Số Lượng Doanh Nghiệp Thành Lập Mới Phân Theo Loại Hình Từ 2008- 2013

Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội từ giai đoạn 2008 - 2013 trung bình khoảng hơn 13.000 doanh nghiệp/1 năm, chiếm phần lớn là loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần (Bảng 2.1). Năm 2013, có 14.862 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp với số vốn khoảng 109 nghìn tỷ đồng, tăng 12% về số doanh nghiệp và 33% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có 14.664 doanh nghiệp ngừng hoạt động (giảm 10,7% so với năm 2012), trong đó, giải thể là 740 (tăng 25,9%), bỏ địa chỉ kinh doanh là 7.625 (tăng 5,3%), tạm ngừng kinh doanh là 3.672 (giảm 37,1%), đang làm thủ tục giải thể là 2.627 doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp thành lập mới phân theo loại hình từ 2008- 2013

Đơn vị: doanh nghiệp


Loại hình

2008

2009

2010

2011

2012

2013

CT TNHH

1 thành viên

2297

3455

4162

4158

4075

5295

CT TNHH

2 thành viên

3421

4302

3502

3407

3248

3876

Công ty cổ phần

7543

7633

7880

6972

5573

5584

Doanh nghiệp

tư nhân

185

267

109

81

47

103

Công ty hợp danh

1

1

0

0

0

3

Tổng số

13.447

15.658

15.653

14.618

12.943

14.862

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội,10 tháng đầu năm 2014 có

14.460 doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, tăng 1,47%; tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động là 10.268 (trong đó, giải thể là 646, bỏ kinh doanh là 6.911, tạm ngừng kinh doanh 2.711), tăng 1,88% so với cùng kỳ.

2.2.2. Cơ cấu ngành nghề và sự phân bố doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp tập trung nhiều nhất vẫn là lĩnh vực thương mại

- dịch vụ vì đây là ngành chỉ cần đầu tư vốn ít là có thể hoạt động được, lại ít rủi ro, không đòi hỏi mặt bằng.

Đơn vị: Phần trăm (%)


Biểu đồ 2 3 Phân bố doanh nghiệp theo cơ cấu ngành nghề năm 2012 Nguồn Niêm 1

Biểu đồ 2.3: Phân bố doanh nghiệp theo cơ cấu ngành nghề năm 2012 Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội 2013

Phân bố doanh nghiệp theo địa bàn quận, huyện: Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có những chính sách ưu đãi phát triển cho vùng nông thôn, địa bàn khó khăn nhưng sự phân bố doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 - 2012 vẫn không đồng đều, chủ yếu doanh nghiệp tập trung ở khu vực nội thành như các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Từ

Liêm (đều trên 6000 doanh nghiệp). Trong khi đó các huyện ngoại thành có số lượng doanh nghiệp đóng trên địa bàn ít hơn: Phúc Thọ (297), Mỹ Đức (313), Phú Xuyên (315), Ba Vì (356) (Biểu đồ 2.4).

Đơn vị: Phần trăm (%)


Biểu đồ 2 4 Phân bố doanh nghiệp theo địa bàn quận huyện năm 2012 Nguồn Niêm 2

Biểu đồ 2.4: Phân bố doanh nghiệp theo địa bàn quận, huyện năm 2012 Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội 2013


2.2.3. Quy mô lao động

Đến cuối năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã sử dụng trên 1.951 nghìn lao động, tăng 1,5 lần so với năm 2008, trung bình mỗi năm tăng thêm gần 300 nghìn lao động (Bảng 2.2). Trong đó, các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tạo nhiều công ăn việc làm và giải quyết lao động của thành phố nhiều nhất và có xu thế ngày càng tăng, góp phần đảm bảo thu nhập và việc làm cho lao động người thành phố và lao động nhập cư.


Bảng 2.2: Phân bổ lao động theo loại hình doanh nghiệp của Hà Nội (2008 - 2012)


Lao động đến 31/12/2012 hàng năm (người)

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng số

1.274.315

1.384.205

1.537.046

1.956.721

1.951.824

1. Khu vực

doanh nghiệp Nhà nước


372.231


336.196


330.464


362.941


338.626

2. Khu vực doanh nghiệp

ngoài Nhà nước


772.760


894.488


1.031.406


1.384.204


1.399.414

3. Khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài


129.324


153.521


175.176


209.576


213.784

Tỷ trọng (%)

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

1. Khu vực doanh nghiệp

Nhà nước


29,2


24,3


21,5


18,6


17,4

2. Khu vực

doanh nghiệp ngoài Nhà nước


60,6


64,6


67,1


70,7


71,6

3. Khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài


10,2


11,1


11,4


10,7


11,0


Nguồn: Xử lý số liệu thống kê từ Niêm giám thống kê 2013.

Cục thống kê Hà Nội.

Nếu chia theo ngành kinh tế thì lao động tại các doanh nghiệp nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 1.5%). Sử dụng nhiều lao động nhất vẫn là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 12.8% nhưng chiếm tỷ trọng 19.4% về lao động; Ngành xây dựng có số lượng doanh nghiệp chiếm 14.8% nhưng lao động chiếm 26.88%; Thương mại, khách sạn, nhà hàng có số doanh nghiệp chiếm tới 43.8% nhưng số lao động chỉ chiếm 23.28%.

2.2.4. Quy mô vốn

Đơn vị: Phần trăm (%)


Biểu đồ 2 5 Quy mô vốn các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội năm 2012 Nguồn 3

Biểu đồ 2.5: Quy mô vốn các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội năm 2012 Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Nội 2013

Số lượng doanh nghiệp gia tăng kéo theo sự gia tăng về qui mô vốn đầu tư. Mặc dù vốn bình quân/doanh nghiệp ngày càng tăng, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp có qui mô vốn vừa và nhỏ, năm 2010 tỷ trọng doanh nghiệp có số vốn dưới 5 tỷ chiếm 46% tổng số doanh nghiệp Hà Nội, số doanh nghiệp dưới 10 tỷ chiếm tới 72%, số doanh nghiệp có vốn trên 50 tỷ chỉ chiếm 5%, năm 2011 vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng đột

biến năm 2006 là 26.535.467, đến năm 2011 đã là 118.045.000 tăng gấp 4,45 lần [8, tr192]. Số liệu trên thể hiện chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn vốn của các tầng lớp dân cư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước đã có những hiệu quả nhất định, hơn nữa loại hình doanh nghiệp này có khả năng thích nghi nhanh với cơ chế thị trường, ít chịu ảnh hưởng hơn từ khủng hoảng hay suy thoái kinh tế.

2.2.5. Doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cùng với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và qui mô vốn đầu tư, doanh thu thuần của các doanh nghiệp Hà Nội cũng tăng mạnh mẽ. Năm 2012, tổng doanh thu thuần đạt 2.182 nghìn tỷ đồng, gấp gần 2 lần so với năm 2008.

Đơn vị: Tỷ đồng


Biểu đồ 2 6 Tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động từ năm 4


Biểu đồ 2.6: Tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp đang hoạt động từ năm 2008 - 2012

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2013

So với mức tăng trưởng doanh thu bình quân từ 2008 - 2012 của các doanh nghiệp Hà Nội là 3 lần thì một số lĩnh vực kinh tế có mức doanh thu tăng trưởng vượt bậc, đó là: công nghiệp khai thác mỏ (doanh thu tăng 38 lần), sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt (tăng 6 lần), tài chính tín dụng (tăng 4,2 lần), các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (tăng 7 lần).

Hiệu quả:

- Lợi nhuận trên vốn: Nhìn chung, biến động về tỷ suất lợi nhuận trên vốn qua các năm từ 2008 - 2012 có sự biến động lớn, năm 2008 là năm có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm 50% so với năm 2007, chỉ đạt 1.84% [8, tr189]. Tuy nhiên, năm 2009 nhờ các chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp lại được phục hồi trở lại với mức tương đương năm 2007 là 3.65% đến năm 2012 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận lại giảm sút cũng đã được các chuyên gia kinh tế phân tích, mà nguyên nhân trực tiếp là việc doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, đầu tư sai mục đích, đồng thời một phần do các doanh nghiệp đến kỳ phải hoàn trả các khoản vay lãi suất kích cầu cho Chính phủ.

- Lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho thấy cứ mỗi một đồng doanh thu mang về sẽ đem lại được bao nhiêu đồng tiền lãi cho doanh nghiệp. Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn, các doanh nghiệp Nhà nước dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, đạt 8,6%, riêng năm 2009 đạt xấp xỉ 11%, vượt xa các khu vực kinh tế khác là do các doanh nghiệp này được hưởng nhiều ưu đãi trong gói kích cầu mà Chính phủ đưa ra mà phần lớn đều tập trung cho các doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước kém ưu thế về vốn, về lao động, công nghệ nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kém hơn, chỉ đạt 2,72% so với mức bình quân chung là 5,06% và mức 7% của khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Những ngành kinh tế quan trọng đều có tỷ suất lợi nhuận tăng đáng kể như: ngành công nghiệp khai khoáng vẫn là ngành có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao nhất với 55,17%, hoạt động tài chính ngân hàng đạt 22.44%, hoạt động dịch vụ khác 20.39%, công nghiệp chế biến chế tạo đạt 4.67%, thương mại đạt 1.13%, thấp nhất là ngành thông tin truyền thông -1.54% [8, tr190].

Với kết quả sản xuất, kinh doanh khá tốt trong giai đoạn 2008 - 2013, các doanh nghiệp Hà Nội ngày càng có những đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách thành phố nói riêng. Đây là nguồn thu chủ yếu và lâu bền vào ngân sách của Thành phố, thể hiện vai trò đặc biệt của doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô. Năm 2013, tổng thu nội địa của Hà Nội thực hiện là 141.784 tỷ đồng, trong đó, thu từ doanh nghiệp Nhà nước là 41,1%; thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài Nhà nước là 9,1% [2, tr67]. Năm 2014, tổng thu nội địa ước thực hiện

112.100 tỷ đồng, đạt khoảng 101,7% dự toán thành phố giao.

2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tại Hà Nội

2.3.1. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý Từ sau Đại hội IV (năm 1986), nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế đã tạo động lực cho sự phát triển của đất nước. Thành phố Hà Nội với vai trò là Thủ đô đã phát huy vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố qua các nhiệm kỳ đều nhấn mạnh đến chủ trương phát triển các loại hình doanh nghiệp - hạt nhân của nền kinh tế. Thành phố đặc biệt chú trọng tới việc hoàn thiện chế độ sở hữu, phát triển các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh

doanh của nền kinh tế thị trường.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí