Mẫu Nghiên Cứu, Dữ Liệu Nghiên Cứu Và Phương Pháp Phân Tích


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Nội dung Chương 2 đã nêu ra 3 vấn đề chính: (1) Khái quát chung tình hình phát triển thị trường vàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2016; (2) Phân tích định tính tình hình thực thi chính sách QLNN với thị trường vàng (cụ thể ở đây là vàng miếng) với mối quan hệ với chính sách tỷ giá; (3) Phân tích định tính tác động chính sách QLNN với thị trường vàng thông qua những tiêu chí đã đề cập của chương

1. Chính sách QLNN đối với thị trường vàng về cơ bản đã thay đổi cấu trúc thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được thì chính sách QLNN với thị trường vàng còn bộc lộ những hạn chế. Biến số giá vàng trong nước được tác giả lựa chọn đại diện cho chính sách QLNN đối với thị trường vàng trong mô hình kinh tế lượng.


CHƯƠNG 3

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHINH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG VỚI CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ


3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào những lý thuyết cơ bản về QLNN với thị trường vàng và những nghiên cứu tiền nhiệm trước đó về chính sách QLNN thị trường vàng thì biến số đưa vào mô hình đánh giá chinh sách quản lý của NHTW và giá vàng rất phong phú, việc lựa chọn phụ thuộc vào từng thời kỳ và đặc điểm của mỗi quốc gia nghiên cứu. Tác giả đã tham khảo từ một số mô hình nghiên cứu trước đó về giá vàng và chính sách QLNN thị trường vàng như sau:

Hau Le Long, Marc J.K. De Ceustera (2013) sử dụng mô hình ARIMA với dữ liệu từ theo tháng từ 01/2001 đến 12/2011 để đánh giá mối tương quan giữa chỉ số giá vàng và lạm phát. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lợi nhuận của vàng nhạy cảm với lạm phát, tức là tăng 1% lạm phát (cả tỷ lệ ex-post và ex-ante) dẫn tới tăng hơn 1% lợi nhuận vàng. William D. Lastrapes, George Selgin (1995a) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến: Y là tổng sản phẩm đầu ra GDP, p là mức giá, r là một lãi suất dài hạn, CPI là chỉ số giá cả hàng hóa, g là giá vàng, TR đại diện cho tổng dự trữ NHTM, và FR là tỷ lệ quỹ liên bang. Dữ liệu thu thập là dữ liệu hàng tháng từ 12/1982 đến 11/1995. Đây là những biến số mà Fed có kiểm soát trực tiếp (tổng trữ lượng và tỷ lệ quỹ liên bang), hoặc các biến số, giống như giá vàng, giả thuyết là ảnh hưởng đến định hướng CSTT. Nghiên cứu xây dựng một mô hình cấu trúc VAR tiếp cận bằng cách ước tính tương tự như Gordon và Leeper (1994): thay vì xác định đầy đủ mô hình ngẫu nhiên theo cách tổng thể, nghiên cứu tập trung vào việc phân biệt phản ứng của CSTT một cách cẩn thận với các quyết định kinh tế khác. Cụ thể là một cú sốc giá vàng tích cực khiến giá vàng tăng 2% dẫn tới hiệu ứng tác động gia tăng dần tỷ lệ quỹ liên bang FR gần 10 điểm cơ bản sau khoảng 12 tháng, và giảm dần tỷ lệ TR. Những phát hiện này hàm ý rằng Fed đã sử dụng nguồn dự trữ FR để thực hiện điều tiết CSTT nhằm đáp ứng với sự thay đổi giá vàng, mặc dù độ trễ của sự thay đổi này được duy trì trong thời gian vài tháng. Ngoài ra, giá vàng có xu hướng quay trở lại mức cũ sau cú sốc, thể hiện sự ổn định về giá vàng sau khi thị trường vàng hấp thụ với những cú sốc này.

William D. Lastrapes, George Selgin (1995b) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến: TR là dự trữ trong hệ thống NHTM, NBR là lượng dự trữ không cho vay, r là


tỷ lệ quỹ liên bang và g là giá đô la của đồng đô la. Dữ liệu thu thập là dữ liệu hàng tuần từ tháng 12/1982 đến tháng 12/1994. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình VAR nhằm kiểm định trong thời gian Greenspan giữ chức Chủ tịch Hội đồng của FED thì việc ổn định giá vàng có phải là một trong những mục tiêu để điều hành CSTT. Nghiên cứu đã xây dựng 2 mô hình VAR cho 2 giai đoạn từ tháng 12/1982 đến tháng 12/1987 - thời điểm Greenspan trước khi nhận chức và giai đoạn từ tháng 12/1987 đến tháng 12/1994

– thời điểm sau Greenspan điều hành, phản ứng của các khoản dự cho vay NBR đối với những cú sốc giá vàng là mạnh nhất so với tiền nhiệm trước đó. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định sự tin tưởng rằng Fed trong thời kỳ Alan Greenspan đã sử dụng giá vàng để định hướng CSTT trong những thời kỳ trung hạn: phản ứng của NBR và r

- tỷ lệ quỹ liên bang tăng vọt đối với cú sốc giá vàng trong thời gian từ 26 đến 40 tuần.

Bùi Kim Yến, Nguyến Khánh Hoàng (2014) đã sử dụng mô hình VAR gồm 6 biến để phân tích kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng VN giai đoạn 10 năm từ tháng 08/2003 đến 07/2013, Các biến bao gồm: GIAVANGTRONGNUOC: Giá vàng nội địa, GIATG: Giá vàng giao ngay quốc tế, TGLNH: Tỷ giá USD/VNĐ bình quân liên ngân hàng, CPIMY: Chỉ số CPI của Mỹ, CPIVN: Chỉ số CPI của VN, LSHD: Lãi suất huy động bình quân trong nước, Biến GIATG, CPIMY là 2 biến ngoại sinh. Nguyễn Đức Trung (2013) đã sử dụng mô hình VAR gồm 5 biến: Giá vàng nội địa, Giá vàng quốc tế, Chỉ số CPI, Tỷ giá USD ngân hàng VietcomBank, Dự trữ ngoại hối quốc gia, cho 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 01/2006 đến tháng 03/2010, giai đoạn 2 từ đoạn thứ hai từ tháng 04/2010 đến tháng 11/2012. Đây là 2 giai đoạn đại điện cho 2 thời kỳ của chính sách QLNN thị trường vàng: Giai đoạn 2 là giai đoạn NHNN siết chặt lại quản lý thị trường vàng. Số liệu được Sai phân bậc 1 của Logarit cơ số tự nhiên thu thập từ Tổng cục Thống kê, IMF, Kitco.com) tính theo tháng. Nghiên cứu muốn xem xét khả năng giá vàng nội địa biến động theo chiều hướng tăng có đưa tới tình trạng gom ngoại tệ (USD) nhập lậu vàng, ảnh hưởng lên tỷ giá (USD) hay không? thông qua phản ứng của tỷ giá USD trước cú sốc của giá vàng nội địa. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng quan hệ giữa tỷ giá USD/VND với giá vàng quốc tế sau NĐ 24 là quan hệ nghịch chiều và phản ứng của tỷ giá với giá vàng quốc tế nhanh hơn so với giá vàng nội địa.

Qua các cách tiếp cận và kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên thì mô hình giải thích chính sách QLNN với thị trường vàng có thể được tiếp cận bằng các biến kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng trong nước. Đồng thời xét về mặt lịch sử, vàng đã thể hiện vai trò duy nhất là hình thức phổ biến nhất của tiền tệ hàng hóa, và tiếp tục được coi là một nơi trú ẩn an toàn khi có những biến động kinh tế (Baur, D.G., & Lucey,


B.M. 2010). Kế thừa quan điểm các quan điểm của các mô hình khác thì tác giả lựa chọn 6 biến là: Giá vàng nội địa, Giá vàng quốc tế, Dự trữ ngoại hối quốc gia, Lãi suất huy động bình quân dưới 12 tháng của Vietcombank, Tỷ giá đồng USD/VNĐ của Ngân hàng Vietcombank, Lạm phát Việt Nam (Chỉ số CPI).

Các biến của mô hình đều được chuyển thành sai phân bậc 1 của logarit tự nhiên thay vì để giá trị tuyệt đối. Khi đó sẽ loại trừ được các khác biệt về đơn vị tính của các biến số. Đồng thời để đảm bảo chất lượng mô hình ước lượng thì các biến số tự nhiên cần lấy theo dạng logarit (Chakrabarti, 2012), do giá trị logarit ổn định phưong sai biến chuỗi thời gian hơn. Trong đó:

Giá vàng trong nước (VNGOLD):Giá trị của vàng miếng được niêm yết công khai bởi các công ty vàng trên thị trường.

Giá vàng thế giới (INTERGOLD): ngành công nghiệp khai thác vàng tại Việt Nam còn nhỏ, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ vàng nội địa. Do đó lượng vàng miếng phục vụ trong nước chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Biến động của giá vàng quốc tế sẽ tác động đến giá vàng nội địa.

Chỉ số giá tiêu dùng (VNCPI):Ranson và Wainright (2005), Blose (2010), các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu như Wang, Lee và Thi (2011), tin rằng giá vàng có xu hướng tăng cùng với mức giá chung sẽ cung cấp một hàng rào chống lạm phát. Dempster và Artigas (2010) cho thấy trong khi vàng đạt được lợi nhuận cao trong những năm lạm phát cao, lợi nhuận của nó vẫn còn duy trì mức thấp trong những năm lạm phát thấp và trung bình. Đồng thời nhu cầu vàng đã tăng lên cùng với kỳ vọng lạm phát tăng lên (Moore, 1990). Phù hợp với niềm tin phổ biến, các nghiên cứu cho thấy vàng có khả năng cung cấp một tấm niệm an toàn chống lại lạm phát, mặc dù hiệu quả của nó có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hoặc đặc điểm của từng quốc gia (Wang, Lee và Thi, 2011). Hau Le Long, Marc J.K. De Ceustera (2013) cho rằng vai trò tiềm năng của vàng như là một tài sản phòng ngừa rủi ro lạm phát cho Việt Nam với đặc thù là nước có nhu cầu về vàng cao nhất thế giới (World Gold Council, 2011, 2012). Tuy nhiên các nghiên cứu của Mahdavi và Zhou (1997), Jaffe (1989), Garner (1995), Larson và McQueen (1995) lại kết luận ngược lại rằng giá vàng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, kết quả thực nghiệm tại Hoa Kỳ thể hiện thêm là lạm phát phản ánh không chính xác giá vàng. Chua và Woodward (1982) và Tkacz (2007) chứng minh rằng vàng hiện này không còn là công cụ phòng ngừa lạm phát trong thực tế, tâm lý đám đông của nhà đầu tư là yếu tố tác động đến giá vàng. Bùi Kim Yến, Nguyến Khánh Hoàng (2014) cho rằng các nhân tố như CPI, tỷ giá, lãi suất tác động rất ít tới giá vàng trong nước.


Lãi suất huy động bình quân dưới 12 tháng của Vietcombank (INTEREST): Giữa giá vàng và lãi suất huy động có quan hệ ngược chiều với nhau. NHTW khi thực hiện chính sách cung tiền mở rộng làm giảm lãi suất đồng thời làm tăng lạm phát, qua đó làm tăng giá vàng. Điều này được thể hiện rất rõ qua các nghiên cứu thực nghiệm của Koutsoyiannis (1983), Fortune (1987), Harmston (1998)). Godsell và Trần (2011).

Tỷ giá đồng USD/VNĐ của Ngân hàng Vietcombank (VCBXRATE):Mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị USD và vàng là một trong những mối quan hệ được thảo luận nhiều nhất về các mối quan hệ trên thị trường tiền tệ. USD là một đồng tiền quốc tế được chấp nhận và hầu hết giao dịch quốc tế đều quy đổi sang USD. Mối quan hệ của tỷ giá và giá vàng được hiểu một cách đơn giản là vàng sử dụng như một tài sản thay thế hay một hầm trú ẩn tiền tệ an toàn chống lại các biến động bất lợi về giá trị của đồng USD. Khi đồng USD mất giá tức suy giảm giá trị trao đổi, do đó cần thêm nhiều USD để mua cùng 1 lượng vàng, dẫn tới làm tăng giá trị của vàng một cách tương đối. Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm của Sherman (1983), Dooley, Isard và Taylor (1995), Tully & Lucey (2007).

Dự trữ ngoại hối quốc gia (FRES):Vàng miếng được coi như một tài sản tài chính nên NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường vàng. Chủ tịch Fed Alan Greenspan đã gọi giá vàng là "chỉ số rất tốt thể hiện lạm phát trong tương lai", do đó vai trò quan trọng trong việc xây dựng CSTT của FED và được khẳng định trong nhiều nghiên cứu khác nhau (như Forbes, Malcolm S. Jr (1991), Ullmann (1994)) về vai trò của giá vàng như là một mục tiêu CSTT trung gian: FED luôn duy trì trạng thái phản ứng với những thay đổi về giá vàng trong ngắn hạn vì không thể cập nhật kịp thông tin liên quan đến sự thay đổi trong một biến tổng hợp (ví dụ như mức giá) có giá trị mà FED muốn kiểm soát. Do đó FED nên giải thích giá vàng tăng là dấu hiệu của khả năng thanh toán vượt quá hoặc kỳ vọng lạm phát, sau đó phản ứng lại bằng cách giảm dự trữ ngoại hối quốc gia. Fed duy trì động thái duy trì xu hướng tăng dự trữ sau khi giá vàng có chiều hướng giảm, và giảm dự trữ khi giá vàng có chiều hướng tăng. Theo William

D. Lastrapes, George Selgin (1995a) FED cho phép tỷ lệ dự trữ vàng ở quỹ dự trữ liên bang tăng lên khi giá vàng vượt quá mức mục tiêu đã ấn định và cho phép tỷ lệ giảm khi giá vàng giảm xuống dưới mức này. Do đó việc đưa biến Dự trữ ngoại hối của NHNN là một biến quan trọng phản ánh tác động của NHNN đến thị trường vàng.

3.1.2. Mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích

3.1.2.1. Quy mô mẫu nghiên cứu

Mẫu quan sát gồm 132 quan sát (11*12 tháng) trong giai đoạn tháng 01/2006 đến


tháng 12/2016, các biến VNGOLD, INTERGOLD, INTEREST, VCBXRATE được lấy bình quân theo tháng, các biến VNCPI, FRES được lấy theo tháng.

Tác giá phân tách dữ liệu thành 2 giai đoạn là từ tháng 1/2006 đến trước thời điểm Nghị định 24 hiệu lực (04/2012) và giai đoạn từ khi Nghị định 24 chính thức được thực thi, NHNN chính thức siết chặt quản lý thị trường vàng tháng 5/2012 đến 12/2016 để làm rõ mối quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng trong 2 quan đoạn này. Tác giả chọn mẫu nghiên cứu từ năm 2006, vì đây là NHNN bắt đầu nới lỏng CSTT, sử dụng thường xuyên hơn công cụ nghiệp vụ thị trường mở với các thay đổi trong công cụ này như cố định phiên mua, thay đổi phương thức đấu thầu để có thể giám sát biến động thị trường tiền tệ một cách tốt nhất thông qua các TCTD. Thời kỳ này thị trường vàng trong nước liên tục biến động, luôn phát triển nóng với sự bùng nổ của đơn vị kinh doanh vàng có chức năng sản xuất. Thời điểm 2006 phát triển nóng dẫn tới bắt đầu từ năm 2007, các NHTM Việt Nam đưa ra hình thức Sàn giao dịch vàng. Các sàn giao dịch này cho phép khách hàng cá nhân sử dụng tài khoản kinh doanh trạng thái giá vàng trong nước, các tài khoản được sử dụng các khoản vay của ngân hàng. Sự ra đời sàn giao dịch vàng là một bước ngoặc quan trọng trên thị trường vàng bởi các đặc điểm nổi trội như: tạo tính tập trung, an toàn và tiện ích cho nhà đầu tư (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp).

Bảng 3.1: Cấu trúc mô hình VAR phân tích


STT

Tên biến

Nội dung biến

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

1

VCBXRATE

Tỷ giá bán của Vietcombank

T1/2006 – T4/2012

T5/2012 – T12/2016

2

VNGOLD

Giá vàng trong nước

T1/2006 – T4/2012

T5/2012 – T12/2016

3

INTERGOLD

Giá vàng thế giới

T1/2006 – T4/2012

T5/2012 – T12/2016

4

FRES

Dự trữ ngoại hối quốc gia

T1/2006 – T4/2012

T5/2012 – T12/2016

5

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

T1/2006 – T4/2012

T5/2012 – T12/2016

6

INTERES

Lãi suất bình quân VCB 12t

T1/2006 – T4/2012

T5/2012 – T12/2016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 197 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối tượng vàng tại Việt Nam - 14


Nguồn số liệu lấy từ: Dữ liệu tỷ giá được thu thập từ Website của Ngân hàng TPCP Ngoại Thương Việt Nam, giữ liệu về giá vàng trong nước từ SJC, giá vàng thế giới được thụ thập từ Reuters, dữ liệu về dự trữ ngoại hối quốc gia, lãi suất huy động bình quân của Vietcombank được thu thập từ NHNN Việt Nam và dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng được thu thập từ Tổng Cục Thống kê.

3.1.2.2. Thang đo và nguồn số liệu


100


Bảng 3.2: Tổng hợp biến, thang đo và nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu


Ký hiệu

Tên biến

Dấu dự kiến

Thang đo

Nguồn

Cơ sở tài liệu


VCBXRATE

Tỷ giá bán ra VND/USD

Vietcombank


-


Tỷ giá danh nghĩa lấy theo


Website của Vietcombank


Nguyễn Đức Trung (2013)


VNGOLD

Giá vàng trong nước


Giá vàng bán ra được SJC công bố


Giavang 24h



INTERGOLD


Giá vàng thế giới


+

Giá vàng quy đổi (VND/lượng)

= Giá vàng bán ra Spot Market của Kitco.com (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND

(www.acb.com.vn)


Kitco.com và Router



FRES

Dự trữ ngoại hối quốc gia


+

Lượng dữ ngoại hối Việt Nam (Theo NĐ 50/2014/NĐ-CP)


IMF và NHNN Việt Nam

William D. Lastrapes, George Selgin (1995a)


CPI


Chỉ số giá tiêu dùng


+


Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng


Tổng cục thống kê

Ranson và Wainright (2005), Blose (2010), Wang, Lee và Thi

(2011), Moore, 1990…


INTEREST

Lãi suất tiền gửi bình quân dưới 12 tháng

Vietcombank


-


LS bình quân = (n. Lãi suất i)/ n


Website của Vietcombank

Koutsoyiannis (1983), Fortune

(1987), Harmston (1998), Bùi Kim Yến, Nguyến Khánh Hoàng

(2014) …

Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu William D. Lastrapes, George Selgin (1995a), Koutsoyiannis (1983), Fortune (1987),

Harmston (1998), Bùi Kim Yến, Nguyến Khánh Hoàng (2014) và các nghiên cứu khác


3.1.2.3. Phương pháp phân tích

Luận án sử dụng mô hình Vector tự hồi quy (VAR - Vector Autoregression) để phân tích tác động chính sách QLNN thị trường vàng. Trước 1980, nhiều NHTW trên thế giới và các cơ quan dự báo kinh tế vĩ mô chủ yếu sử dụng mô hình hệ phương trình đồng thời trong các nghiên cứu về chu kỳ kinh tế và cung tiền. Tuy nhiên, nhược điểm của ước lượng hệ phương trình đồng thời bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS là kết quả ước lượng bị chệch mà không vững (nghĩa là ngay khi kích thước mẫu tiến ra vô cùng thì giá trị ước lượng cũng không hội tụ về giá trị thực). Trong quá trình phân tích CSTT, các nhà kinh tế của các NHTW đang phải đối mặt với các câu hỏi thực nghiệm như: Tỷ giá danh nghĩa có giúp dự đoán lạm phát không? Tỷ giá hối đoái danh nghĩa có điều chỉnh để đáp ứng sự khác biệt giữa lạm phát trong nước và nước ngoài, để khôi phục một mức cân bằng của tỷ giá thực? Làm thế nào để thay đổi nhanh CSTT ảnh hưởng đến sản lượng và lạm phát? Những câu hỏi này liên quan đến các mối quan hệ phức tạp giữa tất cả các biến nội sinh và đồng thời được xác định trong hệ thống kinh tế. Với sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh trong những năm 1980 các nhà kinh tế đã xem xét các yếu tố nội sinh giữa các biến kinh tế vĩ mô và nhận định hầu hết các biến kinh tế vĩ mô đều là các biến nội sinh và có mối quan hệ qua lại với nhau. Trong đó nổi bật là nghiên cứu của Sims khi tập trung vào việc phân tích tách đoạn của những biến động bất thường giữa các biến nội sinh là giá dầu và lãi suất với những thay đổi dự kiến, qua đó xác định được ảnh hưởng của các cú sốc với các biến vĩ mô quan trọng. Ông cho rằng hầu hết các biến số kinh tế, nhất là biến kinh tế vĩ mô đều mang tính nội sinh, nghĩa là đều có tác động qua lại với nhau. Từ đó, Sims đã phát triển Vectơ Tự hồi quy (VAR - Vector Autoregression) với nhiều biến số trong đó các biến số đều là nội sinh và đóng vai trò như nhau, lập luận này phục vụ cho việc xác định ảnh hưởng tới các biến số vĩ mô khác nhau. Phương pháp của Sims có tính mở đường và thay đổi rất lớn tư duy trong nghiên cứu định lượng, đây được coi là nền tảng nghiên cứu cho việc tham khảo ban hành chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, còn được tham khảo đến ngày nay.

Phương pháp của sử dụng mô hình VAR mang nhiều ưu điểm so với các phương pháp trước đây. Thứ nhất, VAR là một phương pháp đơn giản, qua đó có thể thực hiện kết hợp các so sánh thống kê để làm rõ ràng hơn các biện pháp này với các biện pháp tiềm ẩn khác, bao gồm biện pháp hỗn hợp kết hợp các chỉ số cơ bản. Thứ hai, phân tích của nghiên cứu trực tiếp đưa ra các ước tính về một chỉ số chính sách mới phù hợp với các thông số ước tính mô tả quy trình hoạt động của NHTW và CSTT. Thứ ba, bằng cách ước lượng mô hình VAR trong giai đoạn mẫu khác nhau, chúng ta có thể cho phép

Xem tất cả 197 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí