Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án

6.2. Về mặt thực tiễn

- Luận án đã mô tả và phân tích toàn cảnh bức tranh quản lý ngân sách của tỉnh Luang Prabang: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến QLNN về NSNN cấp tỉnh; cơ quan QLNN về NSNN cấp tỉnh; vấn đề thu - chi, cân đối NSNN cấp tỉnh; giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN cấp tỉnh.

- Luận án đề xuất các quan điểm về quản lý NSNN cấp tỉnh, đồng thời đã đưa ra hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý NSNN ở tỉnh Luang Prabang của CHDCND Lào.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

7.1. Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học và thông tin đáng tin cậy về những vấn đề liên quan đến quản lý NSNN ở một địa phương của CHDCND Lào. Mặt khác, các kiến nghị, đề xuất giải pháp rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc củng cố công tác quản lý NSNN của tỉnh Luang Prabang, đồng thời góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật của nước CHDCND Lào về NSNN trong những năm tới.

- Kết quả của Luận án có những tác động nhất định đến thực tiễn quản lý NSNN ở tỉnh Luang Prabang, góp phần sử dụng tốt nguồn lực tài chính của địa phương, nâng cao năng lực quản lý NSNN của các cấp chính quyền.

7.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo cho những nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống NSNN, cơ chế quản lý ngân sách cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào; đồng thời, kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị và tin cậy cho các thế hệ học viên tại Học viện Hành chính Quốc gia, cho cán bộ, công chức trong lĩnh vực NSNN của nước CHDCND Lào.

8. Cấu trúc của luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Kết cấu của Luận án gồm: Phần mở đầu; phần nội dung và phần kết luận, ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo được sử dụng trong nghiên cứu luận án. Cấu trúc luận án cơ bản gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 3

Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Chương 3: Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào

Chương 4: Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Quản lý NSNN không phải là một vấn đề mới, đã có rất nhiều các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở CHDCND Lào, Việt Nam và quốc tế nghiên cứu về vấn đề này trên các cấp độ khác nhau: từ cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện…; từ nghiên cứu tổng thể hoạt động quản lý NSNN đến nghiên cứu từng bộ phận theo chu trình ngân sách; nghiên cứu từ góc độ vi mô như công tác quản lý thu, quản lý chi… đến nghiên cứu từ góc độ vĩ mô như phân cấp ngân sách… Để nghiên cứu triển khai luận án này, tác giả đã tìm hiểu, tham khảo rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan, và dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý thu - chi ngân sách

Quản lý thu - chi ngân sách có một số công trình trong nước và ngoài nước đề cập.

- Các công trình trong nước:

+ Viêng Thoong Sỉ Phăn Đon (2011), "Quản lý thu NSNN ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào", Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu NSNN trong nền kinh tế thị trường, như: khái niệm thu NSNN, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN; vai trò, mục tiêu và nội dung quản lý thu NSNN (trong đó nhấn mạnh đến hoạch định chính sách thu NSNN, quản lý quá trình tổ chức thu NSNN); mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN. Trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm quản lý thu NSNN của Việt

Nam, Thái Lan, Singapore, Pháp, Anh, tác giả rút ra 7 bài học có thể vận dụng trong quản lý NSNN ở CHDCND Lào. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở CHDCND Lào qua các thời kỳ, luận án đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý thu NSNN ở Lào. Luận án đã đề xuất 5 định hướng và 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN ở Lào trong thời gian tới.

Tuy nhiên, luận án chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý thu ngân sách; chưa chỉ rõ các căn cứ đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp. Nội dung quản lý thu NSNN được trình bày trong chương lý luận và khi tiến hành đánh giá thực trạng chưa nhất quán. Trong chương lý luận, tác giả trình bày quản lý thu NSNN bao gồm quá trình xây dựng các chính sách, chế độ thu; quá trình tổ chức hệ thống cơ quan thu; triển khai các phương pháp thu; kiểm tra giám sát hoạt động thu và giải quyết tranh chấp trong quá trình thu NSNN. Nhưng khi phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở Lào, luận án lại xây dựng thành 3 nội dung là: chính sách thu NSNN; quản lý quá trình thu NSNN và bộ máy thu NSNN.

+ Thongvon Luongphimma (2016), “Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Tác giả đã hệ thống hoá, phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN. Tác giả luận án cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm cải cách chi tiêu công ở các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), kinh nghiệm đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước theo đầu ra và kết quả. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của CHDCND Lào nói chung và cho tỉnh Hủa Phăn nói riêng. Tác giả đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Hủa Phăn CHDCND

Lào trong giai đoạn từ 2005 - 2015. Từ đó, chỉ rõ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc đó.

Trên cơ sở định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Hủa Phăn CHDCND Lào. Tác giả đã đề xuất hệ thống bao gồm 06 nhóm giải pháp và 04 điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hủa Phăn CHDCND Lào cho những năm tới. Những giải pháp đề xuất hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hủa Phăn tương đối toàn diện và cụ thể, đồng thời có sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, có căn cứ khoa học và có tính khả thi cao.

- Các công trình ngoài nước:

+ Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), “Quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Tác giả đã luận giải sự cần thiết quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung quản lý chi NSNN được luận án tiếp cận theo chu trình ngân sách. Luận án đã phân tích khá rõ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản (03 nhân tố chủ quan và 04 nhân tố khách quan). Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định, luận án đã đề xuất được 07 giải pháp lớn nhằm tăng cường quản lý NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điều đáng chú ý là tác giả luận án đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản thông qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả chi NSNN và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Nguyễn Thị Huệ (2012), “Chống thất thoát trong chi NSNN ở tỉnh Thái Bình”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Tác giả đã đề cập tới những hậu quả do thất thoát trong chi ngân sách gây ra, từ đó khẳng định chống thất thoát trong chi ngân sách có ý nghĩa vô cùng to lớn. Luận án cũng đã phân tích thực trạng thất thoát và chống thất thoát trong chi NSNN cấp tỉnh ở Thái Bình, chỉ ra 14 nguyên nhân dẫn đến thất thoát trong chi NSNN và đề xuất 06 giải pháp tăng cường phòng, chống thất thoát trong chi ngân sách cấp tỉnh ở Thái Bình trong thời gian tới. Luận án chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của việc chống thất thoát này. Do xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nên luận án không nghiên cứu công tác QLNN đối với chi NSNN ở tỉnh Thái Bình.

+ Nguyễn Thị Thanh Mai (2017), “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng”, Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội.

Tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu

- chi ngân sách địa phương, bao gồm khái niệm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với thu - chi NSNN. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm QLNN đối với thu - chi NSNN của Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Bắc Kinh (Trung Quốc), tác giả rút ra bài học để vận dụng cho Hải Phòng. Luận án đã đánh giá thực trạng QLNN đối với thu - chi NSNN trên địa bàn Hải Phòng trên 03 nội dung là ban hành các văn bản pháp luật về thu - chi ngân sách địa phương của chính quyền thành phố Hải Phòng; tổ chức quá trình thu

- chi ngân sách của thành phố Hải Phòng; kiểm tra, giám sát quá trình thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng, tác giả đã chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc QLNN đối với thu - chi NSNN của Hải Phòng.

Từ phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng đến năm 2025, tác giả đề xuất 10 giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với thu - chi NSNN của Hải Phòng. Cụ thể: 1) Ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của thành phố về thu - chi ngân

sách địa phương và quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách địa phương;

2) Nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách địa phương; 3) Nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước; 4) Tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách địa phương; 5) Tăng cường và nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện thu - chi ngân sách địa phương; 6) Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu - chi ngân sách địa phương;

7) Có hình thức khen thưởng, vinh danh và xử phạt thỏa đáng; nâng cao hiệu lực của các văn bản pháp luật; 8) Đề cao vai trò giám sát của người dân; 9) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng quản lý;

10) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành ngân sách địa phương.

+ Nguyễn Đình Minh Anh, Phan Thị Dung (2013), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Số 3/2013.

Quản lý thu, chi ngân sách nhà nước nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào NSNN, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả, góp phần giải quyết an sinh xã hội cho người dân. Mục đích nghiên cứu là dựa trên thực trạng công tác quản lý thu, chi NSNN để phân tích những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Theo đó, nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách gồm có: đổi mới cơ chế quản lý thu thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền quản lý thuế thông qua tập huấn các luật thuế và định kỳ tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa cơ quan

thuế và người nộp thuế, đồng thời có trang thông tin điện tử của chi cục thuế thành phố chuyên mục “giải quyết các vướng mắc của người nộp thuế”. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách gồm có: về công tác quản lý chi đầu tư phát triển cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư; về công tác quản lý chi thường xuyên cần nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND thành phố.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về cân đối ngân sách nhà nước

- Bùi Thị Mai Hoài (2007), Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả đã xây dựng được khung lý thuyết về cân đối NSNN gồm khái niệm, đặc điểm và các học thuyết về cân đối NSNN, các nội dung cân đối NSNN (gồm kỷ luật tài chính tổng thể, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực; phân cấp quản lý NSNN; bội chi NSNN). Từ thực tiễn cân đối NSNN của một quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam: Cân đối NSNN phải ổn định hóa chu kỳ kinh tế; quản lý nợ công; cân đối NSNN phải tiến tới quan điểm toàn diện.

Từ thực trạng cân đối NSNN Việt Nam từ năm 1991 đến 2007 và mục tiêu, quan điểm cân đối, tác giả đề xuất 2 nhóm giải pháp để hoàn thiện cân đối NSNN, đó là nhóm giải pháp mang tính kinh tế để cân đối NSNN và nhóm giải pháp tài chính nhằm bảo đảm cân đối NSNN bền vững.

Đồng thời, tác giả đưa ra 4 giải pháp hỗ trợ: Cải cách hành chính công và nâng cao năng lực của Chính phủ; hoàn thiện môi trường pháp lý tài chính; phát triển thông tin quản lý và hệ thống kế toán công; đổi mới cơ chế quản lý quỹ, các định chế tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí