Công Cụ Quản Lý Nhà Nước Về Khai Thác Khoáng Sản



của các văn bản pháp lý là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản pháp luật được ban hành, quyết định sự tồn tại và hiệu lực của văn bản.

Thứ nhất, văn bản pháp lý được ban hành đúng thẩm quyền.

Thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý là giới hạn pháp luật quy định chủ thể ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý bao gồm thẩm quyền hình thức và thẩm quyền nội dung.

Thẩm quyền về hình thức của các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản pháp lý được quy định trong Hiến pháp năm 2013, các luật tổ chức về bộ máy nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Mỗi cá nhân, cơ quan trong thẩm quyền của mình chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức văn bản pháp lý. Cụ thể theo luật quy định thẩm quyền ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết do Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định do Chính phủ; quyết định do Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cáp; quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp. Các chủ thể phải tuân thủ và ban hành các văn bản pháp lý phù hợp về mặt hình thức, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật trong công tác quản lý nhà nước.

Thẩm quyền nội dung quy định trong quá trình giải quyết công việc theo pháp luật, các chủ thể ban hành văn bản pháp lý đúng phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Tại địa phương cấp tỉnh, theo khoản 1, Điều 81, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018) quy định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh:

a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;…

d) Công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.”

Thứ hai, văn bản pháp lý có nội dung hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Về nội dung của văn bản pháp luật, bên cạnh việc tôn trọng các quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật về khai thác khoáng sản phải bảo đảm tuân thủ “thứ bậc hiệu lực” của văn bản trong hệ thống pháp luật. Theo đó, các văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, văn bản áp dụng pháp luật có nội dung phù hợp với văn


Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 6


bản quy phạm pháp pháp luật, áp dụng nguyên tắc văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn phải phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Có thể hiểu, tính hợp pháp văn bản của địa phương ban hành cần xem xét và đặt trong mối liên hệ với các văn bản pháp lý do trung ương đã ban hành trước đó. Điều này phản ánh sự phân chia quyền lực trong hệ thống cơ quan quản lý khai thác khoáng sản từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý.

Thứ ba, văn bản pháp lý có nội dung phù hợp thực tiễn.

Các văn bản pháp lý về khai thác khoáng sản được ban hành có nội dung phù hợp với điều kiện KT-XH, tình trạng trữ lượng và chất lượng khoáng sản mới đem lại hiệu quả tác động mà cơ quan ban hành mong muốn. Căn cứ vào mục tiêu phát triển bền vững KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ cụ thể trên từng lĩnh vực, các cơ quan nhà nước ban hành chính sách đối với việc khai thác khoáng sản có giá trị xuất khẩu, khai thác gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim và các sản phẩm khác,... và xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách nguồn nhân lực,... phù hợp với từng địa phương. Trên cơ sở thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản tại các địa phương, cơ quan QLNN sẽ xây dựng quy hoạch và ban hành các văn bản pháp luật liên quan hoạt động khai thác phù hợp với thực trạng công tác QLNN trên địa bàn, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ và phục hồi môi trường.

- Tiêu chí về tính hiệu lực của các văn bản pháp lý

Trong công tác QLNN về khai thác khoáng sản, tính hiệu lực của các văn bản pháp lý được thực hiện trong những phạm vi lãnh thổ và thời gian nhất định.

+ Tính hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ: Công tác QLNN về khai thác khoáng sản tại các địa phương trên cả nước có sự khác nhau tùy theo đặc điểm về dân cư, địa lý, các điều kiện khác có ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và việc thực hiện pháp luật ở các địa bàn đó. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp luật có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ nhất định: trên phạm vi cả nước; trên địa bàn mỗi địa phưởng (tỉnh, thành phố, xã...) hay cũng có thể ở mỗi vùng, khu vực lãnh thổ (ở các tỉnh đồng bằng, ở các tỉnh miền núi, các hải đảo...). Việc phân chia vùng lãnh thổ văn bản có hiệu lực sẽ tăng tính phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, giúp công tác QLNN trong hoạt động khai thác khoáng sản đạt hiệu quả mong muốn.

+ Tính hiệu lực trong khoảng thời gian nhất định: Tại mỗi thời kỳ nhà nước sẽ có mục tiêu phát triển KT-XH khác nhau dẫn đến nhu cầu khai thác khoáng sản khác nhau. Khoảng thời gian hiệu lực của văn bản pháp lý được giới hạn



bằng những thời điểm phát triển có tính chất bước ngoặt trong đời sống chính trị

- xã hội hoặc trong hệ thống pháp luật của đất nước. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác QLNN về khai thác khoáng sản đòi hỏi các văn bản pháp lý phải có nội dung phù hợp với từng giai đoạn và kịp thời điều chỉnh với những thay đổi của địa phương.

- Tiêu chí về tính hiệu lực trong tổ chức thực thi các văn bản pháp lý

Hiệu lực trong tổ chức thực thi các văn bản chỉ mức độ pháp luật được tuân thủ và mức độ hiện thực quyền lực chỉ đạo và nghĩa vụ thực hiện trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Cụ thể đối với hoạt động khai thác khoáng sản, tiêu chí này đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan QLNN của các cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản và biểu hiện mức độ hiện thực quyền chỉ đạo, uy tín của các cơ quan QLNN đối với các cá nhân, tổ chức. Trong quá trình khai thác khoáng sản, mức độ tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản thể hiện thông qua việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kịp thời cập nhật và áp dụng các chính sách pháp luật mới của nhà nước, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách đầy đủ,... Mức độ thực hiện quyền chỉ đạo của các cơ quan nhà nước được đánh giá thông qua việc tổ chức xây dựng và triển khai định hướng phát triển hoạt động khai thác khoáng sản phù hợp theo từng lộ trình phát triển của nền KT-XH. Với việc ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các văn bản pháp lý sẽ tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực QLNN về khai thác khoáng sản.

- Tiêu chí đảm bảo sự phát triển KT-XH địa phương theo hướng bền vững Thứ nhất, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH bền vững. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản có hiệu quả khi đạt được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển KT-XH cả nước nói chung và địa phương nói riêng.

Tiêu chí đánh giá tác động hoạt động khai thác khoáng sản tới mục tiêu phát triển KT-XH gồm các chỉ tiêu: tổng sản phẩm nội địa (GDP), tỷ trọng đóng góp của ngành khai thác khoáng sản trong tổng GDP, giải quyết việc làm, thu nhập dân cư… Thứ hai, đảm bảo gia tăng nguồn ngân sách nhà nước từ hoạt động khai thác

khoáng sản.



Thu ngân sách nhà nước là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng và dễ dàng nhất đánh giá hiệu quả KT-XH mà quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản đem lại. Các nguồn thu trong hoạt động khai thác khoáng sản như phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, ký quỹ để cải tạo, phục hồi môi trường, các loại thuế (thuế tài nguyên, thuế nông nghiệp,…) không chỉ tăng thu ngân sách nhà nước mà còn mang lại hiệu quả nhất định trong công tác phòng ngừa, khắc phục, cải thiện môi trường.

Khi đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản dựa trên tiêu chí thu ngân sách nhà nước cần lưu ý rằng không phải chỉ đánh giá đơn thuần dựa trên quy mô ngân sách thu được (nhiều, ít) mà cần so sánh, đặt trong mối tương quan với quy mô hoạt động khai thác khoáng sản.

Thứ ba, giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

Bất kỳ hoạt động khai thác khoáng sản nào đều có tác động tiêu cực đến môi trường thiên nhiên. Do đó, nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là phải hạn chế sự tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân quanh khu vực khai khoáng. Tiêu chí này có thể đánh giá thông qua các chỉ tiêu về môi trường xung quanh khu vực khai thác khoáng sản.

1.2.3. Công cụ quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản

Trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, Nhà nước sử dụng các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình như sau:

- Công cụ luật pháp

Hệ thống pháp luật là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, tạo ra khuôn khổ pháp lý bao gồm những quy định về quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể khi tham gia vào hoạt động khai thác khoáng sản. Công cụ luật pháp trong khai thác khoáng sản gồm các văn bản pháp lý và chính sách khai thác khoáng sản như Luật Khoáng sản và các chính sách khác có liên quan như Luật Môi trường, Luật Tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương, Luật Tài chính,… Bên cạnh đó có các văn bản dưới luật do các Bộ, ban, ngành đưa ra.

Đây được xem là công cụ hữu hiệu và là một trong những công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý khai thác khoáng sản. Nhà nước sử dụng công cụ luật pháp giúp điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế những tác động xấu do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Chính vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản là thực sự cần thiết.



- Công cụ kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là công cụ giúp nhà nước xây dựng mục tiêu hoạt động khai thác khoáng sản trong từng giai đoạn và định hướng trong những năm tiếp theo, góp phần đảm bảo khai thác khoáng sản mang tính bền vững. Công cụ này giúp địa phương định hướng những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao và đưa ra kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản hiện tại và tương lai.

Theo Luật quy hoạch 2017, Chính phủ quy hoạch sử dụng, khai thác tài nguyên quốc gia gồm phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên; điều tra, khảo sát, thăm dò hiện trạng khai thác; định hướng phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và thực hiện quy hoạch. Căn cứ vào kết quả điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá thực trạng tình hình tài nguyên khoáng sản của Chính phủ, UBND tỉnh tiến hành thực hiện lên phương án hỗ trợ gồm: quy hoạch khu công nghiệp, phân bố hệ thống dân cư hợp lý; quy hoạch mạng lưới giao thông phục vụ khai thác khoáng sản; phát triển kết cấu hạ tầng và phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. UBND tỉnh sẽ tổng hợp những những giải pháp chính sách theo mục tiêu định hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và phát triển KT-XH nói chung phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

- Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế trong khai thác khoáng sản bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí, tiền đấu giá quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường, hệ thống ngân hàng, lãi suất… Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các địa phương chủ động lên kế hoạch khai thác khoáng sản để đảm bảo sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường, đồng thời đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản xây dựng dựa trên Luật Tổ chức chính phủ và chính quyền địa phương và các văn bản khác liên quan quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn.

Để quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, nhà nước xây dựng bộ máy chuyên môn hóa phân cấp từ trung ương đến địa phương. Nhà nước quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan trong quản lý hoạt động khai thác khoáng sản, góp phần đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong quy trình xử lý.



1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.3.1. Nhân tố khách quan

a. Cơ chế chính sách của Nhà nước và địa phương

- Cơ chế chính sách của Nhà nước:

Hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô, gồm tập hợp tất cả các quy phạm, văn bản pháp luật có sự thống nhất theo các tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích. Công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau thuộc hệ thống luật pháp, chính sách, trong đó ảnh hưởng rõ nhất từ các yếu tố:

Đường lối chính sách của Đảng: đường lối chính sách của Đảng định ra mục tiêu và phương hướng phát triển KT-XH của đất nước trong một giai đoạn nhất định, từ đó định ra những phương thức để thực hiện những mục tiêu và phương hướng đó. Những mục tiêu, phương hướng, phương pháp và cách thức đó sẽ được nhà nước hệ thống hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện trong thực tế. Vì vậy đường lối chính sách của Đảng sẽ ảnh hưởng đến nội dung các văn bản pháp luật quy định hoạt động khai thác khoáng sản.

Chiến lược phát triển KT-XH của đất nước: Hệ thống pháp luật là một tập hợp luôn vận động thay đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác cho phù hợp với nhu cầu điều chỉnh pháp luật và chiến lược phát triển của đất nước. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi, phát triển thì hệ thống luật pháp cũng thay đổi, phát triển theo để đáp ứng việc điều chỉnh pháp luật với các quan hệ xã hội. Ngược lại luật pháp và chính sách cũng có tác động trở lại đối với kinh tế, luật pháp và chính sách phù hợp với trình độ của nền kinh tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, luật pháp và chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy để thực hiện một cách hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về khoáng sản, một điều tất yếu là Nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật phù hợp với nhu cầu quản lý KT-XH của đất nước.

- Cơ chế chính sách của địa phương:

Chính sách khai thác khoáng sản của địa phương hoạch định đường lối cụ thể trong hoạt động khai thác khoáng sản, đưa ra các biện pháp, kế hoạch để đạt mục tiêu phát triển KT-XH. Mục tiêu của các chính sách như xác định nhu cầu khoáng



sản cần phục vụ, phân loại khoáng sản sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phương án khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, bảo vệ quyền lợi địa phương và người dân nơi có khoáng sản cần khai thác…đều có tác động trực tiếp đến quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.

b. Trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội của địa phương

Khoa học công nghệ là một trong các công cụ được các cơ quan hành chính nhà nước áp dụng vào hoạt động quản lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại giúp việc quản lý ngày càng thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các phương tiện thông tin như điện thoại, ghi âm, ghi hình, máy tính đang trở thành phương tiện phổ thông giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện có hiệu quả công tác quản lý như đảm bảo liên kết giữa các cơ quan chức năng, kịp thời truyền tải thông tin đến các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản...

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Với địa phương có hệ thống giao thông thuận tiện, phương tiện di chuyển hiện đại, công tác quản lý sẽ được triển khai nhanh chóng và kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong hoạt động khai thác khoáng sản.

c. Điều kiện tự nhiên của địa phương

Điều kiện tự nhiên của địa phương như sự phân bố khoáng sản, trữ lượng khoáng sản, vị trí địa lý… cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Với địa phương giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, bên cạnh việc khai thác UBND tỉnh cần xây dựng phương án bảo vệ tài nguyên chưa khai thác, với địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản hạn chế cần lên phương án khai thác hợp lý để không làm cạn kiệt tài nguyên. Căn cứ vào điều kiện vùng miền mà cần có cơ chế quản lý nhà nước riêng, phù hợp với đặc điểm khai thác khoáng sản của địa phương đó, tránh tình trạng quản lý chung chung gây thiệt hại cho nền kinh tế.

1.3.2. Nhân tố chủ quan

a. Bộ máy quản lý nhà nước của địa phương về khai thác khoáng sản

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản. Để thực hiện tốt các chức năng,



nhiệm vụ được giao giữa các cơ quan quản lý các cấp cần có cơ chế phối hợp trong phương thức tổ chức hoạt động. Cơ chế phối hợp hoạt động có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả quản lý để đạt được mục tiêu chung. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, phối hợp được thực hiện trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp lý, lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện.

Ở các cấp từ trung ương đến địa phương, bộ máy chuyên trách trong công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản là cơ quan có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu cho nhà nước các cơ chế, chính sách về khai thác khoáng sản như xây dựng văn bản pháp luật, đề xuất việc tổ chức bộ máy quản lý khai thác khoáng sản tại địa phương, điều tiết cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên ngành và xây dựng quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản. Như vậy, việc tổ chức tốt bộ máy quản lý mang tính quyết định và thực sự cần thiết, quyết định trực tiếp đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công chức làm ngành tài nguyên là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật khai thác khoáng sản cần phát huy vai trò tham mưu trong công tác quản lý nhà nước. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của các văn bản pháp luật. Do đó, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cần có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn và am hiểu hệ thống pháp luật của nhà nước. Trên cơ sở đó cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá năng lực và trình độ chuyên môn cũng như cử cán bộ đi tham gia các chương khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi kiến thức. Có như vậy, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ mới được nâng cao, góp phần thành công trong công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.

b. Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước. Nếu tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành pháp luật tốt, không để xảy ra vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản (khai thác trái phép, khai thác vượt giới hạn, kê khai số liệu không chính xác…) sẽ góp phần giảm bớt khó khăn cho hoạt động quản lý. Việc nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sẽ góp phần giảm bớt rủi ro trong hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023