Đổi Mới Nội Dung Quản Lý Từ Giám Sát Sang Hỗ Trợ, Khuyến Khích Doanh Nghiệp Phát Triển

với doanh nghiệp, đó là sự chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” với quan hệ “xin - cho” sang “hậu kiểm” với quan hệ “đăng ký” là chủ đạo [1, tr6]. Hành lang pháp lý này đã thay đổi bản chất của việc doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh từ “xin phép tiến hành kinh doanh” sang “thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về sự hiện hữu của doanh nghiệp”. Nguyên tắc này được Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp cụ thể hóa như sau: “Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”.

Từ năm 2000 trở đi, nhận thức mới về phương thức quản lý nhà nước “tiền đăng, hậu kiểm” đã lan tỏa và được thể hiện trong hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước thay vì quản lý bằng các thủ tục hành chính đã chuyển trọng tâm sang hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời chú trọng việc kiểm tra, thanh tra điều kiện kinh doanh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Cùng với sự thay đổi về phương thức quản lý của Nhà nước, vai trò giám sát của bên thứ ba bao gồm: các chủ nợ và bạn hàng, hiệp hội người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, hội nghề nghiệp và công luận cũng đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan Nhà nước bảo vệ lợi ích trước hết của từng chủ thể và sau đó là lợi ích chung của toàn xã hội. Để thực sự cơ chế “hậu kiểm” phát huy được đầy đủ tác dụng, việc giám sát sự tuân thủ pháp luật hay tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp cần dựa chủ yếu vào các bên liên quan và cộng đồng xã hội chứ không phải chỉ là các cơ quan quản lý nhà nước.


1.3.3.2. Đổi mới nội dung quản lý từ giám sát sang hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, dù bằng phương thức hay biện pháp nào đều là sự điều chỉnh và can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp theo mục tiêu của Nhà nước. Cơ chế vận hành của một số cơ quan nhà nước đã có sự thay đổi đáng ghi nhận, từng bước nỗ lực tự hoàn thiện theo yêu cầu của đối tượng quản lý, chuyển từ kiểm tra, kiểm soát là chủ yếu sang các nội dung hợp tác và tạo điều kiện, hình thành chức năng hỗ trợ bên cạnh chức năng hành chính.

Quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của doanh nghiệp đã dần thích nghi với cơ chế thị trường, giảm thiểu tình trạng cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hình thành cơ chế quản lý chung đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Nhìn chung, cơ quan quản lý nhà nước chỉ còn tập trung chủ yếu vào việc ban hành và giám sát doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, môi trường, an toàn vệ sinh, sức khoẻ cộng đồng…

Quản lý nhà nước về tài chính ngày càng hoàn thiện. Sau một thời gian dài vận hành với cơ chế quản lý tài chính riêng biệt theo thành phần kinh tế, đến nay nội dung quản lý nhà nước về tài chính (thuế, phí, lệ phí, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán, giá) đã áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu.

Quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện theo dự án, không theo thành phần kinh tế. Trên cơ sở chính sách hỗ trợ đầu tư (bao gồm chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, cung cấp thông tin nghiên cứu khoa học, đào tạo, xúc tiến thương mại, ưu đãi thuế…), các doanh nghiệp tự quyết định việc đầu tư, sử dụng vốn, tài sản để đầu tư liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp trong

nước tự chủ tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện các dự án với các nhà đầu tư nước ngoài, được khuyến khích tiến hành đầu tư ra nước ngoài.

Trong lĩnh vực thương mại, giao thương hàng hóa, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp đã dần thoát khỏi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chú trọng thúc đẩy lưu thông trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được tự tìm kiếm, ký kết và thực hiện hợp đồng với đối tác kinh doanh, liên kết, cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng. Quy định pháp luật và các chính sách thương mại nội địa, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước và dịch vụ thương mại, thương nhân… nhìn chung tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ của kinh tế thị trường. Các biện pháp chống đầu cơ, lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm, các hành vi độc quyền, bán phá giá… đang thay đổi theo đòi hỏi của hội nhập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước về lao động của khu vực doanh nghiệp đã được đổi mới căn bản, hình thành các quy định pháp lý mang tính thị trường tương đối đầy đủ, toàn diện đối với mọi loại hình doanh nghiệp; giảm mạnh sự can thiệp của Nhà nước, bãi bỏ các chỉ tiêu pháp lệnh trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội. Sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ lao động trong doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc ban hành và giám sát thực hiện quy định pháp luật chung về tuyển dụng lao động, tiền lương tối thiểu, giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động, giải quyết các tranh chấp lao động tại các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật… Nhà nước tôn trọng và bảo vệ nguyên tắc tự do quan hệ hợp đồng và tự do thoả thuận hợp đồng lao động. Nội dung quản lý nhà nước về lao động đã được mở rộng với chức năng hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động với bên cung là lực lượng lao động và bên cầu là khu vực doanh nghiệp [1, tr11].

1.3.3.3. Đổi mới công cụ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng chính sách, pháp luật là chủ yếu

Quản lý bằng pháp luật dần thay thế quản lý nhà nước bằng các mệnh lệnh và quyết định hành chính của cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Công cụ chính sách và kế hoạch chủ yếu được áp dụng trong các quyết định điều tiết vĩ mô nền kinh tế và mang tính dài hạn. Theo đó, pháp luật đã trở thành công cụ quản lý chủ yếu, mặc dù các quyết định hành chính vẫn tồn tại trong một số trường hợp đặc thù khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp [1, tr12].

Cho đến nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp đã tương đối đầy đủ và tạo lập được khung quản trị doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Pháp luật về doanh nghiệp đã ghi nhận các quyền cơ bản của doanh nghiệp bao gồm: quyền tự do kinh doanh; quyền được tự chủ, tự quyết định các công việc của mình; quyền được bình đẳng trước pháp luật. Đồng thời, bước đầu tạo lập được khung quản trị doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu cơ bản của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế nhằm tạo động lực và tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trước pháp luật.

Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp đã có sự bổ sung cho nhau điều chỉnh toàn bộ các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, các loại hình tổ chức khác nhau. Việc thông qua và ban hành Luật Doanh nghiệp là bước triển khai quan trọng nhằm cụ thể hóa mục tiêu hình thành môi trường pháp luật thống nhất, bình đẳng và thuận lợi cho mọi doanh nghiệp kinh doanh, cạnh tranh và hội nhập theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Khi xây dựng và ban hành, mục tiêu cơ bản của hệ thống pháp Luật Doanh nghiệp đều hướng tới xây dựng thể chế kinh tế thị trường, trong đó, mọi loại hình doanh nghiệp được bảo đảm quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và bình đẳng trước pháp luật; huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường hiệu lực

quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật về các loại hình doanh nghiệp đã góp phần huy động vốn, lao động và chất xám của mọi thành phần kinh tế, mọi người dân tham gia vào sản xuất, kinh doanh tạo nên nhiều của cải và dịch vụ cho xã hội.


Tiểu kết

Có thể thấy rằng, vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở nước ta dựa trên một hệ thống khung khổ pháp lý chặt chẽ. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập một khung pháp lý mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đó là: sự chuyển đổi phương thức quản lý từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; đổi mới nội dung quản lý từ giám sát sang hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển; đổi mới công cụ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính sang quản lý bằng chính sách, pháp luật là chủ yếu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - kinh tế của quốc gia; trung tâm văn hóa lớn; trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo hàng đầu; trung tâm kinh tế lớn của cả nước và trung tâm giao dịch quốc tế; đầu mối giao thông quan trọng quốc gia. Đặc biệt, từ sau Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, diện tích thành phố Hà Nội tăng lên 3,6 lần và dân số tăng gấp 2 lần (3.340 km2 và 6,5 triệu người), với việc sáp nhập tỉnh Hà Tây, một phần tỉnh

Vĩnh Phúc và tỉnh Hòa Bình, Hà Nội đứng thứ 17 về quy mô dân số trong số các thủ đô lớn thế giới [13, tr182]. Đến nay, quy mô dân số của Hà Nội đã tăng lên trên 7,2 triệu người.

Trong nhiều năm liền Thủ đô Hà Nội luôn đạt được nhịp độ tăng trưởng cao. Trong cả giai đoạn 2008-2013, GDP trên địa bàn đạt tốc độ tăng bình quân 9,4%; cao hơn 1,5-1,7 lần so với tốc độ tăng GDP cả nước, ước cả năm 2014 tăng 8,8% (Biểu đồ 2.1).

Đơn vị: Phần trăm (%)

Biểu đồ 2 1 Tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013 Nguồn Niên giám 1

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 2008 – 2013 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội các năm.

Cơ cấu kinh tế Thủ đô đang chuyển dịch theo hướng hiện đại, hội nhập. Năm 2013, trong cơ cấu GDP của Thành phố, dịch vụ chiếm tỷ trọng 53,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,7% và nông lâm nghiệp chiếm 4,9%. Cơ cấu này tương đương như một số nước phát triển trong khu vực (Thái Lan, Malaixia, Philippine) [2, tr45].

Tiềm lực và vị thế của Thủ đô được nâng lên trong nền kinh tế cả nước. Nếu tính theo giá so sánh (năm 1994), quy mô kinh tế Hà Nội ước chiếm 12,73% GDP cả nước (bằng khoảng 1/2 GDP của Thành phố Hồ Chí Minh, cao gấp 3 lần của Hải Phòng và gấp 7 lần của Đà Nẵng). Đời sống nhân dân và các mặt xã hội, đô thị Thủ đô được cải thiện: GDP bình quân đầu người tăng từ 37,1 triệu đồng/người năm 2010 lên 63,3 triệu đồng/người năm 2013, gấp 2 lần so với cả nước, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1% (theo chuẩn nghèo cũ); năm 2012 còn 3,55% với 59.365 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo mới), số hộ thoát nghèo năm 2013 là 16.500 hộ, căn bản xoá hộ nghèo thuộc diện chính sách [13, tr182]. Các lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị, văn hoá, xã hội, tinh thần được cải thiện, bộ mặt Thủ đô thêm khang trang, hiện đại, vừa giữ được bản sắc Thăng Long văn hiến, đang vươn lên xứng đáng với vị thế trung tâm chính trị, văn hóa, giao dịch quốc tế lớn của cả nước.

Có thể thấy rằng, sau gần 30 năm đổi mới, mở cửa và hội nhập, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tưụ đáng kể về kinh tế, xã hội, nâng cao hơn vị thế của Thủ đô.

2.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1. Quy mô tăng trưởng

Hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước, các doanh nghiệp của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây

dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nước, Hà Nội luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp thành lập. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội gia tăng mạnh mẽ. Số doanh nghiệp của Hà Nội chiếm khoảng 25% tổng số doanh nghiệp của cả nước.

Từ năm 2008 - 2013, số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập và đi vào hoạt động tăng đột biến so với giai đoạn trước. Với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm (mỗi năm có thêm 7.283 doanh nghiệp thực tế đi vào hoạt động) [14, tr196]. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, số doanh nghiệp đang hoạt động tăng từ 39.545 doanh nghiệp năm 2008 lên 79.015 doanh nghiệp năm 2012 (Biểu đồ 2.2).

Đơn vị: doanh nghiệp


Biểu đồ 2 2 Số doanh nghiệp giai đoạn 2008 2012 Nguồn Niên giám Thống kê Hà 2


Biểu đồ 2.2: Số doanh nghiệp giai đoạn 2008 - 2012 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2013

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023