớp điều hành doanh nghiệp tại Quảng ninh cho doanh nhân về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành doanh nghiệp...

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh

3.3.1. Yếu tố chủ quan

a. Bộ máy quản lý nhà nước về xúc tiến du lịch của địa phương:

Để quản lý công tác xúc tiến du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng bộ máy quản lý xúc tiến du lịch như hình 3.2. Sự phân cấp cơ quan quản lý theo

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023