Các Nguyên Tắc Qlnn Đối Với Hoạt Động Báo Chí

báo, phóng viên và người làm báo. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm báo, chuẩn hóa chức danh lãnh đạo chủ chốt của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan QLNN về báo chí nhằm tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí; cần sự phối hợp giữa Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan chủ quản và chính các cơ quan báo chí...

Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.

Ngày nay, khoa học, công nghệ, kỹ thuật điện tử phát triển rất nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí - truyền thông hiện đại. Với các công cụ hiện nay cùng với mạng Internet phủ sóng khắp toàn cầu, những người làm báo đã xây dựng những chương trình, ấn phẩm hấp dẫn, ngày càng nâng cao về chất lượng, và số lượng; đồng thời, hiệu quả hơn so với báo chí theo khuynh hướng truyền thống, Có thể thấy rõ là báo chí đa phương tiện, báo chí điện tử đang chiếm vị thế hơn so với các loại hình báo chí truyền thống như báo in, báo nói,... Vì vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ góp phần quan trọng để thúc đẩy các loại hình báo chí, truyền thông từ truyền thống bước sang thời kỳ hiện đại.

Để tiếp tục tạo điều kiện cho báo chí phát triển phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ và thông tin, truyền thông thế giới thì các cơ quan quản lý về báo chí cần phải đầu tư hơn về cơ sở vật chất, khoa học - kỹ thuật, như thiết bị, máy móc, hệ thống truyền dẫn, công suất máy phát...; chú trọng tạo điều kiện thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chủ động đầu tư đổi mới công nghệ để kết hợp chặt chẽ các loại hình báo chí. Bên cạnh đó, phải phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụ thông tin Internet nhằm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định hướng, có mục tiêu, không đi ngược lại những quy định của pháp

luật. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi cần có sự phối hợp thống nhất và nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành liên quan.

Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.

Trên cơ sở các quy định đã ban hành về điều kiện được cấp giấy phép hoạt động, như: phù hợp với quy hoạch, loại hình báo chí, tôn chỉ, mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, có phương án về tổ chức và nhân sự, trụ sở, nguồn kinh phí hoạt động..., điều kiện được cấp mới, cấp lại thẻ nhà báo. Bộ TT&TT là cơ quan thực hiện việc cấp hoặc thu hồi giấy phép họat động báo chí, thẻ nhà báo. Hồ sơ, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo do Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định.

Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

Hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ. Theo đó, mọi hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí, truyền thông theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi nhằm xây dựng hình ảnh nước Việt Nam thân thiện, hiếu khách; luôn mong muốn có sự đồng hành của đội ngũ phóng viên, trợ lý, tùy viên báo chí nước ngoài tại Việt Nam để những thông tin, hình ảnh về Việt Nam được truyền tải chân thực, mạnh mẽ và sinh động hơn đến với bạn bè quốc tế. Điều này cần có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ban,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

ngành có liên quan mà đặc biệt là Bộ TT&TT, Bộ Ngoại giao và Hội Nhà báo Việt Nam.

Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.

Quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 4

Theo Điều 53 Luật Báo chí 2016 quy định: Bộ TT&TT tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu. UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra báo chí lưu chiểu tại địa phương. Trường hợp phát hiện báo chí vi phạm quy định của pháp luật, Bộ TT&TT, UBND cấp tỉnh áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 59 của Luật Báo chí 2016.

Bộ TT&TT thực hiện việc lưu chiểu điện tử đối với báo nói, báo hình và báo điện tử độc lập với cơ quan báo chí theo quy định của Chính phủ; thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí.

Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.

Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích và cống hiến trong hoạt động báo chí được khen thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Hiện nay, hằng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Giải báo chí Quốc gia do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức đã trao giải cho các tác phẩm của các tác giả và nhóm tác giả xuất sắc. Ở địa phương, Hội Nhà báo chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo, Sở TT&TT tổ chức giải báo chí địa phương. Các giải báo chí được tổ chức góp phần phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội; đồng thời, động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ những người làm báo trên cả nước.

Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, việc chấp hành pháp luật về báo chí; ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật; giải quyết khiếu nại,

tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí là các hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Thanh tra chuyên ngành về báo chí có quyền kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền về việc khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí; quyết định xử phạt vi phạm theo thẩm quyền, trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đưa lên cơ quan cấp trên xử lý. Thanh tra có quyền yêu cầu các đương sự, các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra. Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, công bằng.

1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước về báo chí

Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của báo chí và những ảnh hưởng to lớn của báo chí trong đời sống xã hội.

Báo chí với vai trò là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; diễn đàn của Nhân dân, là vũ khí sắc bén chống lại các thế lực thù địch của cách mạng, đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ lợi ích của Nhân dân; đồng thời góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, động viên, cổ vũ, tổ chức nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí là một

kênh thông tin đối ngoại kịp thời và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, là chiếc cầu hữu nghị để Việt Nam mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới. Báo chí góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước; đồng thời kích thích sự ham hiểu biết làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của xã hội

Bên cạnh đó, hoạt động của báo chí có sự ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đến tâm lý, nguyện vọng của người dân cũng như quyền dân chủ của họ. Sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội… tiếp tục làm thay đổi sâu sắc lối sống và các mối quan hệ xã hội, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, phương thức hoạt động, trao đổi, xử lý thông tin của các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực báo chí - truyền thông. những năm gần đây đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng và những tác động to lớn của báo chí, đặc biệt là báo chí điện tử đối với đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, nếu không quản lý tốt báo chí, đặc biệt là báo chí điện tử sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng khó lường đến đời sống xã hội, như ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, thông tin không được kiểm soát…

Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế

Trong thời kỳ hiện nay, Việt Nam mới bước vào thời kỳ hội nhập. Báo chí - truyền thông Việt Nam cũng trực tiếp tham gia vào hội nhập quốc tế, các nhà báo nói riêng và nền báo chí Việt Nam nói riêng có môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và sáng tạo to lớn. Có điều kiện và thời cơ để khai thác, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời và đa dạng. Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại. Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho tác nghiệp. Báo chí

truyền thông Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế, vừa tự mình phát triển vừa đóng góp chung cho sự nghiệp báo chí thế giới.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế, báo chí - truyền thông Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn giữa báo chí trong nước và báo chí nước ngoài (mà đa phần là vượt trội về công nghệ, kỹ thuật, tài chính, tính chuyên nghiệp...); cạnh tranh về sản phẩm báo chí, cơ quan quản lý và cấp độ báo chí Trung ương - địa phương trong nước, có thể dẫn tới sự phân hoá - tạo ra sự không đồng đều, thậm chí một bộ phận cơ quan báo chí bị phá sản, phóng viên thất nghiệp.

Báo chí - truyền thông nước ngoài với những ưu thế nhiều mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn thông tin, chèn ép và áp đặt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước và báo chí - truyền thông Việt Nam. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên hiện nay nhìn chung còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ tin học ngoại ngữ, hiểu biết thông lệ và luật pháp quốc tế còn yếu; kỹ thuật thu – phát thông tin chưa tốt; lực lượng phóng viên, biên tập viên tuy được đào tạo nhưng giao lưu quốc tệ rất hạn chế. Những yếu kém đó gây khó khăn, bất cập cho quá trình hội nhập quốc tế của nhà báo nói riêng và báo chí - truyền thông Việt Nam nói chung.

Cùng với những thách thức trên, quá trình hội nhập quốc tế còn đặt ra những thách thức khác như lập trường, bản lĩnh của nhà báo, giữ vững định hướng phát triển đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường độc lập dân tộc và phát triển bền vững đất nước... là những vấn đề cần được giải quyết hài hoà và tỉnh táo, đòi hỏi mỗi nhà báo phải phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện toàn diện để đáp ứng yêu cầu mới.

Như vậy, trong quá trình phát triền và hội nhập có cả những thuận lợi và khó khăn. Để báo chí ngày càng phát triển và phát huy được hết vai trò, cần tăng

cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhằm tạo điều kiện cho báo chí tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Thứ ba, xuất phát từ chính yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về báo chí trong thời kỳ mới.

Quản lý đó là những hoạt động nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, phục vụ lợi ích của nhân dân, của giai cấp, của dân tộc. Để thực hiện được điều này, báo chí phải thông tin, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người dân đều có thể nhận thức rõ quyền hạn và trách nhiệm của mình, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những cái xấu, cái lạc hậu, những cái làm tổn thương đến uy tín và sự ổn định, sự phát triển bền vững của chế độ.

Báo chí nước ta đã và đang có được những thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Việc thực hiện QLNN về báo chí cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng cũng cần khắc phục những hạn chế để nâng cao được hiệu quả quản lý. Vì vậy, cần phải nâng cao năng lực QLNN về báo chí nhằm tạo điều kiện cho báo chí ngày càng phát triển theo đúng định hướng, tôn chỉ, mục đích, đáp ứng được yêu cầu , nhiệm vụ chính trị được giao trong thời kì mới, xây dựng nền báo chí nước nhà ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

1.2.3 Các nguyên tắc QLNN đối với hoạt động báo chí

Thứ nhất, bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động báo chí.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cơ quan báo chí nước ta đã trở thành một vũ khí mạnh mẽ của công tác tư tưởng, văn hóa, hoạt động hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối

ngoại, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và hoạt động thông tin quốc tế,…Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam là kết quả sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự phát triển của đất nước; tác động tích cực của thời đại, nhất là quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Toàn bộ hệ thống báo chí, truyền thông trên tất cả các loại hình ở Việt Nam đều là cơ quan của các tổ chức đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh đạo báo chí và truyền thông bằng việc định hướng hệ thống báo chí đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; các cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ của mình; quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ và đội ngũ người làm báo; giám sát kiểm tra hoạt động của các cơ quan báo chí, nhà báo và hội viên nhà báo; lãnh đạo việc tăng cường QLNN về báo chí và truyền thông; lãnh đạo thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng bằng các chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước”

Thứ hai, bảo đảm nguyên tắc Nhà nước quản lý báo chí.

Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về báo chí nhằm đưa các quy phạm pháp luật vào điều chỉnh các quan hệ về lĩnh vực báo chí, được triển khai trên hai mặt chủ yếu là triển khai thực hiện và áp dụng các văn bản pháp luật về báo chí.

Đối với triển khai thực hiện pháp luật đối với báo chí: các cơ quan QLNN trong thẩm quyền của mình tổ chức triển khai các quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến báo chí bằng việc quán triệt, tập huấn, tọa đàm, tuyên truyền phổ biến giáo dục, hướng dẫn việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị cơ sở, cho các đối tượng QLNN với nhiều hình thức và biện pháp phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023