Nội Dung, Vai Trò, Nguyên Tắc Quản Lý Qlnn Về Báo Chí

Như vậy, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua hệ thống các quy định pháp luật, chính sách, kế hoạch nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động chấp hành - điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số cá nhân và tổ chức xã hội trong trường hợp được giao nhiệm vụ QLNN).

Theo giáo trình chuyển đổi cao học Hành chính công (2012): “QLNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”.

QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tài phán đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.

Như vậy, QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội – Giáo trình lý luận hành chính nhà nước.

Những đặc điểm cơ bản về QLNN:

- QLNN có tính chấp hành và điều hành.

- QLNN là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.

- QLNN là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền hành pháp.

- QLNN là hoạt động có tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ.

- QLNN là hoạt động mang tính liên tục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về báo chí

Nói đến QLNN về báo chí là nói đến những hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm bảo đảm cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. QLNN về báo chí là đòi hỏi tất yếu khách quan, là nguyên tắc và phương thức bắt buộc để tạo điều kiện cho báo chí phát triển; huy động tối đa năng lực tác động của báo chí vào mục đích phát triển đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực.

Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 3

Cho đến nay, chưa có một khái niệm QLNN về báo chí được coi là chính thức. Luật Báo chí 2016 cũng chưa đề cập đến, mà chỉ nêu về vai trò, chức năng, các loại hình báo chí và nội dung QLNN về báo chí. Một số khái niệm QLNN về báo chí mà tác giả tìm hiểu được:

Theo TS. Nguyễn Thế Kỷ: “ QLNN về báo chí bao gồm các hoạt động lập pháp, lập quy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm đề ra các chính sách pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của nhân dân liên quan đến báo chí và hoạt động báo chí” [25, tr.76].

Ở góc độ “QLNN trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một dạng xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước, là công việc của bộ máy hành pháp” [25, tr.19].

“ QLNN trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy Nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung

ương đến cơ sở tiến hành đã thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân” của tác giả Hà Đăng (2002), Năng cao năng lực và phẩm chất của phóng viên báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [16, tr.19].

QLNN về báo chí là hoạt động của bộ máy nhà nước được giao trách nhiệm, quyền hạn QLNN về báo chí; là hoạt động thể chế hóa và hiện thực hóa cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của Đảng về báo chí thành pháp luật, chính sách, cơ chế của Nhà nước; là quá trình tác động của các chủ thể quản lý một cách có có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực đến các hoạt động liên quan đến báo chí của các đối tượng quản lý là báo chí, các cơ quan báo chí, nhà báo theo những yêu cầu nhất định, trong khuôn khổ pháp luật, nhằm phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí trong nước cũng như xu thế hội nhập với báo chí thế giới; bảo đảm cho báo chí thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hoạt động QLNN và với những khái niệm, đặc thù về báo chí, tác giả cho rằng: "QLNN về báo chí là sự tác động có tổ chức, có định hướng và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động báo chí nhằm bảo đảm cho hoạt động báo chí được ổn định và tự do phát triển trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, phù hợp với quy hoạch và xu thế phát triển khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới".

1.1.5 Phương thức quản lý nhà nước về báo chí

- Chủ thể QLNN về báo chí là Nhà nước, mà chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước; các cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý chuyên ngành về hoạt động báo chí. Có thể phân chia hệ thống các cơ quan QLNN về báo chí bao gồm: Cơ quan QLNN về báo chí ở Trung ương (Chính phủ, Bộ TT&TT ; các

bộ, cơ quan ngang bộ); cơ quan QLNN về báo chí ở địa phương (UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở TT&TT).

Hiện nay, Bộ TT&TT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về báo chí; các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN và phối hợp với Bộ TT&TT thực hiện thống nhất QLNN về báo chí theo quy định Chính phủ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện QLNN về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

- Đối tượng của QLNN về báo chí: các cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến báo chí.

- Công cụ QLNN về báo chí:

Nhà nước thực hiện việc quản lý bằng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống pháp luật hiện nay của Nhà nước ta quy định về báo chí cơ bản là đầy đủ, bao quát được các nội dung QLNN. Tuy nhiên, vẫn có một số văn bản chưa được thống nhất và đồng bộ, dẫn đến hiệu quả của việc QLNN về báo chí còn chưa cao. Hạn chế lớn nhất là ở khâu tổ chức thực hiện, cần khắc phục tính tùy tiện trong thực thi pháp luật QLNN về báo chí, khắc phục tình trạng chủ quan, cảm tính trong xử lý các vi phạm để bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật.

Tổ chức bộ máy Bộ TT&TT, các cục, vụ, các Sở TT&TT, các phòng, ban chuyên môn giúp việc ở địa phương giúp cho nhà nước thực hiện chức năng QLNN về báo chí. Hoạt động của các cơ quan chuyên môn này ngày càng được nâng cao về hiệu quả hoạt động và đạt được những kết quả quan trọng. Hoạt động của các cơ quan này đang ngày càng được nâng cao về hiệu quả hoạt động và đạt được những kết quả quan trọng.

Nhà nước thực hiện việc quản lý thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy tổ chức quản lý. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, cũng như trình độ, năng lực quản lý, ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ người làm báo, phóng viên; hiệu quả quản lý qua đó cũng được nâng lên.

- Phương pháp QLNN đối với báo chí:

Trong 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, phương thức QLNN về báo chí cơ bản là bằng pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật về báo chí đã được bổ sung, chỉnh sửa và từng bước hoàn thiện với Luật Báo chí năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật Báo chí năm 1999, Luật Báo chí năm 2016. Ngoài ra, còn có khoảng gần 80 văn bản pháp luật quy định về báo chí.

Phương thức quản lý là những cách thức mà các chủ thể quản lý sử dụng để tác động đến khách thể của quản lý để đạt được mục tiêu quản lý. Quá trình quản lý bao gồm nhiều chủ thể quản lý, mỗi chủ thể quản lý lại sử dụng những phương pháp quản lý riêng; mặt khác, hoạt động báo chí là hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng, có tính chất đặc thù, phức tạp, nên trong từng trường hợp lại có những phương thức quản lý riêng.

Dưới góc độ QLNN về báo chí có các hoạt động chủ yếu sau đây: Quản lý bằng chủ trương, chính sách; quản lý bằng pháp luật; quản lý bằng hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát; quản lý thông qua tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực; quản lý thông qua hoạt động vận động, thuyết phục, nêu gương.

1.2. Nội dung, vai trò, nguyên tắc quản lý QLNN về báo chí

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về báo chí

Luật Báo chí năm 2016, quy định:

Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạt phát triển báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bộ TT&TT có trách nhiệm dự thảo trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển quản lý báo chí cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đồng thời, hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch này trên phạm vi cả nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng mang tính định hướng cho sự phát triển của báo chí; là cơ sở, căn cứ để thực hiện các hoạt động quản lý cụ thể, như cấp giấy phép xuất bản, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo đúng nhu cầu thực tế...

Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên các loại hình thông tin: báo chí, xuất bản, thông tin công cộng trên Internet, thông tin cơ sở, được ban hành kèm theo Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018; phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 để sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử, được ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Ở địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan QLNN về báo chí, có nhiệm vụ xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí địa phương. Dự án đó phải phù hợp với tình hình phát triển báo chí của địa phương sở tại, đồng thời không được trái với Chiến lược thông tin Quốc gia. Trên cơ sở các quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, quy hoạch báo chí được xác định thuộc Danh mục các quy hoạch ngành quốc gia, do đó, địa phương không cần xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí của riêng địa phương như trước đây. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.

Ở nước ta, QLNN nói chung và QLNN về báo chí nói riêng chủ yếu là thông qua pháp luật. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí là một bộ phận của hệ thống văn bản pháp luật, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước đối với báo chí, đồng thời xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động của báo chí hoạt động hiệu quả và tích cực.

Ở Trung ương, Bộ TT&TT là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về báo chí, có nhiệm vụ tham mưu soạn thảo dự án luật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý thông tin nhằm nâng cao hiệu lực QLNN đối với báo chí. Đồng thời, cơ quan này bảo đảm việc phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan, các cấp trung ương và địa phương,; không để diễn ra tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về báo chí, tạo hành lang pháp lý cho báo chí phát triển đúng định hướng, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.

Trên cơ sở khung pháp luật và chính sách của trung ương, mỗi địa phương có thể cụ thể hóa những quy định cũng như cơ chế, chính sách để thực hiện nội dung QLNN về báo chí trên địa bàn và tạo điều kiện phát triển, cung cấp báo chí ở địa phương mình. Từ đó tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra quá trình thực thi pháp luật, chính sách này. Các cơ quan QLNN về báo chí có nhiệm vụ thi hành Luật Báo chí, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí ở địa phương. Thực hiện QLNN đối với hoạt động của văn phòng đại diện, cơ quan thường trú các cơ quan báo chí Trung ương và báo chí địa phương hoạt động trên địa bàn.

Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.

Luật Báo chí quy định, trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin nhanh và chính xác. Khi cung cấp thông tin cho báo chí, tổ chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin do mình cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, thông tin trên trang thông tin điện tử, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức phù hợp khác. Bảo đảm thông tin cung cấp cho báo chí phải chính thống, kịp thời, chính xác và công khai, minh bạch để báo chí có đầy đủ thông tin đưa tin, phản ánh.

Quản lý thông tin của báo chí là hoạt động thanh tra, kiểm tra thông tin trên các loại hình báo chí. Việc tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí không phải là hoạt động kiểm duyệt báo chí vì theo quy định của pháp luật báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng. Để công tác này đạt hiệu quả, các cơ quan quản lý vĩ mô báo chí cần bám sát thực tiễn hoạt động báo chí và nhất quán thực hiện việc tổ chức thông tin, quản lý thông tin từ Trung ương tới địa phương.

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí.

Báo chí là một trong những nghề nghiệp đặc thù, đòi hỏi những người làm báo cần có nhận thức chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp vững vàng. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí là rất quan trọng.

Hoạt động xây dựng đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí thông qua đào tạo, bồi dưỡng là một trong những hoạt động rất quan trọng trong quá trình QLNN về báo chí. Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023