Đánh Giá Về Công Tác Lập Kế Hoạch Xúc Tiến Du Lịch Cho Tỉnh Quảng Ninh


135 lần, đối với hợp tác nước ngoài năm 2017 đạt 43 lần chủ yếu thông qua hội chợ thương mại và du lịch.

Bảng 3.8: Đánh giá về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: %



Tiêu chí


Kém


Yếu

Bình thườn g


Đồn g ý

Rất đồn g ý

Điểm trun

g bình

Đảm bảo thời gian, tiến độ

và nội dung

0

0

25

50

25

4

Công khai, minh bạch, rõ

ràng

0

0

20

30

50

4,3

Gắn liền với mục tiêu phát

triển KT-XH của địa phương


0


0


30


30


40


4,1

Nhân viên năm được nội

dung của lập kế hoạch về xúc tiến du lịch


0


5


20


40


35


4,05

Điểm trung bình chung

Xtb = 4,11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

(Nguồn: Điều tra)

Kết quả điều tra 20 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cho thấy công tác lập kế hoạch về XTDL được thực hiện khá với điểm trung bình đạt 4,11 điểm. Công tác XTDL là nhiệm vụ quan trọng để quảng bá hình ảnh du lịch tỉnh đến với du khách nên công tác lập kế hoạch được thông báo rộng rãi tới các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và lữ hành trên địa bàn, hơn nữa tỉnh có thế mạnh về lĩnh vực du lịch nên đó là cách thu hút các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh du lịch để cùng nhau xây dựng và phát triển hoạt động du lịch.


Bảng 3.9: Đánh giá của du khách về khả năng tiếp cận với du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giá rẻ, hợp lý

143

79,44

Gần

101

56,11

Nhiều điểm vui chơi

161

89,44

An ninh an toàn

154

85,56

Chương trình du lịch hấp dẫn

170

94,44

Công tác quảng bá



Rất tốt

64

35,56

Tốt

75

41,67

Bình thường

21

11,67

Không tốt

12

6,67

Kém

8

4,44

(Nguồn: Điều tra)

Qua kết quả điều tra du khách, tác giả nhận thấy công tác lập kế hoạch XTDL được làm tốt nên gây ra hiệu ứng tích cực của du khách khi tiếp cận với du lịch của tỉnh, tiêu chí chương trình du lịch hấp dẫn được du khách chọn nhiều nhất với 94,44%, tỉnh đưa ra nhiều sản phẩm du lịch như thăm vịnh, tắm biển, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, Coldotel,...Có đến 77,23% du khách đánh giá công tác quảng bá rất tốt và tốt. Thống kê về phía doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, có 100% doanh nghiệp đều tham gia công tác lập kế hoạch XTDL bởi họ là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với du khách, ghi nhận phản hồi của du khách về các hoạt động tiếp cận du lịch nên đó là kênh tham mưu cho cơ quan QLNN về du lịch có căn cứ khi lập kế hoạch XTDL. Có 83,33% doanh nghiệp đánh giá công tác lập kế hoạch về XTDL là tốt và rất tốt và 16,67% doanh nghiệp đánh giá là bình thường. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch xúc tiến du lịch có thể thấy, các cơ quan chức năng đã làm khá tốt công tác xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh đến


đông đảo du khách trong nước và quốc tế, tạo sức lan tỏa hình ảnh du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

3.2.2.2. Phân cấp thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch

Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch

Hiện tại công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của tỉnh được thực hiện qua hình 3.2 sau:



UBND tỉnh Quảng Ninh

Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh


UBND thành phố/thị xã/huyện

Phòng Du lịch Thành phố/thị xã/huyện

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình phân cấp các chương trình XTDL tỉnh Quảng Ninh‌

(Nguồn: Sở Du lịch)

Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch của tỉnh qua Sở Du lịch của tỉnh Quảng Ninh dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ Văn hóa thông tin và du lịch và giám sát bởi UBND tỉnh Quảng Ninh. Đối với các thành phố/thị xã/huyện sẽ chịu sự điều hành từ Sở Du lịch và giám sát bởi UBND thành phố/thị xã/huyện. Hoạt động XTDL được thực hiện theo Luật Du lịch năm 2017 tập trung nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp:

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên tỉnh.


- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo lĩnh vực và địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.

Bảng 3.10:Đánh giá về công tác phân cấp thực hiện chương trình xúc tiến du lịch cho tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: %



Các tiêu chí


Kém


Yếu

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng ý

Điểm trung bình

Phân cấp theo bộ máy quản

lý theo hướng tinh gọn

0

0

20

50

30

4,1

Cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương phù hợp với bối

cảnh mới


0


0


15


35


50


4,35

Gắn thực hiện phân cấp cùng trách nhiệm quản lý nội dung chương trình du

lịch


0


0


25


35


40


4,15

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, quy trình phối hợp theo Quy chế của Bộ về quản lý chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, địa

phương


0


0


20


40


40


4,2

Đầu tư kinh phí cho các cấp tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ xúc tiến

du lịch


0


0


25


40


35


4,1

Điểm trung bình chung

Xtb = 4,2

(Nguồn: Điều tra)


Qua bảng 3.10 cho thấy công tác phân cấp chương trình xúc tiến du lịch thực hiện theo quy trình nên điểm đánh giá là tốt, đạt điểm trung bình là 4,2 điểm. Trong đó tiêu chí “Cơ cấu lại ngành du lịch của địa phương phù hợp với bối cảnh mới” đạt 4,35 điểm, xếp loại tốt, các hoạt động XTDL được thực hiện dựa trên căn cứ của chính sách phát triển du lịch tỉnh ban hành, các địa phương đề xuất những thế mạnh, đặc trưng du lịch từng vùng trong tỉnh, có 50% ý kiến là rất đồng ý và 35% ý kiến là đồng ý khi đánh giá tiêu chí này. Công tác phân cấp chương trình XTDL được thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất nghiêm ngặt thep quy chế của Bộ về quản lý chương trình xúc tiến du lịch quốc gia, địa phương. Nhìn chung, công tác phân cấp chương trình XTDL được tỉnh làm rất tốt, phân cấp phân quyền hạn và chức năng hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tỉnh.

3.2.2.3.Quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư các công trình giao thông quốc gia trên địa bàn tỉnh như đường cao tốc, sân bay, cảng biển. Theo “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050”xác định đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại.

Với mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu cả nước thực hiện hiệu quả Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Quảng Ninh đã luôn chủ động, sáng tạo và quyết liệt trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, đem đến nhiều niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Năm 2017, Quảng Ninh tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư kinh doanh, giữ vững vị trí đầu tiên trong top 5 tỉnh thành dẫn đầu toàn quốc về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.


Hình 3 3 Biểu đồ chỉ số PCI tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 2017 Nguồn http 1


Hình 3.3: Biểu đồ chỉ số PCI tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006-2017

(Nguồn: http://pcivietnam.org/ho-so-tinh/quang-ninh/)

Qua bảng 3.2 có thể thấy chỉ số CPI của tỉnh Quảng Ninh được cải thiện liên tục và vươn lên vị trí số một trong cả nước về vị trí xếp hạng. Có được kết quả này là do công tác quản lý nhà nước có nhiều hiệu quả:

- Quảng Ninh triển khai bộ công cụ đánh giá năng lực điều hành kinh tế của chính quyền các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Sở, Ban, Ngành (Department & District Competitiveness Index - DDCI) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện từ tỉnh đến cơ sở;

- Giảm thủ tục hành chính ở 3 cấp: chỉ số năng lực thu hút đầu tư cải thiện đáng kể và rõ rệt: đến năm 2017 tổng số thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đã giảm 201 thủ tục hành chính ở 3 cấp còn 1.534. Thời gian giải quyết TTHC giảm trung bình 40% thời gian so với quy định của Trung ương. 14/15 Trung tâm hành chính công các địa phương trong tỉnh đã đưa 100% TTHC vào thực hiện, cung cấp 1.286 dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hài lòng của công dân về chất lượng cung ứng dịch vụ công đạt trên 98%.

- Lắng nghe cộng đồng doanh nghiệp qua các kênh trực tuyến và mạng xã hội (gọi tắt là SNA) với sự tham gia thí điểm của 18 đơn vị sở ngành và địa


phương tỉnh Quảng Ninh là đột phá quan trọng về tư duy, công nghệ và tác phong công vụ của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2017. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng bộ công cụ mạng xã hội để tiếp nhận ý kiến đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường đầu tư kinh doanh.

Từ các hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư được thực hiện đồng bộ và thống nhất như vậy, nhiều sáng kiến đã làm thay đổi môi trường đầu tư tích cực, thu hút các nhà đầu tư thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.

Bảng 3.11: Đánh giá về công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: %



Tiêu chí


Kém


Yếu

Bình thường

Đồng ý

Rất đồng

ý

Điểm trung

bình

Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển

du lịch


0


0


20


30


50


4,3

Bổ sung danh mục ưu đãi

đầu tư cho du lịch

0

0

20

50

30

4,1

Phối hợp sử dụng các luật

để thu hút đầu tư cho du lịch

5

10

25

30

30

3,7

Tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng tại các địa bàn

trọng điểm


5


5


30


30


30


3,75

Quy hoạch đầu tư hạ tầng

cho địa bàn

5

5

25

30

35

3,85

Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn

hoá dân tộc


0


0


15


35


50


4,35

Điểm trung bình chung

Xtb= 3,96

(Nguồn: Điều tra)

Qua bảng 3.11 cho thấy công tác quản lý nhà nước về môi trường đầu tư được các cán bộ thuộc cơ quan QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đánh giá


điểm trung bình là 3,96 điểm, xếp loại khá. Tiêu chí “Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc” đạt 4,35 điểm, xếp loại tốt trong đó có 50% ý kiến là rất đồng ý, 35% ý kiến là đồng ý. Tiêu chí “Phối hợp sử dụng các luật để thu hút đầu tư cho du lịch” chỉ đạt 3,7 điểm, xếp loại khá, do mỗi địa phận của tỉnh có thế mạnh riêng nên để thu hút đầu tư cho du lịch ở các khu vực như huyện đảo, các vùng du lịch cộng đồng ở xa trung tâm sầm uất đang thực hiện lộ trình thu hút đầu tư cho du lịch.

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng đầu tư cho phát triển du lịch

Tiêu chí

Số người trả lời

Tỷ lệ trả lời (%)

1.Đánh giá của du khách về cơ sở hạ tầng du lịch

Rất tốt

125

69,44

Tốt

35

19,44

Bình thường

12

6,67

Không tốt

8

4,44

Kém

0

0

Điểm trung bình

Xtb= 4,53

2.Đánh giá của doanh nghiệp về môi trường đầu tư của cho hạ tầng du lịch

Rất hấp dẫn

20

66,67

Hấp dẫn

5

16,67

Bình thường

3

10,0

Không hấp dẫn

2

6,67

Kém

0

0

Điểm trung bình

Xtb= 4,43

(Nguồn: Điều tra)

Kết quả đánh giá của du khách và doanh nghiệp về môi trường đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh của tỉnh là tốt. Số lượng du khách đến với tỉnh

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí