Các Biện Pháp Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Ngoại Hối Ở Việt Nam‌‌


- Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và phát huy tác dụng

Có lẽ chưa lúc nào, hoạt động ngoại hối được Chính phủ quan tâm như giai đoạn hiện nay. Quản lý ngoại hối đã dần dần được chuyển hóa bằng hệ thống văn bản pháp quy tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Nhằm mục đích chấn chỉnh, quản lý, và kiểm soát nguồn ngoại hối quốc gia để ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập quốc tế, từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng như: Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA; Nghị định 09/2001/NĐ-CP về hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài; Quyết định 1437/2001/QĐ-CP về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam . Và gần đây nhất là Pháp lệnh ngoại hối được Uỷ ban thường vụ quốc hôi thông qua ngày 13/12/2005 và Quyết định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối được chính phủ ban hành ngày 18/12/2006 v.v.. Mặc dù còn nhiều vấn đề cần hoàn chỉnh, song các văn bản này đã tạo được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngoại hối ở Việt Nam.

2.3.2. Những tồn tại trong quản lý ngoại hối


Vừa chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới của Chính phủ cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Quản lý ngoại hối cũng không được loại trừ. Bên cạnh những thành quả đạt được, trong những năm vừa qua, hoạt động quản lý ngoại hối vẫn còn một số tồn tại nhất định.

- Tỷ giá chưa thực sự phản ánh tình hình cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế

Thành công của chính sách tỷ giá trong thời gian qua là xóa bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc áp đặt tỷ giá, sự bao cấp thông qua tỷ giá của Nhà nước. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường ―chợ đen‖ dần dần


được được thu hẹp. Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ánh đúng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- Sự kết hợp chính sách quản lý ngoại hối và chính sách khác chưa thực sự hài hoà

Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô; tuy nhiên, trong một số thời kỳ nhất định, các chính sách này còn thể hiện nhiều điều bất cập. Lấy chính sách lãi suất làm ví dụ, trong thời kỳ 1994 – 1996, tỷ giá (VND/USD) ổn định nhưng mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD lớn, hậu quả tất yếu của nó là hầu hết các NHTM chuyển nguồn vốn ngoại tế sang nội tệ để kinh doanh. Tình trạng ngoại hối của nhiều ngân hàng trong thời kỳ này ở trạng thái đoản (short position). Sang giữa năm 1997, các NHTM đồng loạt thu vét ngoại tệ trên thị trường để cân bằng ngoại hối. Thực trạng này đã đẩy sự mất cân đối tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Ngược lại, trong giai đoạn cuối 1999-2000, tỷ giá (VND/USD) luôn có xu hướng tăng đều nhưng các NHTM lại duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nhỏ. Điều này làm gia tăng hiện tượng đô-la hóa nền kinh tế và lãng phí nguồn ngoại tệ.

Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 10

- Thị trường ngoại tệ LNH hoạt động kém hiệu quả


Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung cầu ngoại tệ gặp nhau, tuy nhiên hoạt động của thị trường này trong thời gian qua chưa thực sự phản ánh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế.

Nguyên nhân của vấn đề, trước hết là do NHNN chưa thực hiện đúng chức năng là người đặt lệnh mua, lệnh bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường. Thứ hai, Chính phủ chưa tập trung được nguồn ngoại tệ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, kiều hối phong phú nhưng một lượng lớn ngoại tệ đã được


lưu thông trong dân cư, trên tài khoản của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc tại kho quỹ của các NHTM. Nguồn ngoại tệ tập trung cho quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN còn hạn hẹp. Tại nhiều thời điểm, nhiều nơi nhà nước không thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế. Cung cầu ngoại tệ luôn bị mất cân đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán và tỷ giá. Nguyên nhân sâu của vấn đề là do yếu tố lạm phát, NHNN lo ngại sự bùng nổ trở lại của lạm phát nên không dám phát hành tiền ra lưu thông để thu gom ngoại tệ, làm dồi dào quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

Ngoài ra, các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối như: kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn chưa được linh hoạt. Tỷ giá của các giao dịch này còn mang tính áp đặt chủ quan.

- Thị trường chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ


Ngoại tệ mạnh, cụ thể USD còn chiếm vị trí quan trọng trong tính tóan, dự trữ, chi trả các món hàng có giá trị lớn, các giao dịch bất động sản, đặc biệt trong các hoạt động bất hợp pháp, buôn lậu qua biên giới. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, mà còn làm thương hại đến chủ quyền dân tộc về tiền tệ.

Mặt khác, để huy động nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế và thu hút kiều hối, NHNN đã cho phép các tổ chức, cá nhân là người cư trú được phép mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ như: tiền tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Trong thời gian qua, lượng tiền gửi này gia tăng đáng kể. Tuy nhiên đối với nguồn ngoại tệ này, NHNN không tập trung được nguồn ngoại tệ và sử dụng chúng vào mục đích phát triển đất nước. Hơn nữa, để có ngoại tệ gửi vào ngân hàng, nhiều cá nhân, tổ chức đã mua ngoại tệ trên thị trường chợ đen. Đây cũng là nhân tố làm cho thị trường này tồn tại và phát triển ngoài khả năng kiểm soát của NHNN ảnh hưởng xấu đến nền tiền tệ quốc gia

Ngoài các hạn chế kể trên, chính sách quản lý ngoại hối còn một số tồn tại như: việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thực sự bình đẳng giữa


các thành phần kinh tế; một số phạm vi đối tượng quản lý ngọai hối chưa được quan tâm đúng mức, đó là vàng bạc, đá quý

Nguyên nhân bao quát của các tồn tại trên, trước hết là do bản thân của chính sách quản lý ngoại hối còn mang tính ngắn hạn, các công cụ chưa được phối hợp hài hòa, các quy định kiểm soát ngoại hối còn chồng chéo, chưa thống nhất…Ngoài ra một số hạn chế còn xuất phát từ bản thân của nền kinh tế như: Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buôn lậu, gian lận thương mại trong nền kinh tế; hoạt động ngầm của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xã hội; cán cân thanh tóan vãng lai thường xuyên thâm hụt, ngân sách thường xuyên bội chi; sự yếu kém trong quản lý và kinh doanh tiền tệ; tệ quan liêu, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm khắc…


CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM‌‌

3.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

3.1.1. Những yêu cầu chủ quan


Đổi mới đã được đặt ra từ Đại hội Đảng VI (1986) và liên tục được khẳng định trong các Đại hội Đảng sau đó. Trước tình hình kinh tế quốc tế có nhiều biến động mới, vấn đề hội nhập kinh tế với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi những quyết tâm của Đảng và Nhà nước phải có định hướng đúng đắn trong vấn đề này.

Đại hội Đảng X đã một lần nữa thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân sẽ tiếp tục quá trình đổi mới và hội nhập để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Đại hội Đảng X đã xác định rõ:

Một là, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các nước nhất là láng giềng khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác, tạo bước chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác theo hướng đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.

Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sau khi gia nhập WTO: thực hiện các cam kết với các nước về thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký các Hiệp định thương mại tự do song phương với các nước, nhất là các nước lớn, ký các Hiệp định hợp tác kinh tế đa phương và khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước khu vực châu Á - TBD.

Ba là, tăng cường hơn nữa vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cải thiện môi


trường đầu tư nhằm thu hút FDI, ODA, thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường với các nước, các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Bốn là, cùng với các hoạt động ngoại giao song phương, tăng cường hơn nữa hoạt động trên các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong các định chế quốc tế;

Hơn nữa, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2006-2010, Đảng và nhà nước ta cũng xác định một trong những công tác để đổi mới toàn diện, phát triển nhanh và bền vững, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nước ta cần chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư…

Như vậy, về mặt chủ quan, hội nhập quốc tế đã được xác định là một tất yếu và là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, quản lý ngoại hối nhà nước cũng phải đi theo định hướng này, tức là phải có những thay đổi nhằm đưa Việt Nam chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và phải đi theo định hướng thị trường, xã hội chủ nghĩa

3.1.2. Những yêu cầu khách quan


Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia một số điều ước song phương và đa phương. Mặc dù việc ký kết các điều ước này thể hiện ý chí chủ quan của nhà nước ta trong quá trình tham gia vào các quan hệ quốc tế. Nhưng sau khi đã ký kết tham gia, nội dung các điều ước này lại trở thành yêu cầu khách quan buộc Việt Nam phải thực hiện.


Tác động của các điều ước này đối với quản lý nhà nước về ngoại hối thể hiện lộ trình hội nhập yêu cầu trong các điều ước. Trong số các điều ước này, thì đáng quan tâm nhất là:

Hiệp định thương mại Viêt- Mỹyêu cầu một số điểm sau đối với lĩnh vực tài chính ngân hang, có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý ngoại hối:

Hiệp định thương mại Việt Mỹ đưa ra 6 biện pháp được cam kết, trong đó quy định về một số không hạn chế đối với số lượng người cung cấp dịch vụ; về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ hay giá trị tài sản; về tổng số các hoạt động dịch vụ hoặc tổng số lượng dịch vụ thể hiện theo đơn vị số lượng.

Theo cam kết tại hiệp định, các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ được phép cung cấp 12 phân ngành dịch vụ được cung cấp trong phụ lục G. Trong đó, tại điểm (k) quy định được buôn bán trên tài khoản của mình hay tài khoản của khách hàng tại sở giao dịch chứng khoán, trên thị trường chứng khoán không chính thức (OTC) hay trên các thị trường khác, những sản phẩm sau:

-Các sản phẩm của thị trường tiền tệ, bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi;

- Ngoại hối;


- Các tài sản tài chính phái sinh, bao gồm (nhưng không hạn chế) các hợp đồng giao dịch tương lai (futures) và quyền chọn (options);

- Các sản phẩm dựa trên tỷ giá hối đoái và lãi suất, bao gồm hoán đổi (swaps), kỳ hạn (forwords);

- Các chứng khoán có thể chuyển nhượng được;


- Các công cụ có thể thanh toán và tài sản tài chính khác, kể cả vàng nén.


Hiệp định thương mại Việt Mỹ cũng đưa ra các yêu cầu về tính minh bạch, và công khai của tất cả các luật, quy định và thủ tục hành chính có tính áp dụng chung, liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được quy định trong hiệp.


Việt Nam là thành viên của WTO: Với tư cách là thành viên thứ 150 của Tổ chưc thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết:

- Các biện pháp quản lý ngoại hối chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ, do Chính phủ Việt Nam quyết định, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu của IMF số 144 (52/51) ngày 14-8-1952.

- Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; công ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài, thời hạn hoạt động không được quá 99 năm và không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó. Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn.

- Các hạn chế đối với giao dịch vãng lai đã được bãi bỏ và không duy trì bất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết của mình về các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác cũng như về thanh toán giao dịch vãng lai và chuyển tiền quốc tế.

- Đối với các giao dịch vốn, Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, chỉ duy trì một số hạn chế về (i) các giao dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư của các tổ chức cư trú, việc chuyển vốn này phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải trong phạm vi số ngoại tệ thuộc sở hữu của các tổ

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí