Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk 31

Bảng 2.1: Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 44

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Đắk Lắk 37

Bảng 2.2: Bảng phân bổ doanh nghiệp khảo sát ở các huyện 47

Biểu đồ 3.1: Số lao động thực tế đóng BHXH qua các năm 46

Biểu đồ 3.2: Số đơn vị tham gia đóng BHXH qua các năm 46

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT


STT

Cụm từ viết tắt

Diễn giải

1

ASXH

An sinh xã hội

2

BHTM

Bảo hiểm thương mại

3

BHTN

Bảo hiểm tự nguyện

4

BHXH

Bảo hiểm xã hội

5

BHYT

Bảo hiểm y tế

6

BLĐTB&XH

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

7

CBX

Cán bộ xã

8

CNTT

Công nghệ thông tin

9

DN

Doanh nghiệp

10

DNNN

Doanh nghiệp nông nghiệp

11

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

12

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

13

ĐVT

Đơn vị tính

14

HCSN

Hành chính sự nghiệp

15

HTX

Hợp tác xã

16

Lao động

17

MSLĐ

Mất sức lao động

18

NLĐ

Người lao động

19

NSNN

Ngân sách Nhà nước

20

TNBQ

Thu nhập bình quân

21

TNLĐ

Thu nhập lao động

22

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

23

VN

Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình phát triển xã hội của mỗi quốc gia thì hệ thống an sinh xã hội được đặc biệt quan tâm và chú trọng mà Bảo hiểm xã hội là một trong bộ phận chủ yếu, một công cụ hữu hiệu của hệ thống bảo đảm an sinh xã hội đó. Thực chất quỹ bảo hiểm xã hội là một phần trong tổng sản phẩm quốc nội, trong đó người lao động chỉ phải đóng góp một khoản nhỏ nhưng khi gặp rủi ro được cả cộng đồng trợ giúp để vượt qua khó khăn, hoạn nạn [2]. Kết quả của sự phân phối lại đó tạo ra được sự bình đẳng hơn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, chính từ đó góp phần tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động, tạo thêm được nhiều điều kiện thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập đồng thời phát triển tốt hơn các dịch vụ xã hội phục vụ cho con người như y tế, giáo dục, văn hoá... Hoạt động bảo hiểm xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và tiến bộ xã hội. Bảo hiểm xã hội mang tính chất nhân đạo, nhân văn, dùng tiền đóng góp khi còn trẻ khoẻ để dùng vào lúc tuổi già, đau yếu. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội. Và ngược lại, bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ đang còn trong độ tuổi lao động. Tính xã hội của bảo hiểm xã hội luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính xã hội hoá của bảo hiểm xã hội cũng ngày càng cao.

Ở nước ta, bảo hiểm xã hội bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930 được Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chính sách bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng, có tính nhân văn sâu sắc, nhằm đảm bảo tốt hơn đời sống người lao động, góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước [24].

Tại tỉnh Đắk Lắk với kinh tế chủ lực là nông nghiệp với các loại cây trồng đặc trưng như cà phê, cao su, hồ tiêu. Với doanh nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn


trong tổng số doanh nghiệp trên toàn địa bàn tỉnh, cho thấy số lượng doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, số lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với số lao động của toàn tỉnh, số lao động nông nghiệp chiếm khoảng 70% lao động. Đây là nguồn lao động chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên còn nhiều lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội trong đó một phần là do các doanh nghiệp còn chưa coi việc đóng bảo hiểm xã hội là quyền lợi và nghĩa vụ của chính họ và người lao động, các doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội trong khi đó người lao động đa số là lao động phổ thông nên chưa tiếp cận được những thông tin về bảo hiểm xã hội, trình độ nhận thức còn thấp vẫn chưa coi việc tham gia bảo hiểm xã hội là cần thiết vì vậy gây ra sự khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp.

Từ những vấn đề còn tồn tại nên tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà (2011) về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại Công ty cổ phần thương mại kế toán An Việt, tác giả đã đã khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội (BHXH) và các chế độ BHXH thực hiện tại doanh nghiệp, trong nghiên cứu tác giả đã chỉ rõ ra những mặt đã làm được trong việc thực hiện BHXH như tình hình thụ hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động kịp thời, đầy đủ, bảo đảm tối đa quyền lợi của người lao động. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra được những mặt còn tồn tại và hạn chế trong việc thực hiện BHXH từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại đó [19].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuý (2014) khi viết về BHXH trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn TP.Hà Nội, tác giả đã phân tích được thực trạng luật BHXH trên đia bàn nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những tồn tại bất hợp lý trong các quy định của chính sách, chế độ và việc tổ chức quản lý các


quy định này trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BHXH [31].

Khi nghiên cứu về vấn đề quản lý thu chi tác giả Đỗ Thị Hằng (2011) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu và chi của BHXH từ đó đánh giá thực trạng quản lý thu, quản lý chi và tình hình cân đối quỹ tại BHXH tỉnh Đắk Lắk, từ những kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính [22].

Ở nghiên cứu của Nguyễn Thị La Giang (2015) khi viết về pháp luật BHXH, tác giả đã nghiên cứu chung về lý luận pháp lý sử dụng những thực tiễn điển hình ở Hà Nội, một địa phương có phạm vi ảnh hưởng lớn đối với hệ thống bảo hiểm xã hội nói riêng, nền kinh tế - xã hội nói chung để phân tích, chứng minh làm sáng tỏ những luận điểm pháp lý. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới [17].

Trần Thị Thu Phương (2015) khi đề cập về quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Nam Định tác giả đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tình hình thực tế trong công tác thu và quản lý thu BHXH từ đó xác định cụ thể những kết quả đạt được, những hạn chế và những mặt còn tồn tại trong công tác thu, quản lý thu đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể cho những mặt còn hạn chế, những kiến nghị thiết thực có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu [28].

Nguyễn Thị Hào (2015) đã nghiên cứu với nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, tác giả đã đưa ra các hệ thống chỉ tiêu đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH gồm: mức độ bao phủ của hệ thống; mức độ tuân thủ BHXH; mức độ thụ hưởng của người lao động phân theo chế độ BHXH, khu vực kinh tế và giới tính; mức độ bền vững về tài chính BHXH, trên cơ sở những tiêu chí đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH, tác giả đã làm rõ những kết quả và những hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể [21].


Nói chung các đề tài, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung cơ sở lý luận về chính sách bảo hiểm xã hội và chỉ ra được những vấn đề thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội. Tuy vậy, các công trình này khi nghiên cứu còn chưa làm rõ thực trạng thực tiễn áp dụng pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp nông nghiệp và gần như chưa có đề tài nào tương tự thực hiện tại Đắk Lắk. Vì vậy, việc thực hiện luận văn “Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk” là thật sự cần thiết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu QLNN về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận QLNN về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp.

- Đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk.

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường QLNN về BHXH đối với người lao động tại doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động QLNN về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Quản lý Nhà nước về BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp có nhiều nội dung. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận


văn, người viết sẽ tập trung vào một số nội dung liên quan đến hoạt động thu bảo hiểm xã hộ và việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN về BHXH đối với người lạo động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cụ thể là tại thành phố Buôn Ma Thuột, Cư Kuin, Krông Pắk, Ea Hleo, Buôn Hồ, Cư Mgar, Krông Năng.

- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm 2016 đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận: Luận văn triển khai trên cơ sở tiếp cận của khoa học quản lý công, nghiên cứu vấn đề bằng phương pháp luận duy vật biện chứng

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản trong lĩnh vực xã hội: Phương pháp hệ thống, phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp phân tích, tổng hợp và các phương pháp khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn, và xác định được những vấn đề thực tiễn trong việc QLNN về BHXH để đảm bảo quyền lợi đối với người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp. Khẳng định sự cần thiết của việc tham gia BHXH đối với lao động nông nghiệp.

Đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ, khả thi nhằm nâng cao vận dụng vào tình hình thực tế tỉnh Đắk Lắk.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kiến nghị thì luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học trong quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk


Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội đổi với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Kết luận

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí