Bên cạnh đó duy trì thường xuyên hoạt động trang thông tin điện tử của Sở TT&TT; xuất bản Bản tin TT&TT, chuyên mục TT&TT trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, góp phần cùng các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực TT &TT. Tổ chức thông tin, quản ý thông tin của báo chí được tỉnh thường xuyên quan tâm. Phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức tốt các cuộc họp giao ban báo chí định kỳ ngày càng hiệu quả, chất lượng; phát huy tính chủ động, tính tích cực và chịu trách nhiệm của các quan báo chí; trên cơ sở dân chủ trong việc trao đổi thông tin để có sự thống nhất trong triển khai thực hiện. Ngoài ra, để kịp thời truyền đạt những nội dung chỉ đạo, định hướng thông tin để các cơ quan báo chí tiếp nhận kịp thời và nghiêm túc thực hiện.
Sở TT&TT những năm qua đã hướng dẫn các cơ quan báo chí chuẩn bị thủ tục hồ sơ, xem xét đề nghị Bộ TT&TT cấp đổi giấy phép hoạt động báo chí in đối với Báo Gia Lai, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai và giấy phép hoạt động phát thanh – Truyền hình đối với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh. Đồng thời, qua theo dõi hoạt động báo chí, Sở TT&TT đã kịp thời nhắc nhở các cơ quan báo chí tiến hành các thủ tục xin phép xuất bản các ấn phẩm báo đặc biệt, tập san, đặc san báo chí phục vụ các ngày lễ lớn và nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh. Quản lý thực hiện nghiêm Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; tổ chức thực hiện nghiệm túc và có hiệu quả các quy định của Luật Báo chí.
Công tác thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng hơn, bảo đảm cho báo chí và việc QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai đi vào nề nếp hơn, tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho báo chí và quản lý về báo chí trên địa bàn tỉnh được phát triển theo đúng quy hoạch và định hướng đã đề ra. Đồng thời các hoạt động xử lý kiên quyết, kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về thông tin, xa rời tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí trong thẩm quyền được
tăng cường; chủ động báo cáo, đề xuất với Sở TT&TT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh những vấn đề vượt thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo, xử lý. Công tác phối hợp kiểm tra, xác minh, đề xuất xử lý các nội dung liên quan đến lĩnh vực báo chí được thực hiện kịp thời; phối hợp với Công an tỉnh Gia Lai giải quyết các vụ việc về thông tin trên báo chí, mạng xã hội; cung cấp thông tin tài khoản mạng xã hội Facebook có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Định kì hằng năm, Sở TT&TT đều tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh. Qua công tác kiểm tra đã có những chấn chỉnh đối với một số cơ quan đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương không thực hiện đúng quy định của luật. Phối hợp với các đơn vị có liên quan tập trung kiểm tra, rà soát, theo dõi việc chấp hành các quy định của pháp luật về TT&TT, đặc biệt các lĩnh vực nhạy cảm như báo chí, thông tin trên mạng. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và đề nghị Thanh tra Bộ TT&TT, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xử lý các trường hợp vi phạm về báo chí, thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Về hoạt động của các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Hoạt động của người đứng đầu cơ quan báo chí được tăng cường, trách nhiệm của trong việc thực hiện định hướng thông tin, quản lý phóng viên, cộng tác viên của cơ quan báo chí.
Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa phương thức và nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm phục vụ hiệu quả nhiệm bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, của địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại trên báo chí và các phương tiện truyền thông phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân; bảo đảm lượng thông tin tốt, tích cực về đời
sống xã hội là dòng chảy chính.
Báo Gia Lai, Đài Phát thanh- Truyền hình Gia Lai đã xây dựng các hình thức tuyên truyền chuyên sâu về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc như chuyên trang, chuyên mục, tuyến bài tuyên truyền trọng điểm. Đổi mới cách thức, nội dung, hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao hiệu quả tuyên truyền; coi trọng nội dung giáo dục văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, bảo đảm thực hiện tốt, hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Kịp thời có những bài viết phản bác lại những quan điểm sai trái với chủ trương chính sách của Đảng, bảo vệ nền tảng của Đảng, lan tỏa thông tin tích cực, nâng cao nhận thức của nhân dân trước các thông tin sai sự thật, các hành động vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, an ninh quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Tác Động Đến Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai
- Các Cơ Quan Đại Diện, Văn Phòng, Phóng Viên Thường Trú
- Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Lý Luận Chính Trị, Nghiệp Vụ, Đạo Đức Nghề Nghiệp Cho Đội Ngũ Người Làm Báo Và Quản Lý Báo Chí
- Định Hướng Của Đảng, Nhà Nước Về Phát Triển Báo Chí Và Qlnn Về Báo Chí Trong Bối Cảnh Hiện Nay
- Tăng Cường Quản Lý Của Cơ Quan Chủ Quản Trên Địa Bàn Tỉnh Gia
- Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
2.3.2. Hạn chế
Việc cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý các vấn đề báo chí phản ánh còn chậm, thiếu chủ động. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương chưa chủ động trong việc cung cấp thông tin chính thống cho báo chí về các sự kiện gây sự chú ý của dư luận nhằm tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội kịp thời.
Số lượng và chất lượng tin, bài chưa được đảm bảo, nội dung chưa đặc sắc, hấp dẫn; việc xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể còn hạn chế. Các bài viết có tính chính luận, chuyên sâu, phản bác các quan điểm sai trái còn hạn chế; thiếu những bài viết về những vấn đề nội cổm, người đọc quan tâm. Nội dung trên các chuyên mục, trang mục chưa sâu, chậm đổi mới, thiếu đầu tư đúng mức, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Bên cạnh đó, hình thức trình bày của một số tờ báo mang tính rập khuôn, đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, chưa thu hút được người xem.
Chất lượng báo chí phát thanh và truyền hình về mặt nội dung chưa cao, hình ảnh chưa thật sự hấp dẫn, tính cập nhật còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ người theo
dõi kên phát thanh và truyền hình tỉnh thấp. Chất lượng nội dung một số chương trình chưa được đảm bảo, còn mang tính đối phó.
Nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng – kỹ thuật còn hạn hẹp, số lượng phóng viên vừa thiếu, vừa yếu lại ít được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ; hạ tầng, trang thiết bị phục vụ của các huyện, xã biên giới còn thiếu nên triển khai các hoạt động đưa tin còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng xã, phường có đài truyền thanh không dây còn thấp (184/220), nhiều đài truyền thanh được đầu tư trước đó đã xuống cấp, hư hỏng. Đội ngũ cán bộ làm công tác tại các đài truyền thanh cơ sở còn thiếu và hạn chế về năng lực chuyên môn. Hệ thống thông tin cơ sở tại một số xã vẫn còn thiếu, các trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, hư hỏng, xuống cấp nên chất lượng phủ sóng tuyên truyền đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao.
Chất lượng phủ sóng tuyên truyền đến các xã vùng, sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chưa cao. Công tác tuyên truyền có thời điểm chưa thường xuyên, liên tục; một số dân cư vùng sâu, vùng xa còn thiếu thông tin. Hình thức và nội dung tuyên truyền có lúc, có nơi còn chưa phong phú, đa dạng. Một số cơ quan, địa phương còn chưa quan tâm về công tác thông tin đối ngoại; do đó, việc quảng bá các thành quả về phát triển kinh tế - xã hội, các thế mạnh của địa phương, các sản phẩm đặc trưng... còn nhiều hạn chế.
Các cấp lãnh đạo chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định của Ðảng, Nhà nước để điều chỉnh hoạt động báo chí cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Sự phối hợp trong công tác chỉ đạo, định hướng giữa các cơ quan ban ngành còn chưa sâu sát, nhịp nhàng. Hệ thống các văn bản QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa kịp thời với thực tiễn quản lý; xây dựng các kế hoạch, đề án còn chậm.
Các cấp hội nhà báo chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc giáo dục đạo
đức nghề nghiệp đối với hội viên, còn duy tình, vị nể, có biểu hiện trông chờ trong xử lý các sai phạm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên. Tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí điện tử thoái hóa, biến chất về chính trị, đạo đức lối sống và non kém về chuyên môn nghiệp vụ vẫn rất đáng lo ngại. Việc đăng tải các tin bài có nội dung nhạy cảm về chính trị, phản cảm về văn hóa chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ phía những người làm báo như thái độ dễ dãi, thiếu trách nhiệm của ban biên tập, trình độ chuyên môn còn hạn chế của phóng viên, biên tập viên, nhãn quan chính trị hoặc thẫm mỹ thiếu sâu sắc của người kiểm duyệt, quản lý trang báo, thậm chí là sự thoái hóa về chính trị và xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận phóng viên, biên tập viên.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong hoạt động báo chí chưa thường xuyên, liên tục, kết quả xử lý chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi sai phạm, việc giám sát thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Công tác hiệp y bổ nhiệm, bổ nhiệm lại lãnh đạo cơ quan báo chí; việc quy hoạch chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí có nơi chưa thực hiện đúng quy định.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 của còn chậm, nặng về sắp xếp mà chưa coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan báo chí vẫn tiếp diễn.
Vai trò của các cơ quan chủ quản quản lý của địa phương về báo chí còn hạn chế, chưa phát huy đầy đủ; còn có tình trạng né tránh trách nhiệm đối với những sai phạm diễn ra với các cơ quan báo chí. Công tác xây dựng Ðảng trong cơ quan báo chí chưa được coi trọng đúng mức; việc khiếu nại, tố cáo kéo dài trong nội bộ một số cơ quan báo chí cũng tăng lên; việc xử lý vi phạm đảng viên, tổ chức đảng
cơ quan báo chí chưa đủ sức răn đe.
Việc quản lý phóng viên, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên còn lỏng lẻo, thậm chí có cơ quan báo chí giao khoán nguồn thu, đặt nặng kinh tế báo chí dẫn đến việc cấp giấy giới thiệu không đúng quy định, không phù hợp tôn chỉ, mục đích. Một số văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tại địa phương và cả đội ngũ cộng tác viên hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Một bộ phận phóng viên chỉ soi mói, tìm những sơ hở, hạn chế của tổ chức, doanh nghiệp, địa phương để gây áp lực với động cơ không lành mạnh. Cuối cùng là xu hướng gia tăng tình trạng “báo hóa” các tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp bằng những từ ngữ dễ gây hiểu nhầm cho độc giả…
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tư tưởng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí chưa được thường xuyên.
Nguyên nhân hạn chế
Đội ngũ làm công tác báo chí và đội ngũ quản lý báo chí còn hạn chế về trình độ, năng lực; cơ chế chế, chính sách áp dụng cho báo chí còn thiếu đồng bộ. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, làn sóng thương mại hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa báo chí của thế giới. Các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách chống phá, chúng lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước, sự nghiệp đổi mới phát triển của dân tộc. Đặc biệt, ở Gia Lai, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm số lượng lớn, các thế lực thù địch lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, giải quyết khiếu nại tố cáo… ở vùng dân tộc thiểu số để mua chuộc, lôi kéo những phần tử xấu và người đồng bào gây mất ổn định an
ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí còn chưa hoàn chỉnh, chưa theo kịp và bao quát được những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động của loại hình báo chí hiện nay. Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên, với thay đổi nhanh chóng của đời sống và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, đặc biệt là báo chí điện tử thì nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các quy định liên quan đến báo chí còn thiếu đồng bộ, việc sửa đổi, bổ sung chậm được tiến hành.
Đối với những quy định đã tương đối rõ ràng thì việc tổ chức thực hiện vẫn diễn ra tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan chức năng mà chủ yếu là do ở một số nơi, các cấp có thẩm quyền chưa phân định được chức năng, vai trò, vị trí của mình. Từ đó dẫn đến buông lỏng QLNN hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm và quyền hạn.
Các quy định về cơ chế phối hợp trong hoạt động QLNN về báo chí chưa rõ ràng, chặt chẽ và mang tính ràng buộc cao giữa các chủ thể liên quan. Công tác thanh kiểm tra, thanh tra còn nhiều buông lỏng. Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý chưa rõ ràng, tạo nên nhiều nấc QLNN trung gian, trùng lặp gây lãng phí thời gian và khiến cơ quan báo chí có điều kiện ỷ lại, dựa dẫm vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chức năng của Đảng, cơ quan QLNN, làm suy giảm sự năng động, sáng tạo của cơ quan báo chí. Dưới góc độ pháp lý, các quy định xác định rõ các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành của bộ máy QLNN về báo chí vẫn còn thiếu; chưa định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giữa cơ quan QLNN, cơ quan chỉ đạo, cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan báo chí. Chưa thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc chấp hành tốt các quy định của pháp luật đối với báo chí.
Cơ quan chủ quản chưa làm hết trách nhiệm theo đúng quy định của pháp
luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực hoạt động báo chí chưa thường xuyên. Công tác xây dựng đảng trong các cơ quan báo chí chưa được coi trọng đúng mức; vai trò lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, trách nhiệm, tính chiến đấu của đội ngũ đảng viên và người đứng đầu cơ quan báo chí chưa được đề cao.
Cơ quan lãnh đạo chưa kịp thời chỉ đạo định hướng tuyên truyền về một số vấn đề nhạy cảm, khiến cơ quan báo chí “lúng túng” trong việc đăng tải thông tin; công tác quy hoạch báo chí còn lỏng lẻo; việc quản lý hoạt động liên kết “xã hội hóa báo chí” bất cập, để xẩy ra nhiều sai sót, nhất là việc xuất bản ấn phẩm phụ, chuyên đề tạp chí. Lãnh đạo của một số báo chưa coi trọng công tác kiểm duyệt tin, bài dẫn đến tình trạng sai phạm ngày càng tăng.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành và thái độ của toàn xã hội đối với việc QLNN về báo chí chưa thật sự sâu sắc. Vì cho rằng hoạt động báo chí là hoạt động chuyên ngành của các cơ quan báo chí, không có ảnh hưởng đến các hoạt động khác nên chưa có những sự phối hợp hiệu quả, mang lại kết quả cao cho việc QLNN về báo chí trên địa bàn tỉnh. Việc xây dựng chế độ nhuận bút, chính sách áp dụng cho báo chí còn thiếu đồng bộ. Vì vậy chưa kích thích được tính năng động, sáng tạo, cố gắng nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên.