Tổ Chức Tuyên Truyền Về Chính Sách Bhxh Tại Các Dnnn

2.4.2. Nhận thức của người lao động

Hiện nay, người lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông nên mức độ tiếp cận thông tin còn thấp thêm vào đó các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đến việc tuyên truyền nên người lao động tham gia các lớp tuyên truyền thường xuyên chỉ có 6.67%, thỉnh thoảng 31.43% và không tham gia là 61.9%.

Bảng 2.18: Tổ chức tuyên truyền về chính sách BHXH tại các DNNN



Loại hình doanh nghiệp


ĐVT

Số người điều

tra

Kết quả tham gia lớp

tuyên truyền

Kết quả có nên tham

gia BHXH

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

Nên

Không

Trung

lập

Công ty TNHH

Người

90

7

30

53

65

8

17

Công ty cổ phần

Người

15


3

12

9

3

3

Tổng

Người

105

7

33

65

74

11

20

Tỷ lệ

%

100

6.67

31.43

61.9

70.48

10.48

19.04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk - 11

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua bảng 2.18 trên ta cũng thấy được mức độ mong muốn đóng BHXH đối với người lao động tương đối cao khoảng 70,48%, không nên đóng BHXH là 10,48%, trung

lập 19,04%.

2.4.3. Trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ của cán bộ Bảo hiểm xã hội

Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ BHXH thể hiện như sau:

Bảng 2.19: Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ BHXH


Loại hình doanh nghiệp


ĐVT

Số

người điều tra

Trách nhiệm và thái độ phục vụ

Nhiệt tình

Bình thường

Công ty TNHH

Người

18

14

4

Công ty cổ phần

Người

3

3


Tổng

Người


17

4

Tỷ lệ

%

21

80,95

19,05

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Ngoài những quan tâm về các chỉ tiêu trong lĩnh vực thu - chi của BHXH thì ban lãnh đạo BHXH rất quan tâm đến ý kiến đánh giá từ phía đối tượng. Tại các địa điểm

BHXH đóng chân từ huyện đến tỉnh đều được bố trí thùng thư nhận sự góp ý của đối tượng. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo còn ban hành các nội quy, quy chế cơ quan và thường xuyên nhắc nhở về thái độ phục vụ và thực hiện quy trình đúng làm của cán bộ công chức, viên chức.

Qua bảng 2.19 có thể thấy được thái độ và trách nhiệm phục vụ của cán bộ BHXH đối với các doanh nghiệp đến liên hệ công tác rất tốt, nhiệt tình đạt 80,95%.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Quan điểm về bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp

Ở Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, an sinh xã hội mà trụ cột là BHXH càng được coi trọng, trở thành một trong những nhân tố hàng đầu bảo đảm phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

- Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia non trẻ, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, tùy từng giai đoạn, từng thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách BHXH đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, từ phạm vi chỉ áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước đến mở rộng đối tượng là lao động làm công hưởng lương trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, và phạm vi rộng nhất như hiện nay là tất cả người dân, lao động có thu nhập trong độ tuổi đều có quyền tham gia BHXH. Các chế độ BHXH cũng không ngừng được bổ sung, mở rộng mức độ thụ hưởng, hiện chúng ta cũng đã tiệm cận với những chế độ theo quy ước của Công ước của Tổ chức lao động quốc tế, tiến gần hơn với mức mà người dân các nước phát triển đang thụ hưởng.

- Việc mở rộng đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH luôn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi các nhóm đối tượng có những đặc điểm, điều kiện khác nhau. Do đó, để tạo điều kiện cho mọi người được tham gia và hưởng các chế độ BHXH, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xem xét đến nhiều yếu tố tác động, để từ đó có những chính sách thích hợp cho từng nhóm đối tượng.

- Đối với địa phương Đắk Lắk, ngành cà phê đã giải quyết công ăn, việc làm cho hơn 300.000 lao động, chiếm 1/6 dân số, hơn 30% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong đó, người lao động trồng và chăm sóc cà phê ở các Công ty TNHH MTV Cà phê trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk có 33.246 người, tuy nhiên, phần lớn người lao động chưa được tham gia BHXH. Lao động trong ngành cà phê là lao động mang tính đặc thù, để thực hiện chính sách BHXH đến với người lao động trồng và chăm sóc cà phê ở các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh, ngành BHXH cần phải thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện để người lao động trong ngành cà phê có thể tham gia BHXH.

- Các giải pháp trong đề tài này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, để đạt được mục tiêu thực hiện chính sách BHXH đến với người lao động trồng và chăm sóc cà phê ở các Công ty TNHH MTV Cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, không xem nhẹ giải pháp nào. Thực hiện được mục tiêu này cũng có thể làm tiền đề cho giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH là lao động trồng và chăm sóc cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung, tiến tới mục tiêu thực hiện chính sách BHXH cho tất cả lao động theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị.

- Cần nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về các quy định về BHXH để đảm bảo lợi ích làm việc của lao động. Tăng cường tham gia lớp tuyên truyền và tìm hiểu thông tin về các quy định về chính sách BHXH vì tỷ lệ tham gia còn rất hạn chế.

- Nâng cao khả năng nhận thức của lao động về đóng BHXH, cần giúp lao động thấy được mức độ quan trọng của việc đóng BHXH.

- Nắm vững chính sách BHXH để giám sát việc thực hiện chính sách BHXH của chủ đơn vị đối với mình và có thể yêu cầu cơ quan chức năng giúp đỡ khi cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Yêu cầu đơn vị thực hiện BHXH cho mình theo đúng mức lương được trả, theo đúng thời gian quy định trong HĐLĐ.

- Nếu chủ đơn vị thực hiện đóng BHXH không nghiêm túc cho các lao động thì bản thân mỗi người lao động phải biết đấu tranh vì quyền lợi của cả tập thể chứ không vì lợi ích của cá nhân.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chính sách BHXH đối với lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa

bàn tỉnh Đắk Lắk để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách BHXH đối với người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp. Cụ thể:

3.2.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp nông nghiệp và người lao động về chính sách BHXH

Qua điều tra thực tế 21 doanh nghiệp thì phần lớn mức độ nắm bắt thông tin của DNNN còn ở mức tương đối và mức độ tìm hiểu thông tin của các DNNN đang ở mức độ thỉnh thoảng. Nên doanh nghiệp cần có mức độ nắm bắt về chính sách BHXH đầy đủ, hoàn thiện hơn.

Cần có chế tài hợp lý để xử phạt các doanh nghiệp nông nghiệp trốn tránh trách nhiệm, quản lý chặt chẽ thu - chi Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp nông nghiệp.

Tham gia BHXH nghiêm túc theo quy định của pháp luật để cơ quan BHXH làm tốt công tác thu và chi trả chế độ cho người lao động được kịp thời. Thực hiện khai báo đủ số lao động, đăng ký tham gia đúng hạn, ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của người lao động, mức lương người lao động được hưởng và đúng với mức lương thực tế trả cho người lao động để tham gia đóng BHXH.

Luôn hợp tác tích cực với cơ quan Bảo hiểm xã hội; cần có bộ phận, cán bộ riêng trong lĩnh vực BHXH và cần được đào tạo và đào tạo lại một cách cơ bản, hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, vai trò và vị trí của hoạt động công đoàn, tổ chức cơ sở Đảng trong chỉ đạo thực hiện công tác BHXH. Đưa việc thực hiện tốt công tác BHXH là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi bộ, Đảng bộ “Trong sạch, vững mạnh”.

Đi đôi với việc phát triển doanh nghiệp, cần chú ý xây dựng điều lệ hoạt động công khai, minh bạch; hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tự nguyện của cả chủ sử dụng lao động và người lao động về lĩnh vực BHXH.

- Người lao động cần nâng cao khả năng tiếp cận thông tin chính sách BHXH để đảm bảo lợi ích làm việc của lao động. Tăng cường tham gia lớp tuyên truyền BHXH vì tỷ lệ tham gia còn rất han chế (có đến 60,9% lao động không tham gia lớp tuyên truyền).

- Nâng cao khả năng nhận thức của lao động về BHXH, cần giúp người lao động thấy được mức độ quan trọng của chính sách BHXH (tỷ lệ lao động cho rằng không nên tham gia BHXH còn tới 10,48%).

- Nắm vững chính sách BHXH để giám sát việc thực hiện chính sách BHXH của chủ doanh nghiệp đối với mình và có thể yêu cầu cơ quan chức năng giúp đỡ khi cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện BHXH cho mình (nếu doanh nghiệp cố tình né tránh,...) theo đúng mức lương được trả, theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng lao động.

- Nếu chủ doanh nghiệp thực hiện BHXH không nghiêm túc cho các lao động trong doanh nghiệp thì bản thân mỗi người lao động phải biết đấu tranh vì quyền lợi của cả tập thể chứ không vì lợi ích của cá nhân.

3.2.2. Mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp nông nghiệp

Đây là mục quan trọng của BHXH tỉnh Đắk Lắk, mục đích của BHXH là bảo đảm đời sống cho người lao động nông nghiệp nói riêng nhưng mục đích lớn nhất là giải quyết tốt các vấn đề mà xã hội đặt ra, nếu tiến hành phát triển BHXH ở tất cả lao động làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp thì số lượng lao động tham gia BHXH là vô cùng lớn, vì vậy, BHXH tỉnh Đắk Lắk cần tập trung các giải pháp để thu triệt để đối tượng này, cụ thể:

- Thực hiện tốt việc lập kế hoạch, phân cấp, tổ chức và quản lý thu BHXH. Dự kiến nguồn thu và tiến độ thu theo tháng, theo quý hoặc 6 tháng phải đạt được tỷ lệ nhất định so với kế hoạch thu đưa ra trong năm. Để thực hiện thu đúng, thu đủ theo kế hoạch cần phải có sự quản lý sát sao của lãnh đạo BHXH, cần nhiệm vụ chuyên môn vững vàng của đội ngũ cán bộ và sự phối hợp nhịp nhàng của từng bộ phận.

- Hàng năm, trên cơ sở số lao động hiện có của các DNNN trên địa bàn tỉnh do ngành Thuế, Kế hoạch Đầu tư và Lao động Thương binh và Xã hội cung cấp, BHXH tỉnh cần rà soát lại số lao động tham gia đóng BHXH của từng đơn vị trên địa bàn tỉnh từ đó xác định số lao động, đơn vị tăng giảm để xây dựng kế hoạch thu BHXH cho khớp đúng.

- BHXH tỉnh Đắk Lắk thống kê, nắm chắc đối tượng thuộc diện phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật để khai thác triệt để đối tượng này, phối hợp với Sở lao động thương binh và xã hội kiểm tra số lao động hiện có tại đơn vị và số lao động đã tham gia đóng góp vào quỹ BHXH từ đó có cơ sở để đơn vị kê khai và tham gia BHXH cho người lao động.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về BHXH tới người sử dụng lao động và tới mọi người lao động trên địa bàn. Xuất phát từ điểm nền kinh tế nước ta đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, hơn nữa Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân số sống rãi rác, thông tin không được cập nhật do vậy sự hiểu biết về BHXH còn hạn chế nên công tác thông tin tuyên truyền rất cần được tăng cường thường xuyên, liên tục. BHXH Đắk Lắk cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật BHXH tới các cấp, các ngành, tới các đơn vị sử dụng lao động, tới người lao động trên địa bàn tỉnh có hiệu quả nhằm làm chuyển biến nhận thức về tham gia BHXH là quyền lợi và trách nhiệm bằng các nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật BHXH, chế độ đối với lao động nữ, giải đáp chính sách về BHXH trên báo, đài tới các làng, các xã ở vùng sâu, vùng xa, phát hành tờ rơi tuyên truyền về lợi ích kinh tế và xã hội được hưởng khi tham gia BHXH tới từng người lao động, người dân trên địa bàn, căng pa nô, áp phích tuyên truyền mọi nơi có thể.

3.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan Bảo hiểm xã hội

Tích cực, chủ động phối hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Liên Đoàn lao động và các Sở, Ban ngành liên quan để nắm bắt tình hình lao động, việc làm và thu nhập của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp có hiệu quả với cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, đoàn thể mở chiến dịch truyền thông nhằm chuyển biến nhận thức và hành động của các ngành, các cấp và người dân tích cực tham gia BHXH.

Thường xuyên báo cáo cấp uỷ và chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH; tham mưu, đề xuất các biện pháp khả thi để tổ chức thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH.

Cụ thể hoá và quy rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành có liên quan với cơ quan BHXH trong việc phối hợp, quản lý đơn vị mới thành lập, người lao động trong đơn vị phải tham gia BHXH theo luật định. Cấp uỷ chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan phối hợp đồng bộ với cơ quan BHXH tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH

3.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị Bảo hiểm xã hội huyện và các đơn vị sử dụng lao động

Tăng cường phân cấp hợp lý, phân quyền cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ đối với BHXH các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị nhằm nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, quản lý. BHXH tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho BHXH cấp dưới để kịp thời giải quyết những vướng mắc và xử lý những vi phạm trong công tác BHXH. BHXH các cấp cử cán bộ bám sát, kiểm tra đôn đốc kịp thời các đơn vị tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với từng đơn vị đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng phí BHXH.

Xử lý và giải quyết số tiền nợ đọng và né tránh trích nộp Bảo hiểm xã hội. Để khắc phục tình trạng nợ đọng, né tránh trích nộp BHXH và đóng không đúng mức lương mà người lao động được hưởng, BHXH tỉnh Đắk Lắk cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thanh tra lao động, thanh tra Nhà nước, các tổ chức công quyền, tổ chức chính trị xã hội để kiểm tra giám sát thường xuyên việc kê khai lao động, quỹ lương.

Cần có những biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm, cố tình không đóng hoặc trốn tránh, gian lận đóng BHXH. Hiện nay, chế tài xử phạt đã cụ thể hoá trong Bộ Luật hình sự 2015, tuy nhiên thủ tục phức tạp, kém hiệu quả, chưa nghiêm, mức lãi suất tính cho số tiền nợ đọng còn thấp nên các doanh nghiệp có xu hướng chiếm dụng tiền nộp BHXH để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu, ngoài việc phổ biến, tuyên truyền về BHXH thì cơ quan BHXH cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm với chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các đơn vị và người đứng đầu đơn vị. Đồng thời, có thể kiện ra toà đối với các doanh nghiệp cố tình dây dưa trốn, nợ tiền BHXH.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí