Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 15


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trên cơ sở thực trạng quản lý chi NSNN, luận văn xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chung và những giải pháp cụ thể góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể áp dụng với huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, luận văn đề xuất 8 giải pháp sau: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện Ea Súp; thực hiện tốt về phân cấp quản lý chi ngân sách; hoàn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý ngân sách đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo hướng đầu ra; hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách; tổ chức thực hiện có hiệu quả chi ngân sách phải thực hiện tốt chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai tài chính và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài sản công; hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ quản lý tài chính ngân sách; thường xuyên đổi mới công tác chi ngân sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính - ngân sách hiệu quả.


KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sư đòi hỏi của các quy luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý thu ngân sách nhà nước. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải được quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn huyện và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện cho đến các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật sau:

Khái quát một cách tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý ngân sách nhà nước của huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy huyện phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Thực tiễn quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện của huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu, chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn huyện. Đó chính là đòi hỏi và thách thức đối với huyện nói chung và ngành tài chính nói riêng trong việc thực hiện chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản ngân sách nhà nước cơ sở phát triển nguồn thu và sử dụng các khoản chi có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý ngân sách nhà nước nói riêng.


Thông qua thực hiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, giải phóng khả năng sản xuất, góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, tăng cường hạch toán kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn huyện có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý ngân sách để giúp cho huyện thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Đề tài đã luận văn đã nêu rỏ những vấn đề cơ bản từ đó tìm kiếm nguyên nhân khách quan và chủ quan về yếu kém của công tác nói trên để làm cơ sỏ đề ra các giải pháp có tính thực thi. Đây là cơ sở về lý luận và thực tiễn về vấn đề quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn sẽ giúp cho huyện có những quyết sách và biện pháp có hiệu quả. Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND huyện, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CTXH từ huyện cho đến xã, thị trấn cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan Tài chính. Mặt dù đã có những cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các thầy trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật ngân sách nhà nước (Luật số: 83/2015/QH13) ngày 25 tháng 6 năm 2015

[2]. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

[3]. Thông tư số 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

[4]. Thông tư số 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/10/2012 về quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua khoa bạc nhà nước. [5]. Nguyễn Thế Anh (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường trên địa bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội”, học viện Chính Trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh

[6]. Đoàn Công Tâm (2014) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”,

[7]. Phạm Văn Thịnh (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát”,

[8]. Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn đến 2020”, trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh

[9]. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ”, Đại học Đà Nẵng.

[10]. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng

[11]. Mẫn Quý Yên (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012”, Đại học Thái Nguyên.

[12]. Đặng Hồng Bảo (2015) “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, Đại học Tài chính – Marketing.


[13]. Nguyễn Thị Chiện (2018) “Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia

[14]. Huỳnh Thị Đào (2018) “Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia.

[15]. Đỗ Đăng Khoa (2018) “Quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông , Học viện Hành chính Quốc gia

[16]. Nguyễn Anh Tuấn (2020) “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính Quốc gia.

[17]. https://easup.daklak.gov.vn

[18]. https://www.mof.gov.vn

[19]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk - Trang chủ (daklak.gov.vn)

[20]. Báo cáo quyết toán NSNN huyện Ea súp, tỉnh Đắk Lắk các năm 2017; 2018; 2019


PHỤ LỤC


Bảng 1: Dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017; 2018; 2019.



Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh năm 2018/2017

So sánh năm 2019/2018

Dự toán Thu

NSDP

Dự toán Thu NSDP

Dự toán Thu

NSDP

Chênh lệch

Tỉ lệ

Chênh lệch

Tỉ lệ

Tông thu cân đối NSNN








Thu nội địa

21,502,000,000

16,944,000,000

22,302,000,000

- 4,558,000,000

-21%

5,358,000,000

32%

Thu từ khu vực DNNN do Trung

ương quản lý

144,000,000

-

-





Thu từ khu vực DNNN do địa

phương quản lý

122,000,000

22,000,000

-

- 100,000,000

-82%



Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc

doanh

8,275,000,000

7,950,000,000

6,882,000,000

- 325,000,000

-4%

- 1,068,000,000

-13%

Thuế thu nhập cá nhân

1,580,000,000

2,280,000,000

3,100,000,000

700,000,000

44%

820,000,000

36%

Lệ phí trước bạ

1,430,000,000

1,400,000,000

2,800,000,000

- 30,000,000

-2%

1,400,000,000

100%

Thu phí, lệ phí

950,000,000

1,139,000,000

1,265,000,000

189,000,000

20%

126,000,000

11%

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

30,000,000

5,000,000

5,000,000

- 25,000,000

-83%

-

0%

Tiền cho thuê đất , thuê mặt nước

93,000,000

148,000,000

350,000,000

55,000,000

59%

202,000,000

136%

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng

sản

123,000,000

153,000,000

355,000,000

30,000,000

24%

202,000,000

132%

Thu tiền sử dụng đất

3,500,000,000

1,700,000,000

5,600,000,000

- 1,800,000,000

-51%

3,900,000,000

229%

Thu tại xã

450,000,000

300,000,000

500,000,000

- 150,000,000

-33%

200,000,000

67%

Thu khác ngân sách

5,050,000,000

2,000,000,000

1,800,000,000

- 3,050,000,000

-60%

- 200,000,000

-10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 15


Bảng 2: Dự toán chi ngân sách nhà nước huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017; 2018; 2019.



TT


Nội dung

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

So sánh năm 2018/2017

So sánh năm 2019/2018

Dự toán

Dự toán

Dự toán

Chênh lệch

Tỉ lệ

Chênh lệch

Tỉ lệ

I

Tổng chi NSNN trên địa bàn

huyện

323,586,000,000

287,765,000,000

417,636,000,000

- 35,821,000,000

-11%

129,871,000,000

31%

1

Chi đầu tư phát triển

8,200,000,000

6,400,000,000

52,743,000,000

- 1,800,000,000

-22%

46,343,000,000

88%

2

Chi thường xuyên

314,606,000,000

259,365,000,000

299,128,000,000

- 55,241,000,000

-18%

39,763,000,000

13%

2.1

Chi sự nghiệp kinh tế

14,160,000,000

16,283,200,000

7,583,250,000

2,123,200,000

15%

- 8,699,950,000

-115%

2.2

Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo

168,491,000,000

185,878,000,000

230,833,000,000

17,387,000,000

10%

44,955,000,000

19%

2.3

Chi sự nghiệp VHTT-TDTT-PTTH

4,022,000,000

4,262,000,000

4,707,200,000

240,000,000

6%

445,200,000

9%

2.4

Chi đảm bảo xã hội, trợ giá, trợ

cước

1,928,000,000

10,915,000,000

10,915,000,000

8,987,000,000

466%

-

0%

2.5

Chi quản lý hành chính - Đảng -

Đoàn thể

86,473,000,000

29,819,500,000

30,689,978,000

- 56,653,500,000

-66%

870,478,000

3%

2.6

Chi quốc phòng

2,369,000,000

1,671,000,000

1,421,000,000

- 698,000,000

-29%

- 250,000,000

-18%

2.7

Chi an ninh

1,670,000,000

1,332,000,000

11,822,000,000

- 338,000,000

-20%

10,490,000,000

89%

2.8

Chi khác ngân sách

-

6,760,300,000

9,553,572,000

6,760,300,000


2,793,272,000

29%

2.9

Chi chi sự nghiệp bảo vệ môi

trường

2,148,000,000

2,444,000,000

2,243,000,000

296,000,000

14%

- 201,000,000

-9%

3

Dự phòng ngân sách


5,000,000,000

6,145,000,000

5,000,000,000


1,145,000,000

19%

4

Chi chương trình mục tiêu


13,500,000,000

57,120,000,000

13,500,000,000


43,620,000,000

76%


5

Chi chuyển nguồn sang năm sau


3,500,000,000

2,500,000,000

3,500,000,000


- 1,000,000,000

-40%

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí