Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 11


chức này; và (ii) thanh toán và hoàn trả các khoản vay nước ngoài của các tổ chức cư trú, các giao dịch này phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Về cân đối ngoại tệ, Chính phủ xem xét bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chương trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trường hợp các ngân hàng được phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu về ngoại tệ.

- Đối với việc hoàn trả các khoản vay và các khoản đầu tư vốn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, phải theo Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, đáp ứng các điều kiện về có giấy phép đầu tư ra nước ngoài; mở một tài khoản ngoại tệ đăng ký việc mở tài khoản và các giao dịch chuyển vốn đầu tư. Các giấy tờ cần thiết để xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Các doanh nghiệp được phép đầu tư ra nước ngoài có thể chuyển lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư của họ tại Việt Nam ra bất cứ nơi nào ở nước ngoài mà không phải thực hiện theo các thủ tục áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hoặc có thể mở các tài khoản ngoại tệ để thực hiện vay nước ngoài trung và dài hạn….

3.1.3. Định hướng đổi mới công tác quản lý ngoại hối


Từ các yêu cầu khách quan và chủ quan, Ngành Ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 663/2003/QĐ-NHNN ngày 26/6/2003. Theo đó xác định rõ định hướng về công tác quản lý ngoại hối của Việt Nam trong thời gian tới. Đó là:

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với khả năng của hệ thống Ngân hàng Việt Nam;

- Thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động Ngân hàng, trước hết là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định khung về thương


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN và phù hợp với WTO mà Việt nam đã là thành viên chính thức từ 7/11/2006;

- Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 1/4/2007;

Quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập - 11

- Xoá bỏ dần, tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị; hình thức pháp nhân; tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài; tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng; mức huy động vốn VND; loại sản phẩm, loại dịch vụ...Ngân hàng trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tiếp ngay sau quá trình tự do hoá tài khoản vãng lai là giai đoạn đồng thời tự do hoá tài khoản vốn theo một lộ trình tích cực.

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các NHTM trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh...

Đồng thời, tại Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/7/2007 về việc phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế đã xác định các mục tiêu đến năm 2010, cụ thể:

- Nâng cao tính chuyển đổi của Đồng Việt Nam gồm: Tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để Đồng Việt Nam tham gia thanh toán xuất nhập khẩu; Tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước đầu cho Đồng Việt Nam tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

- Khắc phục từng bước tình trạng đô la hóa: Cần nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối, thu hẹp tiến tới xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép; xóa bỏ chế


độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước; có biện pháp thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, đồng thời xóa bỏ các chính sách gây tâm lý đô la hóa.

Và đây cũng chính là những định hướng trước mắt trong công tác quản lý tài chính tiền tệ nói chung và quản lý ngoại hối nói riêng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM

3.2.1. Từng bước thông thoáng chính sách ngoại hối, thu hút tối đa nguồn ngoại tệ vào trong nước.

Cụ thể:


- Khuyến khích tối đa mọi cá nhân và tổ chức kinh tế đưa ngoại tệ vào trong nước không đánh thuế và không bị cản trở bởi bất cứ lý do nào.

- Nâng cao năng lực của các hệ thống ngân hàng để có thể đảm đương được các nhiệm vụ chuyển tiền, thanh toán ngoại hối cho khách hàng một cách thuận lợi nhất.

- Tạo môi trường thông thoáng cho mọi người và tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán và đưa ra ngoại tệ ra nước ngoài một cách chính đáng được đáp ứng đầy đủ và không bị cản trở hay gây phiền hà.

- Đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của các thị trường ngoại hối nhằm tạo ra sự mua bán, giao dịch ngoại hối một cách thông thoáng, hiệu quả.

- Nghiên cứu hướng thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài và ngoại tệ vào nước ta như nâng lãi suất huy động ngoại tệ, đơn giản hoá các thủ tục gửi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng.

- Nghiên cứu cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế thu hút ngoại tệ thông qua việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu ra thị trường quốc


tế, hay thị trường trong nước huy động vốn bằng ngoại tệ, cho phép một số tập đoàn lớn mua bán cổ phiếu bằng ngoại tệ.

3.2.2. Khắc phục tình trạng đô la hóa


Tình trạng đô la hoá ở nước ta khá cao, do vậy cần có các biện pháp đồng bộ khắc phục tình trạng này, đó là:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, củng cố sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng.

- Đẩy mạnh việc kiểm soát chính sách tiền tệ của NHNN, tăng dự trữ ngoại tệ.

- Cần nghiên cứu ra rổ tiền tệ, đưa tỷ giá của đồng Việt Nam không còn bị phụ thuộc quá mức vào đồng đa la Mỹ, thay vào đó là sự phối hợp giữa các đồng tiền khác nhau trên cơ sở một rổ ngoại tệ. Các đồng tiền này tham gia vào rổ ngoại tệ theo tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư vào Việt Nam.

- Hạn chế việc sử dụng và lưu thông Đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam như: không thanh toán trong các cửa hàng bằng đồng đô la Mỹ, tất cả các biên lai thanh toán phải ghi bằng đồng Việt Nam, tạo sự chuyển đổi dễ dàng từ đồng Đô la Mỹ sang đồng Việt Nam

- Đổi mới các hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng theo hướng sử dụng đa dạng các loại hình kinh doanh và các công cụ tài chính trên cơ sở công nghệ hiện đại, cũng như đa dạng hoá các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường và tài chính và thị trường ngoại hối.

3.2.3. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về chính sách quản lý ngoại hối

Trong thời gian qua chính sách quản lý ngoại hối đã đổi mới không ngừng, đi từ thấp đến cao, từ từng phần đến toàn diện phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng giai đoạn và tiến trình hội nhập quốc tế và đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong xu thế hội nhập nhanh và mạnh như hiện


nay thì việc hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý là một yêu cầu cần thiết, cụ thể trong thời gian tới, Nhà nước ta cần:

- Tăng cường công tác quản lý ngoại hối khu vực biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đường bộ diễn ra sôi động và rất phức tạp, đã phát sinh nhiều tiêu cực liên quan đến chuyển tiền, thanh toán qua biên giới.

- Phát triển thị trường ngoại tệ trong nước là một giải pháp khả thi hỗ trợ cho chính sách tỷ giá. NHNN cần nghiên cứu và áp dụng linh hoạt hơn nữa các nghiệp vụ của thị trường ngoại hối.

- Cải cách hành chính, triển khai thực hiện luật doanh nghiệp, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và thực hiện các cam kết quốc tế là yêu cầu tổng quát của công tác quản lý ngoại hối nhưng mục tiêu cụ thể của nó lại là kiểm soát luồng ngoại tệ vào và ra khỏi đất nước, dự báo diễn biến của cung, cầu ngoại tệ để đề ra các giải pháp thích hợp nhằm đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ cho đầu tư tăng trưởng, điều hành tỷ giá linh hoạt, vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa không gây biến động lớn.

- Đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống thông tin. Trong công tác quản lý ngoại hối bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ngoại hối, nối mạng với các NHTM để nắm rõ tình trạng ngoại hối cuả từng NHTM mỗi ngày nhằm đưa ra các giải pháp điều hành và những cảnh báo sớm liên quan đến quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường, qua đó tham mưu cho Chính phủ điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối Nhà nước phù hợp.

3.2.4. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến hoàn thiện, phát triển và mở rộng thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối Việt nam đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để thị trường ngoại hối được phát triển thì cần thực hiện một số giải pháp sau:


- Hoàn thiện các văn bản pháp quy bảo đảm các hoạt động giao dịch ngoạihối diễn ra ở thị trường là hợp pháp và có biện pháp phòng ngừa, ngăn chăn đầu cơ, lũng đoạn gây rối loạn thị trường.

- Đổi mới chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá hình thành một cách khách quan trên cơ sở cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước.

- Phát triển mạnh mẽ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng song song với việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đây là thị trường cơ bản, nòng cốt cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Mở rộng và thông thoáng phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hang trên cơ sở hiện đại hoá và công nghệ hoá các giao dịch.

- Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối. NHNN cần đủ mạnh để có thể mua và bán ngoại tệ ra thị trường ngoại hối một cách bình thường tạo ra một sự điều chỉnh, cân bằng cung cầu ngoại tệ, không để diễn ra tình trạng đầu cơ hoặc lũng đoạn thị trường. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý thị trường ngoại hối, NHNN cần phải thực hiện tốt chức năng là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đảm bảo cung cầu ngoại tệ luôn cân bằng.

3.2.5. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý ngoại hối liên quan đến hoàn thiện chính sách tỷ giá

Với mục tiêu dài hạn là khả năng chuyển đổi hoàn toàn của VNĐ và một tỷ giá thích hợp có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao, khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, thì trong thời gian tới:

- Nhà nước phải có lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh, để can thiệp vào tỷ giá khi cần thiết. Muốn vậy, NHNN phải đẩy mạnh mua ngoại tệ thông qua sử dụng hợp lý công cuộc dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ; khuyến khích bán ngoại tệ lấy


tiền Việt Nam đồng gửi tiết kiệm với mức lãi suất cao hơn nếu chênh lệch lãi suất Việt nam đồng và ngoại tệ bù đắp mức lạm phát và phá giá.

- Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá


- Xây dựng quy chế thông tin, thống kê, hệ thống hóa kịp thời số liệu nguồn ngoại tệ ra, vào trong nước, đặc biệt là ngoại tệ tại các NHTM hàng ngày, từ đó dự báo quan hệ cung cầu trên thị trường làm căn cứ xác định tỷ giá.

- Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng ra vào Việt Nam, trước hết là ở các sân bay, bến cảng, cửa khẩu, nhà ga, sau đến các thành phố, thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương.


KẾT LUẬN


Trong lĩnh vực hội nhập quốc tế, công tác quản lý ngoại hối được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm và có nhiều biến động. Lĩnh vực này đã thu hút sự chú ý không chỉ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong nước mà còn là sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các Chính phủ nước ngoài có quan hệ kinh tế với Việt Nam, các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có mối quan tâm này bởi chính sách quản lý ngoại hối bao gồm các chính sách liên quan đến tỷ giá, lưu chuyển ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài…là những yếu tố liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp và quyền lợi của các ca nhân, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, khi các mối quan hệ với nước ngoài đã trở thành tất yếu.

Trong thời gian qua, quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ vào những than công trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại cũng như tăng cường các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam.

Quản lý ngoại hối của Việt Nam đã thay đổi, hoàn thiện theo định hướng chung của nền kinh tế, bắt nhịp với các chính sách quản lý nhà nước khác và tỏ ra phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên, do có những hạn chế xuất phát từ bản thân nền kinh tế và những thay đổi của hoàn cảnh khách quan trong quá trình hội nhập quốc tế nên trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Những yếu kém này chỉ có thể khắc phục bằng nỗ lực mang tính đồng bộ trong việc đưa ra giải pháp. Các giải pháp này vừa tác động lên nhau, vừa tạo động lực cho nhau phát triển. vì vậy, trong hoạt động quản lý vĩ mô, các nhà quản lý cần quan tâm mối tương tác qua lại giữa các giải pháp nhằm phối hợp hài hoà và thiết lập từng bước đi thích hợp trong công tác quản lý ngoại hối.

Với ba chương, khoá luận về ―Quản lý ngoại hối trong bối cảnh hội nhập‖ đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau:

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/09/2022