Nâng Cao Nhận Thức Xã Hội Về Kiểm Toán Độc Lập


và doanh nghiệp của Singapore (ACRA); Hội đồng giám sát kiểm toán Thụy S(FAOA); Ủy ban trách nhiệm công chúng Canada (CPAB); Cơ quan quản lý kế toán viên chuyên nghiệp Hà Lan (NBA); Hội Kế toán công chứng Úc và New Zealand (CAANZ);Tổ chức quốc tế của Ủy ban Chứng khoán - (IOSCO), các chỉ số của Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán của Việt nam nên hướng tới bao gồm 11 chỉ số:

Số lượng nhân viên kiểm toán trên 1 partner (Thành viên Ban Giám đốc) Số năm kinh nghiệm của nhân viên kiểm toán;

Khối lượng công việc của nhân viên kiểm toán

Khối lượng công việc của partner kiểm toán (Thành viên Ban Giám đốc) Tỷ lệ thôi việc của KTV;

Số giờ đào tạo trung binh tính cho nhân sự kiểm toán

Kinh nghiệm của nhân viên kiểm toán đối với lĩnh vực kinh doanh của hợp đồng Đầu tư cho việc xây dựng phương pháp và công cụ kiểm toán mới

Kết quả soát xét nội bộ chất lượng hợp đồng dịch vụ

Kết quả các cuộc kiểm tra do cơ quan bên ngoài thực hiện Tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập

Trong giai đoạn đầu, Việt Nam nên quy định Bộ chỉ số chất lượng kiểm toán chỉ mang tính hướng dẫn cho DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tự nguyện áp dụng. Sau đó, Ủy ban giám sát kế toán, kiểm toán nên tổng kết đánh giá và quy định bắt buộc theo lộ trình phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

4.2.4 Nhóm các giải pháp khác

4.2.4.1 Nâng cao nhận thức xã hội về kiểm toán độc lập

Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 20

Căn cứ đề xuất:

Dựa vào số liệu Bảng điểm trung bình, độ lệch chuẩn các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL, yếu tố “Trình độ phát triển kinh tế và nhận thức của xã hội về KTĐL” được đánh giá ảnh hưởng trọng yếu đến QLNN đối với KTĐL, với mức điểm trung bình là 3,5605 và độ lệch chuẩn là 0,87220.

Kết quả đánh giá những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với KTĐL, có nguyên nhân từ môi trường quản lý, xác định, Nhận thức của xã hội về KTĐL chưa thật sự cơ bản và rộng khắp”.

Căn cứ vào định hướng phát triển KTĐL và quan điểm hoàn thiện, Nhà nước phải sử dụng đầy đủ, đồng bộ các công cụ quản lý và phương thức quản lý để nâng cao nhận thức của các đối tượng trong nền kinh tế về vai trò, tác dụng của KTĐL.


Nội dung giải pháp:

Để nâng cao nhận thức xã hội về KTĐL, mỗi đối tượng tham gia vào trong hoạt động này phải thay đổi nhận thức:

Trước hết là đối với DNKiT, cần phải xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các quy chế ràng buộc và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán bằng các quy chế, quy trình nghiệp vụ. Phải xây dựng môi trường kiểm soát tốt trong chính nội bộ doanh nghiệp đảm bảo vận hành hệ thống chất lượng dịch vụ kiểm toán hiệu quả mang lại niềm tin cho các đối tượng trong nền kinh tế.

Đối với KTV hành nghề phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, trau dồi kiến thức, tăng cường hiểu biết toàn diện các lĩnh vực và khía cạnh liên quan đến KTĐL. Không ngừng phát triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán trong giai đoạn mới.

Đối với các đơn vị được kiểm toán, cần nâng cao nhận thức về công tác quản trị công ty, đặc biệt là công khai, minh bạch tình hình tài chính thông qua kiểm toán hàng năm theo luật định và khuyến khích thực hiện kiểm toán tự nguyện.

Đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả KTĐL, cần tạo ra một cộng đồng phân tích tín dụng và sử dụng các dịch vụ tham vấn tín dụng đáng tin cậy có sự tham vấn của các chuyên gia tư vấn và nhà đầu tư chuyên nghiệp để nâng cao tính minh bạch và đòi hỏi thông tin đầy đủ về BCTC của doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư về và nhu cầu thông tin tài chính có chất lượng để rà soát toàn diện các doanh nghiệp và bản cáo bạch khi ra quyết định đầu tư và giúp họ đánh giá đầy đủ lợi ích của BCTC và tin tưởng vào chất lượng các dịch vụ do KTĐL cung cấp.

4.2.4.2 Tăng cường mức độ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực thi quyền lực

Căn cứ đề xuất:

Kết quả xử lý dữ liệu cho thấy, yếu tố HL7 (Mức độ tham gia, phản hồi của các chủ thể trong nền kinh tế và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý trong thực thi quyền lực), được đánh giá là rất quan trọng trong QLNN với điểm trung bình là 4.6720, nhưng đánh giá thực tế được thực hiện thấp với điểm trung bình là 2.2021. Độ khác biệt giữa mức độ quan trọng và mức độ thực hiện là (44.6720 - 2.2021 = 2.470), cho thấy, Nhà nước cần phải tập trung cải thiện mức độ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan QLNN trong thực thi trách nhiệm và thực hiện quyền lực.

Bài học rút ra từ các quốc gia cũng cho thấy, việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về KTĐL không chỉ quan tâm đến các quy trình, thủ tục, trình tự thực hiện để đạt kết quả đầu ra mà còn phải luôn đề cao mức độ giải trình và sự phản hồi của các nhóm lợi ích khác nhau trong nền kinh tế.


Quan điểm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL đòi hỏi, cơ quan QLNN phải tạo điều kiện để các nhóm lợi ích được tiếp cận thông tin, có quyền trình bày các ý kiến, quan điểm khi cơ quan nhà nước ban hành chính sách có liên quan hoặc xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ.

Nội dung giải pháp:

Các nhà quản lý và hoạch định chính sách nên được trao quyền chủ động và linh hoạt trong xây dựng và ban hành chính sách về KTĐL để đạt được mục tiêu quản lý. Đề cao mức độ giải trình và sự phản hồi của các nhóm lợi ích trong nền kinh tế khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách. Thực hiện quản lý hướng đến năng lực của Nhà nước, trách nhiệm và khả năng ứng phó cũng như mở rộng sự tham gia của các đối tượng trong nền kinh tế vào quy trình quản lý và kiểm soát quyền lực của cơ quan QLNN thông qua cơ chế giải trình.

Các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải tiến hành thu thập ý tưởng và thông tin phản hồi từ các đối tượng trong nền kinh tế để cải thiện quy trình và kịp thời điều chỉnh chính sách, lắng nghe ý kiến từ các cuộc thảo luận bàn tròn, các buổi tiếp xúc, tham gia các cuộc đối thoại hai chiều với DNKiT và KTV thông qua các phương tiện như website trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội; tăng cường chia sẻ thông tin và sử dụng các diễn đàn trên Internet. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải có trách nhiệm thường xuyên đo lường chỉ số hài lòng của các bên liên quan. Cơ chế phản biện chính sách của các chủ thể lợi ích được coi là công cụ quyết định đến hiệu quả quản trị xung đột lợi ích trong quá trình quản lý.

4.2.4.3 Tăng cường hội nhập quốc tế trong QLNN đối với KTĐL

Căn cứ đề xuất:

Bảng điểm trung bình, độ lệch chuẩn các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL cho thấy, yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế được đánh giá ảnh hưởng sâu rộng đến QLNN đối với KTĐL với mức điểm trung bình là 4,1875 và độ lệch chuẩn là 0.77161.

Căn cứ vào định hướng phát triển KTĐL cho thấy, Nhà nước phải tổ chức tốt công tác quản lý, thực hiện giám sát chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả, tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển của KTĐL với các quốc gia trong khu vực.

Nội dung giải pháp:

Xây dựng được khuôn khổ pháp lý về KTĐL đầy đủ trên cơ sở thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam, hỗ trợ hội nghề nghiệp thực hiện được đầy


đủ vai trò thành viên của các tổ chức Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). Tăng cường trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về nội dung, phương thứcQLNN, nghiên cứu mô hình các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam về xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán, phát triển thị trường KTĐL và mô hình đào tạo thi và cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ kiểm toán.

Hoàn thiện chính sách để DNKiT Việt Nam đã tham gia vào mạng lưới thành viên của các tổ chức kiểm toán quốc tế và có điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước phải triển khai tốt các thỏa thuận trong khu vực kinh tế ASEAN, nắm bắt cũng như chuẩn bị cho những vấn đề lớn với quốc tế về KTĐL. Bộ Tài chính cần có giải pháp phát triển hợp tác quốc tế về KTĐL để vừa nâng cao chất lượng kiểm toán trong nước của các DNKiT vừa gia tăng được giá trị khi xuất khẩu dịch vụ kiểm toán.

4.2.4.4 Nâng cao năng lực và vai trò của tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp

Căn cứ đề xuất:

Thực tiễn cho thấy, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán ở Việt Nam so với các nước trong khu vực và quốc tế chưa đạt được là hội nghề nghiệp chuyên nghiệp.

Bài học kinh nghiệm sâu sắc từ thực tiễn của các quốc gia chỉ ra rằng, để bảo vệ quyền lợi cho công chúng, nhà đầu tư và lợi ích cộng đồng, Nhà nước thực hiện quản lý, giám sát dịch vụ; tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán thực hiện tham gia giám sát dịch vụ KTĐL theo sự uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Để thực hiện điều này, quan điểm QLNN là từng bước chuyển giao trách nhiệm, thẩm quyền cho tổ chức nghề nghiệp để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nội dung giải pháp:

Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán phải tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động, đổi mới phương thức hoạt động, nội dụng hoạt động, nâng cao năng lực để thực sự là một hội nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp tập hợp, đoàn kết được các hội viên đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các DNKiT. Thực hiện tốt chức năng quản lý chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người hành nghề kiểm toán, hướng tới tất cả những người hành nghề kiểm toán phải là hội viên VACPA.

Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán phải đẩy mạnh sự phát triển theo hướng chuyên nghiệp để trở thành tổ chức tự quản. Khi đó Nhà nước sẽ từng bước mở rộng và chuyển giao các công việc thuộc chức năng quản lý của nhà nước cho tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán theo lộ trình phù hợp, như: soạn thảo, cập nhật chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tổ chức thi và kế toán viên hành nghề. Tổ chức nghề


nghiệp phải nâng cao chất lượng quản lý nghề nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN tăng cường công tác giám sát chất lượng hành nghề, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng của các đối tượng hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán ngang tầm các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới.

Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán phải tăng cường mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về nội dung, phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát KTĐL. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán, các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ các dự án triển khai nghiên cứu và thực hiện cải cách kế toán, kiểm toán. Hướng tới xây dựng một tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán với đầy đủ năng lực và thẩm quyền để kiểm soát và đại diện cho các hội viên về nghề kế toán, kiểm toán trước công chúng.

4.2.5 Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện được các giải pháp trên, cần thiết phải có sự phối hợp của các cơ quan chức năng và tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán.

Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ cần quan tâm, định hướng, kịp thời đưa vào chương trình xây dựng pháp luật: Luật Kế toán viên công chứng, sửa đổi và bổ sung Luật KTĐL, xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến KTĐL. Rà soát các quy định nhằm đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất các nội dung liên quan đến KTĐL với các văn bản pháp luật khác có liên quan như Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp.

Chính phủ cần hoàn thiện bộ máy QLNN theo hướng tách bạch chức năng quản lý và chức năng giám sát trong QLNN đối với dịch vụ KTĐL. Hướng tới thực hiện cơ chế tự chủ, quản lý theo chuyên ngành để cơ quan QLNN chủ động và đủ sức mạnh về tài chính để tổ chức công việc, thu hút được nhân tài có trình độ, có kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề.

Bộ Tài chính cần bố trí đủ các nguồn lực để thực hiện việc hoàn thiện khung pháp lý đối với KTĐL, chú trọng tham gia xây dựng Luật kế toán viên công chứng và cập nhật chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tổ chức nghề nghiệp cần tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động để làm tốt chức năng chức năng quản lý chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người hành nghề kiểm toán. Đồng thời tăng cường mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương thức quản lý, kiểm tra, giám sát KTĐL. Hướng tới xây


dựng một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế nhằm thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán và bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho KTV hành nghề.

DNKiT cần thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ phòng ngừa các nguy cơ từ việc tổn hại đạo đức nghề nghiệp để tự bảo vệ mình trước khi cần sự can thiệp của lực lượng bên ngoài doanh nghiệp. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao chất lượng KTV và nhân viên chuyên nghiệp. Tích cực thực hiện kiểm soát từ bên trong và ủng hộ việc KSCL kiểm toán từ bên ngoài.

KTV cần chủ động tiếp cận với thực tế nghề nghiệp, không ngừng nâng cao phát triển chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện khả năng sáng tạo học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Tham gia tập huấn, cập nhật thường xuyên kiến thức và những thay đổi của chuẩn mực kiểm toán quốc gia và quốc tế. Nỗ lực tham gia học tập để tích lũy các chứng chỉ kiểm toán quốc tế.


TÓM TẮT CHƯƠNG 4


Trên cơ sở xu hướng phát triển của KTĐL ở Việt nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035, luận án đã đưa ra các quan điểm và định hướng hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.

Trong chương 4, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, bao gồm: Nhóm giải pháp về xây dựng hệ thống pháp lý đối với KTĐL; Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL; Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát KTĐL; và nhóm các giải pháp khác.

Đồng thời luận án cũng đưa ra các điều kiện để thực hiện giải pháp đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ; Tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; DNKiT và KTV hành nghề.


KẾT LUẬN


QLNN đối với KTĐL có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của KTĐL và sự ổn định của nền kinh tế. KTĐL sẽ không thể phát triển và đóng góp tốt nhất vào nền kinh tế nếu không có sự đảm bảo về khuôn khổ pháp lý, tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN và sự kiểm tra giám sát chất lượng kiểm toán.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận giải, hệ thống hóa, phân tích, góp phần bổ sung và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với KTĐL: nội dung QLNN đối với KTĐL, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL.

Phân tích thực trạng KTĐL ở Việt Nam, thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt nam. Dựa trên mô hình IPA, đánh giá QLNN đối với KTĐL ở Việt nam trên cơ sở dữ liệu khảo sát làm cơ sở đưa ra các nhận xét về những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, trong QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.

Đề xuất quan điểm và định hướng hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam và đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.

Luận án đã đáp ứng được yêu cầu và mục đích nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau: Kích thước mẫu khảo sát luận án thực hiện là 308, mặc dù đảm bảo và phù hợp với mô hình nghiên cứu nhưng chưa thực sự cao do số lượng DNKiT và cơ quan QLNN hạn chế về nhân sự. Một số đối tượng khảo sát chưa thực sự nhiệt tình trong trả lời dẫn đến vẫn có những phiếu trống; Chưa có kiểm định mô hình lý thuyết về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLNN đối với KTĐL, kết quả phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích tương quan tuyến tính giữa các yếu tố, chưa đi sâu phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến QLNN đối với KTĐL; Nghiên cứu thực trạng QLNN đối với KTĐL theo tiêu chí đánh giá chưa lượng hoá được mức độ hoàn thiện quản lý theo phương trình hồi quy mà chỉ kiểm định mối tương quan giữa các tiêu chí.

QLNN đối với KTĐL là đề tài nghiên cứu mới, đặc thù và tương đối rộng nên Luận án chưa thể giải quyết trọn vẹn các nội dung cụ thể. Vấn đề nghiên cứu về QLNN đối với KTĐL cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp ý kiến và thảo luận, chỉ dẫn từ các nhà khoa học để Luận án được hoàn thiện hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2024