Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 2

huy được vai trò định hướng dư luận xã hội; hiện thượng “ thương mại hóa” báo chí; báo chí xa rời sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của mình; sự phát triển của các cơ quan báo chí thiếu quy hoạch; một bộ phận người làm báo còn hạn chế về năng lực chuyên môn, vi phạm các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp… Vì vậy, việc quản lý nhà nước (QLNN) về báo chí ngày càng phải đáp ứng yêu cầu cao hơn, khó khăn hơn và phức tạp hơn.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do việc QLNN về báo chí còn chưa tốt. Do đó, việc nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí, phát huy vai trò của báo chí trong công cuộc đổi mới là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lailàm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành Quản lý công.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong những năm qua, ở nước ta có một số công trình nghiên cứu khoa học tiếp cận vấn đề QLNN về báo chí ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, số lượng còn ít, chưa khái quát được nhiều, đặc biệt là công tác QLNN về báo chí ở địa phương. Học viên đã nghiên cứu một số công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dụng đề tài của mình như sau:

Nguyễn Văn Dững – Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều nghiên cứu về lý luận báo chí. Các tác phẩm, như: “Báo chí và dư luận xã hội”, Nhà xuất bản Lao động (2011); “Cơ sở lý luận báo chí”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông (2018). Tác phẩm “Báo chí và dư luận xã hội” đã đưa ra khái niệm của dư luận xã hội; hệ thống các khái niệm liên quan đến truyền thông, truyền thông đại chúng và báo chí. đi sâu vào nhận diện các đặc điểm của báo chí hiện đại; các đối tượng tác động của báo chí hay cơ chế tác động của báo chí vào dư luận xã hội.

Đồng thời, tác phẩm còn rút ra được vai trò của báo chí đối với dư luận xã hội và cách ứng xử của nhà báo đối với dư luận xã hội, cũng như cách để trở thành một nhà báo - nhà chính luận. Tác phẩm “Cơ sở lý luận báo chí” đề cập đến những quan điểm khác nhau về báo chí, bám sát các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí. Bên cạnh đó là những kiến thức cơ bản về hệ thống của lý luận báo chí, đối tượng, công chúng và cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, vấn đề tự do báo chí.

Cuốn sách “Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới” do Nguyễn Thế Kỷ chủ biên, được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật phát hành năm 2012. Sách gồm 3 chương: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý báo chí – Cơ sở lý luận; Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm đổi mới đất nước; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo chí. Tác phẩm đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí trong 25 năm đổi mới đất nước; làm rõ nội dung, phương thức, sự đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối với báo chí; chỉ ra những ưu điểm, thành tựu và cả yếu kém, khuyết điểm; đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới.

Tác phẩm “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Thị Trường Giang - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được Nhà xuất bản Chính trị

- Hành chính, Hà Nội xuất bản năm 2011, cung cấp một số thông tin về tình hình phát triển mạng internet ở Việt Nam, hoạt động của các trang báo điện tử. Tuy nhiên, đề cập đến hoạt động quản lý báo mạng điện tử thì tác giả mới chỉ liệt kê một số văn bản chỉ thị của Đảng, Chính phủ liên quan đến hoạt động quản lý tức

là mới đề cập ở khía cạnh quản lý bằng pháp luật mà chưa có sự phân tích sâu về hiệu quả thực tế của các văn bản này cũng như những khía cạnh khác của họat động QLNN đối với lĩnh vực báo chí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Công trình khoa học "QLNN về báo chí ở Việt Nam hiện nay" (2016) của Nguyễn Thị Mai Anh (Học viện Hành chính Quốc gia) đã nghiên cứu cơ sở khoa học về báo chí và QLNN về báo chí; phân tích thực trạng QLNN về báo chí từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới; đề xuất bổ sung điểm mới cho một số khái niệm liên quan đến báo chí, QLNN về báo chí; đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về báo chí ở nước ta trong điều kiện hội nhập, trong bối cảnh công nghệ TT&TT đa phương tiện phát triển vượt bậc như ngày nay.

- Công trình khoa học “QLNN về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay” (2019) của Nguyễn Minh Thắng (Học viện Khoa học và Xã hội) đã nghiên cứu lĩnh vực QLNN về báo chí điện tử; đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện QLNN về báo chí điện tử như định hướng nâng cao năng lực, hiệu quả gồm hai nhóm quan điểm chính; giải pháp nâng cao năng lực QLNN về báo chí điện tử ở nước ta.

Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 2

- Công trình khoa học "Xu thế phát triển của báo chí địa phương Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện" (2017) của Nguyễn Tiến Vụ đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận của báo chí, truyền thông từ lý luận và thực tiễn. Luận án đã đưa ra xu thế đang tác động một cách mạnh mẽ đối với báo chí Việt Nam nói chung và báo chí địa phương nói riêng, mang tính quy luật, đó là truyền thông đa phương tiện. Xác định những vấn đề đang đặt ra đối với báo chí địa phương do những tác động hai mặt của xu thế truyền thông đa phương tiện, bước đầu xác định các xu hướng phát triển của báo chí địa phương hiện nay và từng loại hình báo chí. Các giải pháp chủ yếu đã được đặt ra nhằm thúc đẩy báo chí địa

phương phát triển mạnh mẽ và theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước trong xu thế truyền thông đa phương tiện.

- Công trình khoa học“QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương” (2020) của Trần Minh Khiêm . Luận văn phân tích thực trạng, xác định các xu hướng phát triển của báo chí và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Các công trình nghiên cứu đã khẳng định được vai trò quan trọng của QLNN về báo chí; đồng thời, đưa ra những thực trạng cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí ở trung ương cũng như các địa phương. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã phản ánh những phương diện khác nhau, cung cấp nhiều tư liệu về cơ sở lý luận, về kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến QLNN về báo chí ở từng giai đoạn và các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài này làm luận văn thạc sĩ của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về QLNN về báo chí, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về báo chí, vận dụng trong QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

- Phân tích, đánh giá thực trạng báo chí và QLNN về báo chí; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu:

QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tiến hành nghiên cứu công tác QLNN về báo chí.

- Về không gian: Địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Về thời gian: Từ năm 2018 đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Phương pháp luận

- Dựa trên quan điểm Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về báo chí.

- Nghiên cứu dựa vào hệ thống khoa học quản lý và khoa học báo chí.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu và làm rõ các vấn đề, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như sau:

- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên quan để có những luận cứ khoa học cho việc đánh giá hoạt động báo chí, làm cơ sở để đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Phương pháp phân tích, đánh giá: Đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai để từ đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu trong QLNN về báo chí.

- Phương pháp thống kê, so sánh: Được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu được thu thập trong công tác QLNN về báo chí để so sánh đối chiếu những kết

quả từ thực tiễn nhằm làm sáng tỏ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác QLNN về báo chí.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về báo chí cũng như phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi và áp dụng vào thực tiễn công tác QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai cũng như ở các địa phương khác.

Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho đội ngũ làm công tác QLNN về báo chí và những công trình nghiên cứu về sau liên quan đến vấn đề này; đồng thời, cung cấp những kiến thức cơ bản trong bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho những người làm báo tại địa phương.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về báo chí

Chương 2: Thực trạng QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai Chương 3: Giải pháp QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ

1.1. Báo chí và quản lý nhà nước về báo chí

1.1.1. Khái niệm về báo chí

Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền đạt thông tin về các vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội một các nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng.

Từ trước đến nay, khái niệm báo chí có nhiều định nghĩa khác nhau.

Theo triết học cổ Hy Lạp: “Báo chí xuất phát từ chữ “information” có nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng” [8, tr.6].

Theo tác giả Nguyễn Mai Anh trong Luận án tiến sĩ “QLNN về báo chí ở Việt Nam hiện nay”, khái niệm báo chí: “ Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng truyền đạt thông tin về các vấn đề diễn ra trong đời sống xã hội một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng. Một số loại hình báo chí có tính tương tác đa chiều nhanh chóng, tức thì với công chúng bạn đọc; là một hoạt động chính trị - xã hội, là công cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [21, tr.48]

Theo sách chuyên khảo: “Vai trò của báo in trong thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Quang Vinh do NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2020 thì “Báo chí là các loại hình truyền thông đại chúng (gồm báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động, có tính định kỳ, phát hành rộng rãi, chuyển

tải thông tin mới một cách nhanh nhất đến công chúng, có ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội” [24, tr.3].

Theo Điều 3 Luật Báo chí năm 2016: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”[ 35, tr.1]

1.1.2. Các loại hình báo chí

Tại Điều 3, Luật Báo chí năm 2016 quy định báo chí bao gồm bốn loại hình:

Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.

Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.

Ngoài ra, còn có thể kể đến các loại hình báo chí khác như: bản tin, tập san, nội san,… Ở mỗi loại hình báo chí đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, chúng cùng tồn tại, phát triển và bổ trợ lẫn nhau để tạo nên hệ thống báo chí đa dạng, phong phú.

1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước

QLNN, hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề thanh tra, kiểm tra đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023