Các Cơ Quan Đại Diện, Văn Phòng, Phóng Viên Thường Trú

+ Chương trình phim truyện, sân khấu, giải trí: 5 giờ 18 phút/ngày;

+ Tiếp sóng chương trình Đài Truyền hình Việt Nam: 45 phút/ngày.

Ngoài ra, Đài Phát thanh – Truyền hình Gia Lai còn có trang thông tin điện tử tổng hợp (gialaitv.vn) tại địa chỉ: http://www.gialaitv.vn.

Cơ chế tài chính tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã

Đài Truyền thanh cấp huyện tiếp sóng chương trình phát thanh của Đài tỉnh.

Đài Truyền thanh cấp xã: tiếp âm Đài Truyền thanh cấp huyện và cấp tỉnh.

Các đài huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh mở rộng phạm vi phát sóng, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kịp thời đưa thông tin, kiến thức cần thiết đến với nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Quan tâm thực hiện có hiệu quả công tác thông tin. Đài Truyền thanh cấp xã tuyên truyền các công việc liên quan đến văn hóa, y tế, giáo dục, công nghiệp...; thông tin các văn bản của địa phương, các văn bản QLNN liên quan đến địa phương, gương người tốt việc tốt.

Trên địa bàn tỉnh có 17 hệ thống truyền thanh - truyền hình cấp huyện, trong năm 2020 đã thực hiện 156.527 giờ phát thanh, 150.620 giờ truyền hình, một số huyện đã thực hiện việc biên dịch chương trình thời sự sang tiếng Jrai, Bahnar để phục vụ bà con nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Hiện nay, có 184/222 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

bước đầu hoạt động hiệu quả, kịp thời cung cấp thông tin về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Có khoảng 190 cán bộ, công chức phụ trách đài truyền thanh xã thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

2.1.3.3 Tạp chí Văn nghệ Gia Lai

Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 6

Tạp chí Văn nghệ Gia Lai (cơ quan chủ quản là Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Gia Lai), là cơ quan ngôn luận của đội ngũ văn nghệ sĩ Gia Lai, trực thuộc Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai, là cơ quan báo in. Tổng số viên chức, nhân viên: 5 người. Trong đó có 1 lãnh đạo, 4 biên tập viên. Trình độ chuyên môn gồm 1 người có trình độ thạc sỹ, 4 người có trình độ đại học.

Tạp chí có chức năng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân bằng những tác phẩm văn học, nghệ thuật; nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, qua đó cung cấp cho bạn đọc những thông tin có chất lượng tốt, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, định hướng thẩm mỹ cho công chúng và phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng văn nghệ sĩ của tỉnh. Phục vụ hội viên, cộng tác viên, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh. (Tạp chí được phát hành đến tận tất cả các xã, phường trong toàn tỉnh)

Các loại ấn phẩm của tạp chí là Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Số lượng xuất bản: 1.000 bản/ kỳ. Khổ in: 16cm x24 cm, số trang 120. Xuất bản: 01 tháng/ kỳ (12 kỳ/ năm). Tạp chí hoạt động từ nguồn ngân sách được cấp hằng năm. Nguồn thu từ bán và quảng cáo trên tạp chí là rất ít, không đáng kể.

2.1.3.4 Hội Nhà báo tỉnh

Hội Nhà báo tỉnh là nơi tập hợp, rèn luyện phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho những người làm báo trong tỉnh; đại diện cho quyền lợi của các nhà báo, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp đối với hội viên. Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai bao gồm 248 hội viên thuộc 6 chi hội gồm:

- Chi hội Nhà báo Văn phòng Hội;

- Chi hội Nhà báo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;

- Chi hội Nhà báo Báo Gia Lai;

- Chi hội Nhà báo khu vực Tây Gia Lai;

- Chi hội Nhà báo khu vực Đông Gia Lai;

- Chi hội Nhà báo các báo thường trú.

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch chuyên trách, Văn phòng Hội được bố trí 04 biên chế chuyên trách, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thực hiện Quyết định 979/QĐ-HNBVN, ngày 06 tháng 4 năm 2018 của Hội Nhà báo Việt Nam về việc sinh hoạt của hội viên là phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí tại địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội Nhà báo tỉnh thành lập chi hội, xây dựng quy chế, động viên 12 hội viên là phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trung ương, ngành tham gia sinh hoạt tại chi hội phóng viên thường trú và một số hội viên sinh hoạt tại Chi hội Văn phòng Hội.

Định kỳ, Hội Nhà báo tổ chức sinh hoạt và gặp gỡ hội viên các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh, kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp để tham mưu, kiến nghị tháo gỡ, đồng thời động viên, tạo điều kiện để hội viên, nhà báo các báo thường trú sinh hoạt và tác nghiệp đúng quy chế, quy định. Hội Nhà báo tỉnh và các chi hội trực thuộc xây dựng kế hoạch hoạt động theo kết luận các kỳ họp của Ban Chấp hành, tổ chức nhiều hoạt động theo đặc thù của từng cơ quan báo chí. Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tham mưu giúp lãnh đạo các cơ quan trực tiếp quản lý một số hoạt động nghiệp vụ; nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí, hiến kế xây dựng các chuyên trang chuyên mục; từng bước cải tiến, đổi mới hình thức, nội dung báo in, báo điện tử, chương trình phát thanh truyền hình.

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ký kết chương trình phối hợp với Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trong công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đào

tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; phối hợp tổ chức đối thoại chuyên đề; phối hợp tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong các cơ quan báo chí, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo của tỉnh nhằm tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu trong quản lý, định hướng hoạt động báo chí.

2.1.3.5 Các cơ quan đại diện, văn phòng, phóng viên thường trú

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 10 cơ quan đại diện và văn phòng thường trú gồm:

- Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Gia Lai;

- Văn phòng Báo Nông thôn ngày nay;

- Cơ quan thường trú Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) tại Tây Nguyên;

- Văn phòng thường trú Báo Lao Động;

- Trung tâm Phát thanh - Truyền hình quân đội tại Tây Nguyên;

- Văn phòng thường trú Báo Nhân dân tại Gia Lai;

- Văn phòng thường trú Báo Công Lý;

- Cơ quan đại diện Báo Pháp luật Việt Nam;

- Văn phòng đại diện Tạp chí điện tử Môi Trường và Đô thị Việt Nam;

- Văn phòng đại diện Tạp chí Đồng hành Việt;

* 19 phóng viên, nhà báo thường trú hoạt động độc lập thuộc các cơ quan báo chí sau:

- Báo Nông nghiệp Việt Nam;

- Đài Tiếng nói Việt Nam;

- Báo Biên phòng;

- Tạp chí Cao su Việt Nam;

- Báo Quân đội Nhân dân;

- Báo Sài Gòn Giải phóng;

- Báo Thanh niên;

- Chuyên trang điện tử Tầm nhìn (Báo Tri thức và Cuộc sống);

- Báo Người Lao động;

- Báo Giao thông;

- Trung tâm truyền hình Việt Nam Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên;

- Báo Tiền phong;

- Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu.

Các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú thực hiện tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tại tỉnh, góp phần tích cực vào các hoạt động chung của tỉnh, bám sát chương trình, kế hoạch, sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản cũng như định hướng của cơ quan báo chí, kịp thời đưa tin, bài về các diễn biến thời sự, các vấn đề liên quan đến tỉnh Gia Lai. Các phóng viên thường trú thực hiện các tin, bài phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của tỉnh; đồng thời phản ánh một cách khách quan những hạn chế, yếu kém, bất cập tồn tại trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần phê bình, đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực ở địa phương.

2.2. Thực trạng QLNN về báo chí trên địa bàn Gia Lai

2.2.1. Tổ chức và hoạt động các cơ quan Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Theo Điều 7 Luật Báo chí năm 2016, cơ quan QLNN về báo chí gồm:

1. Chính phủ thống nhất QLNN về báo chí.

2. Bộ TT&TT chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về báo

chí.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của

mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ TT&TT thực hiện QLNN về báo chí.

4. UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm QLNN về báo chí tại địa phương.

Theo phân cấp của Chính phủ, trách nhiệm QLNN về báo chí ở địa phương thuộc về UBND tỉnh thông qua Sở TT&TT. Sở TT&TT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của phát luật.

UBND tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác QLNN về báo chí. Sở TT&TT (thành lập 2008) theo Quyết định số 127, ngày 07/4/2008 của UBND tỉnh. Sở TT&TT là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu và giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về TT&TT, trong đó có QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh. Quy định về chức năng, nhiệm vụ của Sở TT&TT trong QLNN về báo chí; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh theo quy định của pháp luật và sự phân cấp quản lý.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2016/ TTLT-BTTT-BNV, ngày 10/3/2016 giữa Bộ TT&TT và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT, ngày 12/7/2016, UBND tỉnh Gia Lai ra Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 12/7/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở TT&TT tỉnh Gia Lai.

Ở cấp huyện, thị, thành phố có các phòng Văn hóa và Thông tin trực thuộc UBND cấp huyện, chỉ đạo các hoạt động văn hóa, thông tin trên địa bàn. Công tác QLNN về TT&TT tại địa phương đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

2.2.2. Công tác quy hoạch và phát triển báo chí

Công tác quy hoạch, phát triển báo chí luôn được UBND tỉnh Gia Lai quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Ngày 27/12/2019, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 804/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án thực hiện Quyết định số 362/QĐ-

TTG ngày 03/4/2019 của Thủ thướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025“ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trong đó, tỉnh tập trung sắp xếp, cơ cấu lại hệ thống báo chí gắn với nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý báo chí để phát triển hệ thống báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, giúp các cơ quan báo chí hoạt động hiệu quả, chất lượng, bảo đảm thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ; phù hợp theo quy hoạch toàn quốc. Định hướng quy hoạch đối với các cơ quan báo chí của tỉnh, gồm 3 cơ quan báo chí chính: Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Gia Lai và Tạp chí Văn nghệ Gia Lai; nội dung quy hoạch từ năm 2020 đến năm 2025. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển báo chí trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Sở TT&TT tích cực tham mưu ban hành các kế họach về tuyên truyền số hóa truyền hình mặt đất và thực hiện lộ trình số hóa; UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 255/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 308/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quản lý hoạt động truyền thanh truyền hình cấp huyện đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Ngoài hệ thống báo chí địa phương thì thông tin còn được cung cấp qua các kênh thông tin khác như: hệ thống báo chí trung ương, ngành, địa khác... Do đó, tình trạng thông tin bị trùng lặp, thông tin không chính xác... rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc rà soát, sắp xếp quy hoạch mạng lưới báo chí trong phạm vi tỉnh Gia Lai là cần thiết.

2.2.3. Cung cấp thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí

Hằng năm, Sở TT&TT chủ trì tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác phát ngôn và xử lý khủng hoảng truyền thông.

Tăng cường công tác QLNN về báo chí và thông tin trên mạng internet theo chỉ đạo của Bộ TT&TT và UBND tỉnh. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,

Văn phòng UBND tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức giao ban báo chí định kỳ theo quy định, định hướng thông tin trên báo chí theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Nhìn chung, chất lượng, nội dung các hội nghị giao ban báo chí của tỉnh ngày càng nâng cao; kịp thời cung cấp các thông tin cần thiết, quan trọng, những vấn đề được dư luận quan tâm cho các cơ quan quan báo chí tại cuộc họp giao ban.

Công tác quản lý thông tin trên báo chí luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên cập nhật thông tin báo chí phản ánh, viết về Gia Lai để cung cấp kịp thời, chính xác đến các lãnh đạo tỉnh. Thực hiện việc theo dõi thông tin trên báo chí viết về Gia Lai hàng ngày để tổng hợp, cung cấp cho lãnh đạo cấp tỉnh và huyện qua email công vụ (khoảng 264 bản tin); kịp thời tham mưu xử lý các vụ việc phản ánh trên báo chí và trên mạng internet để sớm xác minh và trả lời báo chí để có các biện pháp khắc phục.

Các địa phương trong tỉnh đã cơ bản thực hiện nghiêm các quy định của Luật Báo chí năm 2016, Nghị định quy định chi tiết về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. Công tác QLNN đối với mạng lưới phát thanh – truyền hình trên địa bàn huyện thực hiện theo đúng quy định.

Xác định công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành nhằm tăng cường nguồn thông tin chính thống, kịp thời cho các cơ quan báo chí; đồng thời tạo điều kiện cho nhà báo, phóng viên tác nghiệp đúng pháp luật. Việc quản lý thông tin trên báo chí, để cập nhật thông tin cho báo chí phản ánh hằng ngày nhằm cung cấp kịp thời, chính xác đến các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023