Kết Quả Khảo Sát Về Công Tác Tổ Chức Bộ Máy, Sự Phối Hợp Của Các Cơ Quan Nhà Nước Trong Việc Qlnn Của Địa Phương Cấp Tỉnh Đối Với Ptdlbv


+ Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường để tạo thuận lợi trong việc thực hiện các thủ tục giao đất cho nhà đầu tư để triển khai dự án PTDL trên địa bàn; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch quỹ đất để đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch; đề xuất cơ chế chính sách trong lĩnh vực đất đai nhằm thu hút vốn đầu tư; tăng cường công tác quản lý môi trường và bảo vệ tài nguyên phục vụ PTDL.

+ Phối hợp với các Sở, ban ngành khác liên quan khác trong việc thực hiện các chương trình dự án của ngành gắn với HĐDL. Tích cực lồng ghép các chương trình dự án của các ngành với du lịch để tháo gỡ những khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL về QLNN đối với công tác tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV được thể hiện ở Hình 3.7.

Hình 3 7 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức bộ máy sự phối hợp của 1

Hình 3.7. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)

Theo kết quả khảo sát, cho thấy các tiêu chí của QLNN công tác tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV có GTTB trong khoảng từ 3,37 đến 3,65. GTTB của nội dung này mặc dù đạt ở mức khá là 3,47 điểm, nhưng vẫn là khá thấp so với các nội dung khác là (Phụ lục 6A). Chỉ có tiêu chí: “Tổ chức bộ máy quản lý về du lịch của tỉnh hiện nay là hiệu quả” có GTTB đạt khá là 3,65 điểm, các tiêu chí còn lại đạt trung bình, bao gồm: “Số lượng CBQL về du lịch của tỉnh hiện nay là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ” đạt 3,40 điểm và “Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý HĐDL trên địa bàn hiện nay đáp ứng được yêu cầu đặt ra” chỉ đạt 3,37 điểm – mức trung bình (Phụ lục 6A).

Điều này có thể giải thích, do cơ chế hoạt động và phối hợp vẫn còn nhiều điểm bất cập khiến nhiều quyết định quản lý chậm triển khai hay không phù hợp với


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

thực tiễn. Nhiều chính sách và quyết định QLNN khi ban hành được triển khai từ tỉnh xuống các địa phương và doanh nghiệp rất chậm, độ trễ rất lớn. Cấp Sở có chức năng cụ thể hóa và tham mưu cho UBND Tỉnh có những quyết định đi kèm và triển khai cho cấp dưới bằng gửi văn bản và trong nhiều trường hợp đã tổ chức họp triển khai bằng các hội nghị ngành. Sau đó các cấp huyện và tổ chức doanh nghiệp tiếp thu và triển khai. Ở đây đã bộc lộ một số vấn đề như: (1) Nhiều quyết định không có sự tham khảo ý kiến cơ sở nên không sát với thực tế và mang tính áp đặt; (2) Việc nhận thức của các cấp dưới cũng còn hạn chế hay chưa thống nhất với những quyết định này khiến hiệu lực của các quyết định không cao. Ngoài ra thủ tục hành chính quá rườm rà phức tạp đang là rào cản cơ chế vận hành trong QLNN. Những năm qua, thủ tục hành chính đã được cải tiến đơn giản hóa nhưng vẫn chưa thật sự thông thoáng.

3.2.4. Quản lý xúc tiến phát triển thị trư ng du lịch

Tiếp thu các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành:

- Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 02/3/2016 của UBND tỉnh về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về PTDL và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020. Theo đó, mục đích của kế hoạch là: thông qua công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức trong xã hội về du lịch trong sự nghiệp phát triển KTXH; PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, phù hợp mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu của chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, kẳng định vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo; tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo môi trường du lịch PTBV.

- Quyết định số 1984/QĐ-UBND, ngày ngày 09 tháng 6 năm 2017 về phê duyệt đề án Truyền thông du lịch Thanh Hóa đến năm 2020. Mục đích của đề án là: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng đối với vai trò của du lịch trong phát triển KTXH địa phương; Quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch Thanh Hóa nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Thanh Hóa văn minh, thân thiện, hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thanh Hóa; và xây dựng hệ thống dữ liệu, tạo dựng các kênh thông tin tuyên truyền nhằm hỗ trợ công tác


QLNN về du lịch. UBND tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa và chỉ đạo Sở VHTT&DL phối hợp với các ngành địa phương thông qua nhiều hình thức để tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phương có tiềm năng PTDL. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ KDDL những quy định của pháp luật về du lịch; thường xuyên nắm bắt tình hình HĐDL tại các khu, điểm du lịch và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phản ánh từ doanh nghiệp KDDL.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Thanh Hoá đã triển khai thành lập 04 cụm Showroom và kiôt thông tin du lịch tại Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Cảng hàng không Thọ Xuân, thành phố Sầm Sơn và thành phố Thanh Hóa; thực hiện tu bổ, chỉnh trang hệ thống pano tấm lớn dọc Quốc lộ 1A và trên địa bàn thành phố Thanh Hóa nhằm tuyên truyền, quảng bá tại chỗ và phục vụ việc cung cấp thông tin du lịch đến khách du lịch và các nhà đầu tu du lịch; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền du lịch Thanh Hóa trên các phương tiện truyền thông: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa thực hiện các chuyên mục về du lịch như “Khám phá Việt Nam” được thực hiện ở 04 huyện Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, thị xã Sầm Sơn (VTV4), Thành Nhà Hồ (VTV); ký kết hợp tác với Công ty Truyền thông Đa phương tiện Netviet và Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế sản xuất 05 phóng sự tuyên truyền về các điểm đến, danh lam, thắng cảnh của Thanh Hóa: Du lịch cộng đồng xứ Thanh; di tích và danh thắng (Đền Bà Triệu, Khu Di tích lịch sử Lam Kinh...); Điện Cổ thành xưa; Thanh Hóa biển ngọc; Mùa vàng trên đỉnh Pù Luông... phát trên kênh VTV4, VTV8 và VTC10.... nhằm giới thiệu rộng rãi đến khách du lịch trong và ngoài nước những danh lam thống cảnh, di sản văn hóa vật thế và phi vật thể, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Thanh Hóa; thực hiện nhiều chương trình xúc tiến kêu gọi đầu tư với một số thị trường trọng điểm trong và ngoài nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Á và Bắc Á gồm các nước như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

Tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch tạo điểm nhấn đối với khách trong nước và quốc tế: Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ; Lễ đón bằng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt: Di tích Lịch sử Lam Kinh và Di tích lịch sử Đền Bà Triệu. Đặc biệt, năm 2015, Thanh Hóa đã đăng cai tổ chức năm Du lịch quốc gia 2015 - Thanh Hóa với nhiều sự kiện VHTT&DL đặc sắc được tổ chức, thu hút đông đảo sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Một số địa phương trọng điểm về PTDL như: Sầm Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa... và Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hoá, một số DNDL đã bước đầu quan tâm đến công tác truyền thông du lịch; đã chủ động đầu tư sản xuất ấn phẩm, thiết kế trang web,


tổ chức các sự kiện gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp lữ hành, cơ quan báo chí, khách du lịch nhằm giới thiệu, quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch. Đã thực hiện đầu tư, nâng cấp nội dung website du lịch Thanh Hóa bằng các ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; xây dựng website: namdulichquocgia2015.gov.vn để đẩy mạnh truyền thông cho năm Du lịch Quốc gia 2015 do tỉnh Thanh Hóa đăng cai tổ chức; lập fanpage tuyên truyền Hội thi “Nhân viên du lịch Thanh Hóa giỏi nghiệp vụ, đẹp phong cách năm 2016”; đẩy mạnh công tác đăng tin, bài truyền thông trên các báo điện tử chuyên ngành như Báo Du lịch, Tạp chí Du lịch...

Năm 2020, để hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức công bố tour du lịch về miền di sản Ninh Bình - Thanh Hóa và phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa (tháng 6-2020); ký kết hợp tác PTDL giữa Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa với Hiệp hội Du lịch các tỉnh Ninh Bình, Hà Nội, Hà Tĩnh và Câu lạc bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội (tháng 6/2020); tổ chức cho 6 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia quảng bá các sản phẩm du lịch Thanh Hóa tại sự kiện Ngày hội du lịch TP. Hồ Chí Minh 2020 (tháng 7/2020). Cùng với đó, tổ chức xúc tiến, giới thiệu đường bay và các chương trình du lịch kết nối Thanh Hóa với các tỉnh/thành phố có chung đường bay qua Cảng Hàng không Thọ Xuân; có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất vay đầu tư PTDL; hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lữ hành đưa khách du lịch đến Thanh Hóa...

Nhìn chung, giai đoạn 2016-2020, du lịch Thanh Hóa đã đạt được những bước tăng trưởng đột phá, nhất là các chỉ tiêu về lượt khách, ngày khách và tổng thu đều tăng trưởng ấn tượng. Sự gia tăng này là thành quả từ nhiều yếu tố tác động, trong đó có vai trò của công tác truyền thông du lịch. Một trong những mũi nhọn truyền thông của du lịch những năm qua là việc chú trọng quảng bá sản phẩm thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng tập trung quảng bá vẻ đẹp con người, cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa, lễ hội xứ Thanh.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của các CBQL về DL và DNDL về công tác quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch được thể hiện ở Hình 3.8.

Hình 3 8 Kết quả khảo sát về công tác quản lý xúc tiến phát triển thị 2


Hình 3.8. Kết quả khảo sát về công tác quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch‌

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)

Theo kết quả khảo sát, các tiêu chí của QLNN đối với công tác quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch có GTTB trong khoảng từ 3,52 đến 3,62 điểm. GTTB chung của nội dung này đạt ở mức khá là 3,57/5,0 điểm (Phụ lục 6A).

Trong công tác quảng bá, xúc tiến phát triển thị trường du lịch, có sự cách biệt không lớn về điểm đánh giá trung bình giữa các tiêu chí. Trong đó thế mạnh thuộc về hoạt “Chính sách xúc tiến phát triển thị trường du lịch của địa phương hấp dẫn, hiệu quả” và “Việc phối hợp triển khai hoạt động xúc tiến phát triển thị trường trong những năm qua là hiệu quả” cùng được đánh giá với GTTB cao nhất là 3,62/5,0 điểm - mức khá. Tiêu chí được đánh giá thấp nhất là “Công tác xúc tiến du lịch ở trong và ngoài tỉnh được thực hiện hợp lý, đạt kết quả” có GTTB đạt 3,51/5,0 điểm. Có thể nói, công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác PTDL với các địa phương khác trong tỉnh Thanh Hóa tuy đã được thực hiện nhưng nhìn chung mới dừng ở khâu ký kết và hoàn thiện các văn bản về hợp tác, mặt khác, hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài tỉnh mặc dừ đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả.

3.2.5. Quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch (gồm điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch)

Tính đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa có 12 khu du lịch cấp tỉnh và 57 điểm du lịch đã được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Trong các khu, điểm du lịch được công nhận, có nhiều khu, điểm tiêu biểu của du lịch Thanh Hóa, như Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Khu Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa), Khu Du lịch sinh thái cộng đồng bản Năng Cát - thác Ma Hao (xã Trí Nang, huyện Lang Chánh), Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân); Suối cá Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy)... Đền Độc Cước, hòn Trống Mái, đền Cô Tiên (TP Sầm Sơn); Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân); Di chỉ khảo cổ học văn hóa Đông Sơn (phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa)…Việc các khu, điểm du lịch được công nhận là khu, điểm du lịch cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện để các địa phương thu hút nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch; từng bước nâng cao chất lượng quản lý, khai thác và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, khai thác hiệu quả TNDL phục vụ phát triển KTXH.

Công tác thẩm định và tái thẩm định khách sạn được triển khai thực hiện đúng quy định, ước năm 2020 thẩm định và tái thẩm định 48 khách sạn; trong đó,


công nhận 34 khách sạn 1 - 2 sao, 14 khách sạn 3 - 4 sao. Công tác tư vấn, hướng dẫn, cấp giấy phép kinh doanh lữ hành và cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch được triển khai nhanh, kịp thời và chính xác: ước năm 2020, có 14 doanh nghiệp được Sở VH,TT&DL cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; đồng thời thu hồi 2 giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; cấp, đổi 38 thẻ hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 6 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 32 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa. Điều này cho thấy cơ sở vật chất phục vụ du lịch ngày càng được nâng lên, dịch vụ được chuẩn hóa và chất lượng chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Về thực hiện chức năng quản lý, cấp phép: với chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Du lịch đang thực hiện 26 thủ tục hành chính trên 2 lĩnh vực: khách sạn, lữ hành và dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được đăng tải trên trang thủ tục hành chính - Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa và của Sở VHTT&DL Thanh Hóa. Cơ chế tiếp nhận hồ sơ đề giải quyết qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, do đó thủ tục hành chính diễn ra rất thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, người dân đến làm thủ tục. Từng thủ tục được quy trình hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, giúp cán bộ thực hiện thủ tục triển khai một cách dễ dàng, hiệu quả và đúng thời gian trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, hàng năm đề xây dựng kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính để giảm rút ngắn thời gian, chi phí khác cho người dân.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 114 CBQL về du lịch về công tác quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL được thể hiện ở Hình 3.9:

Hình 3 9 Kết quả khảo sát về công tác quản lý công nhận khu điểm du lịch 3

Hình 3.9. Kết quả khảo sát về công tác quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A) Theo kết quả khảo sát, cho thấy các tiêu chí của nội dung này có GTTB trong khoảng từ 3,53 đến 3,72 điểm. GTTB chung của nội dung đạt ở mức khá là 3,64 điểm. Tiêu chí: “Các VBQPPL về quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép


HĐDL phù hợp với các Nghị quyết phát triển KTXH, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch PTDL của tỉnh, góp phần PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” được đánh giá ở mức độ cao nhất, đạt 3,72/5,0 điểm, tiêu chí: “Thủ tục công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL đơn giản, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, người dân” được CBQL về du lịch đánh giá ở vị trí thấp nhất, chỉ đạt 3,53/5,0 điểm. Mặc dù, thời gian qua, các thủ tục hành chính liên quan đến công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với trước kia, nhưng nhìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

3.2. 6. Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trư ng

- Về bảo tồn, khai thác TNDL

Với điều kiện tự nhiên đa dạng về địa hình, khí hậu, vùng sinh thái, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương, chiến lược khai thác các loại hình và sản phẩm du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Bên cạnh các sản phẩm mũi nhọn du lịch biển, sản phẩm du lịch đặc trưng về văn hóa tâm linh được chú trọng phát huy giá trị, bước đầu thu hút đáng kể số lượng khách du lịch tham gia trải nghiệm. Nhiều đề án phát triển đã được xây dựng và triển khai nhằm thể hiện sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ban, ngành đối với loại hình sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh: Đề án khai thác, phát huy giá trị tại Khu Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; đề án nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội, các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc...

Sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng bước đầu được xây dựng khá thành công, trở thành thế mạnh của du lịch Thanh Hóa, dần hình thành chỗ đứng và sức hút riêng đối với khách du lịch. Phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có, tích cực, chủ động đầu tư, khai thác, tăng cường tuyên truyền, quảng bá, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung xây dựng và triển khai đề án phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại các địa phương: Xã Trí Nang (huyện Lang Chánh), xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) và các huyện: Bá Thước, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa. Trên cơ sở đó, nhiều điểm, tour, tuyến du lịch hình thành và tạo nên sản phẩm du lịch cộng đồng hoàn thiện, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước: Làng Năng Cát (huyện Lang Chánh), bản Hiêu, bản Đôn (Khu du lịch Pù Luông – Bá Thước), bản Hang (huyện Quan Hóa), bản Ngọc (huyện Cẩm Thủy), bản Ngàm (huyện Quan Sơn).

- Về bảo vệ môi trường

Việc tăng cường công tác QLNN về môi trường có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu phát triển KTXH bền vững, trong đó có kinh tế du lịch. Căn cứ vào Nghị


định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường địa phương như: Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo và tổ giúp việc xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 359/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 27/2018/QĐ-UBND ngày 14/09/2018 ban hành Quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường được tiến hành thường xuyên góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động KTXH của tỉnh, trong đó có ngành du lịch.

Song song với việc làm sạch môi trường tự nhiên, nhằm hướng đến xây dựng hình ảnh điểm đến “Thanh Hóa an toàn, thân thiện và hấp dẫn”, thì môi trường xã hội hay văn hóa giao tiếp, ứng xử văn minh trong du lịch phải là vấn đề cốt lõi. Theo đó, hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội LHPN tỉnh, đoàn thanh niên... đã triển khai xây dựng các mô hình mẫu về ứng xử văn minh trong du lịch tại các khu du lịch trọng điểm. Đồng thời, phát hành

5.000 tranh cổ động về quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại các khu du lịch; sản xuất 19.600 ấn phẩm tuyên truyền về Bộ quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch. Cùng với đó, một số địa phương trọng điểm du lịch như Sầm Sơn, Nghi Sơn... đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết; thiết lập lại trật tự các khu dịch vụ, điểm trông giữ xe; quy hoạch bố trí sắp xếp dịch vụ KDDL đảm bảo không gian thông thoáng, thuận tiện cho khách du lịch tham quan và nghỉ dưỡng; kiểm soát tương đối tốt hiện tượng “chặt chém” khách du lịch và tình trạng ăn xin, bán hàng rong tại tất cả các khu, điểm du lịch...

Mặc dù vậy, công tác bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch vẫn còn không ít khó khăn, bất cập. Vấn đề thu gom rác thải ở các bãi biển đã được cải thiện, song vẫn chưa được xử lý dứt điểm, tại các khu di tích, việc thu gom, tiêu hủy rác còn chậm, nhất là thời điểm lễ hội. Nhiều DNDL không có hồ sơ đánh giá tác động môi trường, hoặc không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường... Trong khi, môi trường tự nhiên có tầm quan trọng sống còn đối với ngành du lịch. Bởi môi trường không chỉ là nơi diễn ra các HĐDL mà còn là nhân tố quyết định sức hấp

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí