nối trực tuyến với hệ thống thuế và quản lý toàn bộ các doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Tháng 8/2008, sau khi sáp nhập với Hà Tây và trở thành thành phố lớn nhất của cả nước, Hà Nội đã thành lập 03 phòng ĐKKD. Việc tổ chức 03 phòng ĐKKD tại 03 địa điểm khác nhau và tương đối phù hợp về địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp đến làm thủ tục ĐKKD. Thời gian xếp hàng chờ làm thủ tục ĐKKD giảm hẳn và cán bộ ĐKKD được giảm nhiều áp lực công việc. Tất cả ba phòng ĐKKD đều áp dụng chung một quy trình thống nhất, được cập nhật sửa đổi liên tục để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Ba phòng ĐKKD độc lập cùng thực hiện thủ tục ĐKKD (tương tự như các phòng công chứng) cũng thể hiện bước đầu việc thực hiện thủ tục ĐKKD như một dịch vụ công.
UBND Thành phố đã ban hành quy định về giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp: Quyết định số 21/2006/QĐ/ UBND ngày 6/12/2006 quy định về liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội; Quyết định số 15/2007/QĐ/UBND của UBND Thành phố Hà Nội ngày 23/01/2007 về việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 22/2007/QĐ/UBND của UBND Thành phố ngày 9/02/2007 quy định về trình tự giải quyết thủ tục hành chính trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
2.3.3.2. Công tác khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp
Phát triển doanh nghiệp được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nền kinh tế Thủ đô, do vậy, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, coi trọng công tác khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất
kinhdoanh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Trong bối cảnh đó, năm 2013, Thành phố Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 22/CTr-UBND ngày 29/1/2013 tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trên địa bàn. Thông báo số 156/TB-UBND ngày 20/5/2013 về việc lập danh sách các số điện thoại “Đường dây nóng” để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cho doanh nghiệp. Thành phố cũng đã ban hành Chương trình triển khai các Nghị quyết của Chính phủ; trong đó, dành khoảng 50 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường và 100 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất.
*Hỗ trợ pháp lý: Thành phố đã ban hành các quyết định số 331/QĐ- UBND và 1002/QĐ-UBND V/v ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013 và năm 2014; Quyết định 2706/QĐ-UBND ngày 16/6/2011 về ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2014.
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản hướng dẫn trong phạm vi do Sở quản lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở cho các doanh nghiệp khai thác, sử dụng miễn phí. Bên cạnh việc niêm yết, Sở còn quan tâm đầu tư chất lượng nhằm giúp tổ chức, công dân ngày càng dễ tiếp cận hơn với các thông tin, hướng dẫn về thủ tục hành chính của Sở. Trên Website 100% các thủ tục hành chính (TTHC) đều đạt mức độ 2, tổ chức, công dân có thể tải trực tiếp và mọi biểu mẫu liên quan đến TTHC để thực hiện. Ngoài ra Sở còn trang bị các kios điện tử, giúp các tổ chức, công
dân có thể tra cứu dễ dàng thông tin, hướng dẫn liên quan đến TTHC, cũng như tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Mặt khác, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quy trình cung cấp thông tin, quy trình chào bán cổ phần riêng lẻ đã được chuẩn hóa theo đúng quy trình ISO 9001-2000 để kiểm soát chất lượng và công bố các biểu mẫu, hướng dẫn TTHC tại Bộ phận một cửa và trên cổng thông tin điện tử của Sở (www.hapi.gov.vn), tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Sở còn xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn bằng văn bản trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh; bộ câu hỏi về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hướng dẫn hỗ trợ tổ chức, công dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Đổi Mới Nội Dung Quản Lý Từ Giám Sát Sang Hỗ Trợ, Khuyến Khích Doanh Nghiệp Phát Triển
- Số Lượng Doanh Nghiệp Thành Lập Mới Phân Theo Loại Hình Từ 2008- 2013
- Công Tác Ban Hành Và Thực Thi Các Quy Định Pháp Luật Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Hà Nội
- Khó Khăn Trong Thay Đổi Nội Dung Đăng Ký Kinh Doanh Thay Đổi Vốn Điều Lệ
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Hơn nữa, Sở đã soạn thảo và ban hành tài liệu hướng dẫn đăng ký thành lập doanh nghiệp với mục đích chỉ dẫn, hỗ trợ công dân và tổ chức thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đơn giản, thuận tiện. Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký khi thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hiện hành. Tài liệu hướng dẫn này chỉ dẫn cụ thể về đăng ký thành lập các loại hình doanh nghiệp mang tính tham khảo trong tài liệu này sẽ giúp cho công dân, tổ chức thực hiện việc gia nhập thị trường đúng quy định của pháp luật và với ít chi phí và thời gian ngắn nhất.
* Thực hiện hỗ trợ về đào tạo nhân lực: Các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các tổ chức đoàn thể - chính trị của Thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cung cấp nhiều lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp. Các Sở, ban ngành đã mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức về chuyên ngành cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội đã tổ chức 351 khóa đào tạo với tổng số học viên được đào tạo là 20,500 học viên trong đó:
+ Đào tạo Khởi sự doanh nghiệp: 106 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 6,040 học viên.
+ Đào tạo Quản trị doanh nghiệp: 240 khóa, số lượng học viên được đào tạo là 13,960 học viên.
+ Đào tạo kiến thức giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO): có quy mô đào tạo là 500 học viên, trung bình mỗi năm đào tạo được 100 học viên.
+ Trong các khóa đào tạo về khởi sự doanh nghiệp, Sở đều lồng ghép các chương trình, kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp: Luật quản lý thuế, Luật Doanh nghiệp, các quy định trong ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài...
* Thực hiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường, khoa học và công nghệ: Các cơ quan của thành phố đã tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp đăng ký trên 300 nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ cho hơn 20 doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9000 trong hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ cho 30 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ công nghệ trong nước và khu vực,v.v.
Để hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch (nay là Trung tâm xúc tiến đầu tư) trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm tư vấn thuộc Sở Công Thương. Các đơn vị này luôn tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức như tổ chức, hỗ trợ cho tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là trên trang thông tin điện tử của Thành phố.
Trong công tác hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho, Thành phố đã tổ chức khu triển lãm của Hà Nội bên lề Hội nghị xúc tiến đầu tư an sinh xã hội vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức tham gia
hội chợ MeKong Expro 2013; tổ chức đoàn tham gia Hội chợ làng nghề Việt Nam năm 2013... Tổ chức cho hơn 70 lượt doanh nghiệp, một số hiệp hội của Thành phố tham gia hội chợ, kết hợp giao thương tại nước ngoài tại Nhật Bản, Nam Phi, Mỹ, Brazil, Australia. Bên cạnh đó, nhiều chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp cũng đã được triển khai.
*Hỗ trợ vay vốn, lãi suất tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Thành phố chủ động trong việc hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, lãi suất ưu đãi tạo điều kiện thúc đẩy kinh doanh; đến tháng 5/2013 đã hỗ trợ cho 5 doanh nghiệp vay với số tiền hơn 3,5 tỷ đồng. Ngày 10/4/2013, Thành phố đã có quyết định số 2495/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp năm 2013, theo đó, đối tượng hỗ trợ được mở rộng. Đồng thời, ngày 09/4/2013, Thành phố có văn bản số 2488/UBND-CT trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương về hỗ trợ vay vốn cho sản xuất kinh doanh nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp tục duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.
* Thực hiện các chính sách tài khóa và các ưu đãi về thuế: Thành phố cũng thực hiện các chính sách giãn hoãn, gia hạn nộp thuế, lệ phí trước bạ, cho chậm nộp tiền sử dụng đất; nới lỏng tín dụng với người mua nhà xã hội, đơn giản hóa các thủ tục cho vay mua nhà... Tính đến nay, số thuế giá trị gia tăng được gia hạn đối với hơn 10 ngàn doanh nghiệp. Năm 2013, tổng số thuế gia hạn theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ là 16.548.7 tỷ đồng, trong đó, gia hạn về thuế GTGT đối với 15.151 doanh nghiệp với số thuế được gia hạn là 513,7 tỷ; gia hạn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với 14.987 doanh nghiệp với số thuế được gia hạn là 1.075 tỷ. Đã thực hiện hỗ trợ lãi suất vốn vay và lãi suất sau đầu tư khoảng 29 tỷ đồng cho các doanh nghiệp.
*Thực hiện đối thoại với doanh nghiệp: Thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, đối thoại với người dân và doanh nghiệp nhằm giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Năm 2013,
Thành phố đã tổ chức 10 hội nghị gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố với các doanh nghiệp. Các đơn vị cũng tổ chức nhiều hội nghị đối thoại với doanh nghiệp như Cục Hải quan, Cục Thuế, Sở Công Thương,...
2.3.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm
Trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, Thành phố Hà Nội đã quy định cơ chế phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã của thành phố trong việc phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi thành lập trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc quản lý như Quyết định số 419/QĐ-TTg phân định là: Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được phân định rõ ràng gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước cụ thể. Các cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.
Hiện nay các Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang thực hiện việc hậu kiểm đối với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Nội dung công việc hậu kiểm gồm:
(1). Kiểm tra sự chấp hành của doanh nghiệp đối với các nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- Chấp hành quy định về thành lập doanh nghiệp;
- Chấp hành quy định về đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp; (2). Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp:
- Chấp hành quy định treo biển hiệu của doanh nghiệp;
- Chấp hành quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp;
- Chấp hành quy định về quản lý doanh nghiệp;
- Chấp hành quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp;
- Chấp hành quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;
- Chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp (Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vốn pháp định của doanh nghiệp…);
- Chấp hành quy định về sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Chấp hành quy định về tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi);
- Chấp hành các quy định về chế độ kế toán, thuế; đất đai; xây dựng; môi trường; lao động; vệ sinh an toàn thực phẩm… của doanh nghiệp.
(3). Kiểm tra việc chấp hành các quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp:
- Chấp hành công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp;
- Chấp hành chế độ báo cáo, thông báo của doanh nghiệp.
Qua quá trình tranh tra, kiểm tra cho thấy về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đều tuân thủ Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có một số vi phạm mà doanh nghiệp thường mắc phải như:
- Các doanh nghiệp thường không cập nhật về việc thay đổi của các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, ví dụ Nghị định 88/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp không quy định về việc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, nhưng khi Nghị định 43/2010/NĐ-CP ra đời, quy định về việc này thì doanh nghiệp không biết và nếu có biết cũng không thực hiện;
- Về việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định tại điều 28 Luật Doanh nghiệp;
- Về việc không thực hiện góp vốn theo đúng thời hạn quy định, kê khống vốn điều lệ;
- Chậm trễ trong việc thực hiện thay đổi các nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Đảm bảo quyền của cổ đông trong việc xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, đặc biệt là các công ty có tranh chấp nội bộ;
- Khi không có nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp chỉ đóng cửa mã số thuế mà không tiến hành làm thủ tục giải thể.
Qua kiểm tra các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã kịp thời chấn chỉnh các hoạt động vi phạm của doanh nghiệp để phù hợp với các quy định và đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Có thể thấy rằng, hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng khác triển khai công tác hậu kiểm doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc hậu kiểm doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh chưa kịp thời. Từ năm 2008 đến nay, tổng số doanh nghiệp được hậu kiểm là 2.982 doanh nghiệp.
Theo con số thống kê, số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có đăng ký kinh doanh, nhưng không có hoạt động thực sự vẫn chiếm tỷ lệ cao: 22%. Năm 2011, có 121 doanh nghiệp bị giải thể và thu hồi giấy phép kinh doanh, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010. Tuy nhiên, đối với công tác thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp vi phạm vẫn còn bất cập. Tình trạng phổ biến hiện nay là sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp thay đổi địa chỉ hoạt động, điều đó gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc gửi các thông báo, yêu cầu về thực hiện các văn bản mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ được tiến hành thu hồi giấy chứng nhận và xóa tên trong sổ đăng ký khi có báo cáo của các ngành chức năng về việc doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ,