quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. DNNN sau CPH hoạt động theo Luật DN. Nhà nước tham gia góp vốn vào DNNN sau CPH với tỷ lệ giữ cổ phần chi phối (trên 51%) hay không chi phối (dưới 50%) vốn Điều lệ.
Việc cử người đại diện VNN trong các DN sau CPH tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và một số DN hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt (như: bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không, khai thác dầu khí, than, khai thác mỏ quí hiếm khác) do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đối với những DNNN độc lập trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau CPH việc cử người đại diện chủ sở hữu VNN được chuyển giao về SCIC do các Bộ, cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất với SCIC lựa chọn. Công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu VNN tại DN này được thực hiện ngay sau khi công bố giá trị thực tế phần VNN tại thời điểm DNNN sau CPH được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu.
Hội đồng thành viên các công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo CPH DNNN. Ban chỉ đạo CPH DNNN xem xét, lựa chọn, đề xuất và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền cử người đại diện VNN góp tại DNNN sau CPH.
Tổ chức công đoàn tại DNNN CPH có trách nhiệm với Ban chỉ đạo CPH DNNN cử người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn tham gia ứng cử vào HĐQT, Ban kiểm soát DNNN sau CPH.
Việc quản lý VNN trong DNNN sau CPH được thực hiện theo Luật DN. Khác với DNNN trước đây, Nhà nước quản lý phần VNN thông qua người đại diện là cổ đông của trong DN sau CPH. Cổ đông phần VNN trong trong DN sau CPH có các quyền của cổ đông như sau:
- Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặ thông qua đại diện được ủy quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.
- Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội cổ đông.
- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong DNNN sau CPH.
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần nhà nước cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông.
- Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
- Khi DNNN sau CPH giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty.
Người được cử làm đại diện chủ sở hữu VNN trong DNNN CPH có quyền và nghĩa vụ sau:
- Được tham gia ứng cử vào các chức danh quản lý, điều hành tại DN sau CPH có VNN.
- Được thay mặt nhà nước tham dự và biểu quyết các vấn đề có liên quan đến quyền của cổ đông.
- Được hưởng lương, thưởng, các khoản phụ cấp theo quy định hiện hành và Điều lệ DN.
- Tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến phạm vi công việc thực hiện và Điều lệ DN.
- Thực hiện việc theo dõi, giám sát tình hình kinh doanh, tài chính, kết quả kinh doanh của DN và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước.
1.2. Nội dung chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam
DN sau CPH có VNN hoạt động theo Luật DN. Công tác quản lý VNN trong DN sau CPH được thực hiện thông qua người đại diện VNN. Chính sách quản lý VNN trong DN sau CPH thể hiện trên các mặt sau:
1.2.1. Vấn đề đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa
Theo quy định của pháp luật, Nhà nước là chủ sở hữu VNN. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với VNN. Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho các bộ liên quan thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với VNN đầu tư trong DN CPH. Thủ tướng Chính phủ phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cho các cơ quan, tổ chức đại diện chủ sở hữu sau đây: Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu; SCIC; Hội đồng quản trị tập đoàn, tổngcông ty nhà nước; Chủ tịch công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sởhữu.
VNN ở CTCP được thành lập trên cơ sở CPH toàn bộ DN thành viên Tổng công ty hoặc CPH một bộ phận công ty nhà nước độc lập sẽ do Tổng công ty hoặc DN độc lập làm đại diện chủ sở hữu VNN tại DN CPH đó. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu VNN tại DN độc lập thuộc quản lý của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau CPH về SCIC theo quyết định và lịch trình của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền và nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu VNN đầu tư vào DN CPH thực hiện theo quy định của Luật DN. Đối với tổ chức là đại diện chủ sở hữu VNN đầu tư vào DN CPH có các quyền sau:
+ Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo quy định của pháp luật và điều lệ của DN CPH.
+ Cử người trực tiếp đại diện phần VNN hoặc người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông.
+ Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp đại diện phần VNN hoặc người đại diện theo ủy quyền tại DN CPH (sau đây gọi tắt là người đại diện) quyết định tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các vấn đề đãi ngộ đối với người đại diện, trừ trường hợp người đại diện đã được hưởng lương từ DN CPH.
+ Yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của DN CPH.
+ Giao nhiệm vụ và chỉ đạo người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công ty trong DN CPH. Yêu cầu người đại diện báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện, nhất là trong việc định hướng DN có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước thực hiện các mục tiêu, chiến lược của Nhà nước.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của người đại diện để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời.
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vấn đề đại diện chủ sở hữu VNN trong DN sau CPH được khái quát trong sơ đồ 1.1 dưới đây.
CHỦ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC
Chính phủ - Thủ tướng Chính phủ
Sơ đồ 1.1: Đại diện chủ sở hữu VNN trong DN sau CPH
Nguốn: tác giả tổng hợp
Từ sơ đồ 1.1 trên cho thấy đại diện chủ sở hữu VNN trong DN sau CPH do | ||
nhiều cơ quan và cá nhân được ủy quyền đại diện. Mô hinh đại diện chủ sở hữu | ||
VNN trong DN sau CPH còn phân tán, nhiều tầng lớp, thành phần. Các bộ, | ||
UBND cấp tình được ủy quyền làm đại diện chủ sở hữu là cơ quan quản lý nhà | ||
nước nên mang tính hành chính, không có tính chuyên nghiệp về quản lý, điều | ||
hành vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chưa có chính sách quy định | ||
trách nhiệm cụ thể về hiệu quả và bảo toàn VNN trong DN sau CPH. |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Đích, Đối Tượng, Phạm Vi, Phương Pháp Nghiên Cứu, Kết Cấu Luận Án
- Nội Dung Chính Sách Quản Lý Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Nhà Nước Sau Cổ Phần Hóa
- Quản Lý, Đầu Tư Vốn Nhà Nước Trong Doanh Nghiệp Sau Cổ Phần Hóa
- Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Việt Nam - 8
- Chính Sách Quản Lý, Giám Sát Vốn Nhà Nước Trong Hoạt Động Tư Nhân Hóa Và Đa Dạng Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Tại Hungary [6]
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
1.2.2. Vấn đề người đại diện vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa
Người trực tiếp đại diện phần VNN hoặc người đại diện theo ủy quyền tại DN sau CPH (sau đây gọi tắt là người đại diện) do Đại diện chủ sở hữu VNN cử để thực hiện quyền của cổ đông phần VNN trong DN sau CPH.
Nhiệm vụ của người đại diện
+ Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của DN CPH theo điều lệ của DN này.
+ Khi được ủy quyền thực hiện quyền của cổ đông, trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông người đại diện phải sử dụng quyền đó một cách cẩn trọng theo đúng chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu, nhất là trong trường hợp là cổ đông, bên góp vốn chi phối.
+ Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của DN sau CPH theo quy định của luật pháp, điều lệ DN. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của DN sau CPH, việc thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu giao.
+ Theo dõi, đôn đốc và thực hiện thu hồi VNN tại DN sau CPH gồm: vốn cho người lao động vay để mua cổ phần, bán chịu cổ phần cho người lao động, chia cổ phần cho người lao động để hưởng cổ tức, chuyển nhượng cổ phần của Nhà nước, thu cổ tức và các khoản được chia khác từ VNN góp vào DN sau CPH.
+ Người đại diện tham gia ban quản lý điều hành DN CPH phải nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp hoạt động của mình tại DN sau CPH để trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Đối với những vấn đề quan trọng của DN sau CPH đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Đại hội đồng cổ đông như phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức … người đại diện phải chủ động báo cáo đại diện chủ sở hữu vốn cho ý kiến bằng văn bản, người đại diện có trách nhiệm phát biểu trong cuộc họp và biểu quyết theo ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu.
Trường hợp nhiều người trực tiếp đại diện cùng tham gia Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của DN CPH thì phải thống nhất thực hiện ý kiến chỉ đạo của đại diện chủ sở hữu.
+ Người đại diện ở DN có cổ phần vốn góp chi phối của Nhà nước phải có trách nhiệm hướng DN sau CPH đi đúng mục tiêu, định hướng của Nhà nước; sử dụng quyền chi phối hoặc phủ quyết để quyết định việc bổ sung ngành nghề kinh doanh lại DN sau CPH. Khi phát hiện DN sau CPH đi chệch mục tiêu, định hướng của Nhà nước phải báo cáo ngay đại diện chủ sở hữu VNN và đề xuất giải pháp để khắc phục. Sau khi được đại diện chủ sở hữu VNN thông qua cần tổ chức thực hiện ngay để nhanh chóng hướng DN sau CPH đi đúng mục tiêu, định hướng đã xác định.
+ Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ DN sau CPH và đại diện chủ sở hữu vốn giao.
+ Chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu vốn về các nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho đại diện chủ sở hữu vốn thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi của người đại diện VNN trong DN sau CPH
+ Người đại diện phần VNN tại DN sau CPH là thành viên chuyên trách trong ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động DN CPH được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ DN đó và do DN CPH trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do đại diện chủ sở hữu chi trả theo quy định. Nguồn phụ cấp người đại diện được lấy từ lợi nhuận được chia từ vốn của nhà nước góp vào DN sau CPH.
+ Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong ban quản lý, điều hành DN sau CPH thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định do đại diện
chủ sở hữu vốn chi trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do đại diện chủ sở hữu chi trả theo quy định. Trường hợp người đại diện được các DN sau CPH trả thù lao thì người đại diện có trách nhiệm nộp các khoản thù lao trên cho đại diện chủ sở hữu.
+ Người đại diện phần VNN tại DN sau CPH khi được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của CTCP (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu VNN. Chủ sở hữu VNN quyết định bằng văn bản số lượng cổ phần người đại diện được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. Phần còn lại thuộc quyền mua của chủ sở hữu VNN.
+ Trường hợp người đại diện được cử làm đại diện phần VNN tại nhiều đơn vị, thì được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại 01 đơn vị. Người đại diện phần VNN tại CTCP có trách nhiệm chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại cho chủ sở hữu VNN. Trường hợp người đại diện phần VNN tại DN sau CPH không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại CTCP thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần VNN tại DN sau CPH và phải chuyển nhượng lại cho chủ sở hữu VNN số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định trên theo giá được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp người đại diện phần VNN tại DN sau CPH đã bán cổ phiếu này thì phải nộp lại cho chủ sở hữu VNN phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán với giá mua và chi phí (nếu có).
Tiêu chuẩn của người đại diện. Người đại diện phải là người bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.