Những Yếu Tố Tác Động Đến Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai

Đối với áp dụng pháp luật đối với báo chí: Đây là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền QLNN các lĩnh vực có liên quan đến báo chí bằng các hoạt động nghiệp vụ, với trình độ chuyên môn cao của các cán bộ, công chức có thẩm quyền, tổ chức cho các chủ thể tham gia hoạt động báo chí thực hiện những quy định của pháp luật đối với báo chí ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể trong các lĩnh vực liên quan đến báo chí ở nước ta.

Hoạt động áp dụng pháp luật đối với báo chí là sự tác động QLNN bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền và một số cơ quan khác của Đảng, Nhà nước được ủy quyền để thi hành pháp luật đối với báo chí. Đây là yếu tố quyết định sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật đối với báo chí; nhằm tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chấp hành nghiêm túc QLNN đối với báo chí.

Tổ chức thực hiện pháp luật đối với báo chí là hoạt động thường xuyên, liên tục, quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước. Các bộ, ngành, địa phương hằng năm phải thực hiện tổng kết hoạt động năm trước và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm sau.

Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của Nhân dân

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân. Quyền này được quy định trong Hiến pháp 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác.

QLNN về báo chí nhằm bảo đảm công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí, quyền tiếp cận thông tin của công dân có nội dung xác định cụ thể, chứ không phải là một thứ quyền chung chung, trừu tượng. Để bảo đảm thực hiện các quyền trên, đòi hỏi người làm báo và cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện các quyền đó của công dân đăng tải, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trường hợp không đăng tải, phát sóng thì phải trả lời công dân và nêu rõ lý do; báo chí phải trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo mà công dân gửi đến.

Như vậy, QLNN về báo chí là để tạo môi trường pháp lý thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí và quyền tiếp cận thông tin của công dân một cách đầy đủ và bảo đảm. QLNN về báo chí nhằm bảo tồn, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, nhân văn, mở ra cơ hội cho sự hòa nhập giữa các nền văn hóa, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa và tiến bộ về khoa học và công nghệ của nhân loại, bảo đảm cho quá trình hội nhập thông tin báo chí toàn cầu. Mặt khác, QLNN về báo chí là loại trừ những hành vi, hoạt động của báo chí làm phương hại đến độc lập dân tộc và an ninh trật tự xã hội vi phạm bí mật nhà nước, bí mật đời tư, vi phạm thuần phong mỹ tục, tác động xấu đối với xã hội.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 chủ yếu làm sáng tỏ những vấn đề về cơ sở lý luận về báo chí, QLNN, QLNN về báo chí. Luận văn đã phân tích và cơ bản xây dựng khung lý thuyết QLNN về báo chí. Báo chí đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình, là công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; có vai trò định hướng dư luận, là công cụ tuyên truyền, cổ động, giải thích, chỉ dẫn; là kênh thông tin giúp người dân tiếp cận những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Những cơ sở lý luận QLNN về báo chí ở Chương 1 là nền tảng, cơ sở nghiên cứu, phân tích về thực trạng QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

2.1. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.510,99 km2, so với cả nước gần bằng 4,7%. Tỉnh có toạ độ địa lý từ 12058’28” đến 14036’30'' độ vĩ Bắc, từ 107027’23” đến 108054’40” độ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía Tây giáp nước bạn Campuchia.

Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa. Khí hậu vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên, trong năm chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình hằng năm từ 220C – 260C; lượng mưa trung bình hàng năm là 2.223mm, độ ẩm trung bình 83%.

Gia Lai có 17 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và 14 huyện: Đức Cơ, Đak Đoa, Chư Pưh, Chư Păh, Chư Prông, Kông Chro, Mang Yang, Chư Sê, Phú Thiện, Ia Grai, Đak Pơ, Ia Pa, Krông Pa và Kbang.

Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 quốc lộ chiến lược của vùng Tây Nguyên là quốc lộ 14 theo hướng Bắc Nam và quốc lộ 19 theo hướng Đông Tây, là điều kiện thuận lợi để

giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, cả nước và quốc tế.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh: Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá so sánh 2010) năm 2019 tăng 8,16% so với năm 2018 (Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 5,35%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,47%, dịch vụ tăng 8,79%, thuế sản phẩm tăng 9,56%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; trong đó, nông lâm nghiệp - thủy sản chiếm 37,34%, công nghiệp - xây dựng chiếm 28,41%, dịch vụ chiếm 34,25%. GRDP bình quân đầu người đạt 49,8 triệu đồng; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo ước đạt 3%, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,04%

Nông - lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt

28.521 tỷ đồng. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được điều chỉnh phù hợp lợi thế của địa phương và gắn với thị trường. Kết quả bước đầu phát huy hiệu quả về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến và doanh nghiệp ký kết, hợp tác với nông dân, hợp tác xã nhằm phát triển các vùng nguyên liệu như: cây ăn quả, cây dược liệu, cà phê, hồ tiêu, cao su...

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Năm 2019 – 2020, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, cũng như địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sự ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid 19 nhưng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì trên 11%; thu ngân sách năm 2018 đạt trên 3.000 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng gấp 37 lần so với năm 1991.

Dân số toàn tỉnh Gia Lai là 1.513.847 người ( trong đó: khu vực thành thị là

438.276 người, khu vực nông thôn là 1.075.571 người; nam 758.589 người, nữ

755.258 người). Mật độ dân số bình quân là 97,6 người/km2, trong đó dân số sinh sống ở thành thị là 425.367 người (chiếm 29,59%), ở nông thôn là 1.112.033

người (chiếm 70,41%). Có 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 55,5% , các dân tộc khác chiếm 44,5%. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,38%, lao động trong độ tuổi là 828.881 người.

Gia Lai có bản sắc văn hóa các dân tộc phong phú, đa dạng, đặc biệt là không gian văn hóa cồng chiêng... Tỉnh cũng có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch sinh thái, du lịch lịch sử. Trong những năm qua, các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy. Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai đã khánh thành vào ngày 09/12/2012.

Những năm qua, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững. Các lực lượng chức năng duy trì bám địa bàn, nắm dân và phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thực hiện các biện pháp bảo vệ biên giới, phòng chống vượt biên, xâm nhập.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm có: Báo Gia Lai, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia lai, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai, Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai và 23 cơ quan báo chí trung ương, ngành và địa phương khác có văn phòng đại diện hoặc cử phóng viên thường trú

2.1.3.1 Báo Gia Lai

Báo Gia Lai (cơ quan chủ quản là Tỉnh ủy Gia Lai) là cơ quan báo in và báo điện tử, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Gia Lai, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai, đối tượng phục vụ là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. Tổng số viên chức, người lao động là 61 người, trong đó có có 37 biên chế và 24 hợp đồng. Trình độ chuyên môn: 47 người có trình độ đại học và trên đại học; 9 người có trình độ cao đẳng; 2 người có trình độ trung cấp và 3 người có trình độ chuyên môn khác (bảo vệ, lái xe).

Với chức năng nhiệm vụ là thông tin, tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh, góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hoá của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phản ánh và định hướng dư luận xã hội, phát hiện nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội.

Các loại ấn phẩm, các kỳ và số lượng xuất bản từng ấn phẩm:


Số TT


Tên ấn phẩm

Số

lượng xuất bản/kỳ

Tổng số kỳ xuất

bản/năm

01

Gia Lai hằng ngày

11.500

243

02

Gia Lai Cuối tuần

9.900

51

03

Gia Lai Xuân

10.400

01

04

Gia Lai Tân niên

10.550

01

05

Gia Lai Tất niên

10.570

01

06

Báo ảnh

3.000

50

07

Báo ảnh Xuân

2.000

01

TỔNG SỐ

57.920

348 kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 5


Hiện nay, Báo Gia Lai đang thực hiện theo cơ chế là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Báo Gia Lai điện tử tại địa chỉ https://baogialai.com.vn, có lượng truy cập từ

20.000 đến 30.000 lượt/ngày.

2.1.3.2 Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai:

Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai (cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Gia Lai) là cơ quan báo nói và báo hình) có tổng số viên chức, người lao động: 126 người. Trong đó có 86 biên chế, 37 hợp đồng dài hạn, 3 hợp đồng theo Nghị định

68. Trình độ chuyên môn: 4 người có trình độ trên đại học, 95 có người trình độ đại học, 6 người có trình độ cao đẳng, 10 người có trình độ trung cấp, 11 người có trình độ sơ cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.

Chức năng, nhiệm vụ là tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình trên sóng phát thanh, truyền hình toàn tỉnh; tiếp phát lại các chương trình phát thanh, truyền hình quốc gia. Phục vụ trong toàn quốc (có đưa lên vệ tinh và truyền hình cáp Việt Nam). Đặc biệt đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các chương trình phát thanh, truyền hình:

- Phát thanh: Chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề, chương trình khoa giáo phổ biến kiến thức và chương trình giải trí tiếng Việt, Jrai và Bahnar. Thời lượng phát sóng:

+ Chương trình tự sản xuất: 15 giờ 15 phút/ngày, chiếm tỷ lệ 87,6%.

+ Tiếp sóng chương trình thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam: 02 giờ 15 phút/ngày.

- Truyền hình bao gồm:

+ Nhóm chương trình thời sự chính trị;

+ Nhóm chương trình giải trí;

+ Nhóm chương trình khoa giáo;

+ Nhóm chương trình xã hội - từ thiện. Thời lượng phát sóng:

+ Chương trình tự sản xuất: 11 giờ 12 phút/ngày, chiếm tỷ lệ 67,8%;

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí