1.1.2.2. TVTL học đường
TVTL học đường là sự hỗ trợ tâm lý, giúp HS nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong những tình huống khó khăn HS gặp phải khi đang học tại nhà trường [20]
Mục tiêu của TVTL: TVTL là một cuộc nói chuyện giữa một “chuyên gia” về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó, chủ yếu hướng đến giải quyết vấn đề hiện tại.
Tiến trình của TVTL: Tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. Bằng cách đưa ra những lời khuyên có tính chuyên môn, nhà tư vấn giúp người được tư vấn đưa ra quyết định phù hợp. Như vậy, TVTLchỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời. Do đó, kết quả tư vấn thường không bền lâu, nhiều khả năng vấn đề sẽ lặp lại vì các nguyên nhân sâu xa của nó chưa được giải quyết triệt để.
Mối quan hệ giữ người tư vấn và người được tư vấn: Trong TVTL thì mối quan hệ có thể là trên - dưới, giữa một người được xem là uyên bác với những thông tin chuyên môn để đưa ra những lời khuyên mà không quan tâm đến việc thể hiện sự thông cảm hay chấp nhận thân chủ. Còn bên kia là người gặp phải vấn đề tâm lý nào đó mà không biết cách giải quyết thế nào và cần đến lời khuyên từ nhà TVTL. Trong mối quan hệ này, nhiều khi người tư vấn không đòi hỏi có sự tương tác tích cực từ người được tư vấn. Khi được cung cấp thông tin và nhu cầu của thân chủ, nhà tư vấn thường làm chủ cuộc trao đổi và đưa ra những lời khuyên.
Sự tương tác trong TVTL: Trong TVTL thì mối quan hệ giữa nhà tư vấn và thân chủ không quyết định kết quả tư vấn bằng kiến thức và sự hiểu biết của nhà tư vấn về lĩnh vực mà thân chủ đang cần tư vấn. Hình thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên nên sự thành công phụ thuộc vào những kiến thức chuyên sâu của nhà TVTL.
Cách thức TVTL: Nhà tư vấn có khả năng truyền đạt những kiến thức đã có về những lĩnh vực cụ thể đến người cần hỗ trợ trong lĩnh vực đó. Nhà tư vấn sẽ đề xuất với thân chủ những quyết định họ cho là phù hợp nhất đối với tình huống của thân chủ, chứ không phải là giúp thân chủ có được khả năng để giải quyết tình huống.
Sự khác nhau giữa TVTL và tham vấn tâm lý thể hiện ở chỗ: Tham vấn tâm lý là quá trình hỗ trợ đối tượng (người cần được giúp đỡ vì đang có khó khăn về tâm lý) nâng cao nhận thức, duy trì sự cân bằng về tâm lý, tăng cường khả năng ứng phó với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của bản thân, từ đó ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh của mình và thực hiện quyết định một cách hiệu quả. Như vậy, TVTL và tham vấn tâm lý có sự khác biệt nhau cả về mục đích và nội dung. Tuy nhiên thực tế thì có nhiều người hiểu hai thuật ngữ này là một và thường là dùng TVTL chứ thường không hay nói đến tham vấn tâm lý.
1.2.3. Quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS
Quản lý hoạt động TVTL cho HS là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 1
- Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Quản Lý Hoạt Động Tvtl Cho Hs Trong Nhà Trường
- Giám Sát, Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Và Sơ Kết, Tổng Kết Hoạt Động Tvtl
- Thực Trạng Hoạt Động Tvtl Cho Hs Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
- Thực Trạng Các Lực Lượng Xã Hội Tham Gia Tvtl Cho Hs Các Trường Thcs Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS không thể tách khỏi các chức năng của quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, nó bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch và chương trình giáo dục nhằm đưa hoạt động TVTL cho HS đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Hoạt động TVTL cho HS ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của HS THCS
Lứa tuổi HS THCS (tuổi thiếu niên) là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11
đến 15; 16 tuổi. Giai đoạn phát triển này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành ... Đây là lứa tuổi có bước phát triển nhanh cả về thể chất và tinh thần. Sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi này được thể hiện ở những đặc điểm sau:
Một là: Tuổi thiếu niên là thời kì quá độ từ giai đoạn "tuổi thơ" sang giai đoạn "tuổi trưởng thành", có thể nói đây là thời kì trẻ ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em có thể hoàn thiện nhân cách trở thành một công dân. Trong thời kì này, nếu được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ được hình thành, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, trở thành người thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng, giáo dục đúng phương pháp, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện các nguy cơ dẫn đến trẻ phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.
Hai là: Đây là giai đoạn phát triển mà tính tích cực của trẻ em được phát triển rất mạnh mẽ. Các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng được thiết lập trong thời kì này.
Ba là: Trong thời kì tuổi thiếu niên diễn ra sự hình thành cấu trúc mới về thể chất, tâm lý, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội ...; đồng thời ở trẻ xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành.
Bốn là: Tuổi thiến niên là giai đoạn phát triển phức tạp, có thể gọi là thời kì "quá độ”, "tuổi khủng hoảng".
Như vậy, có thể nói trong quá trình phát triển về thể chất, tinh thần, tâm lý, sinh lý, tư duy, tình cảm của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy là một nhà giáo dục hơn ai hết chúng ta cần phải hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS, từ đó ta có cách đối xử đúng đắn và có phương pháp giáo dục phù hợp để các em có một nhân cách toàn diện.
1.3.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở về công tác TVTL cho HS
Điểm e Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/9/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS công lập quy định về nhiệm vụ của giáo viên phổ thông: Tham gia TVTL, hướng nghiệp cho HS và cha mẹ HS THCS [4].
Tại Điều 8 Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho HS trong trường phổ thông đã quy định: Nhà trường có Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS để thực hiện công tác TVTL cho HS. Thành phần của tổ gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường; giáo viên kiêm nhiệm công tác TVTL; giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội; nhân viên y tế trường học; đại diện cha mẹ HS và một số HS là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội [6].
Như vậy, TVTL cho HS là một nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả giáo viên phổ thông. Đây cũng là một nhiệm vụ trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, đòi hỏi nhiều lực lượng tham gia, trong đó, CBQL và giáo viên là nòng cốt, giữ vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động TVTL trong nhà trường.
1.3.3. Mục đích của công tác TVTL cho HS THCS
TVTL cho HS THCS nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) cho HS đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp; giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với HS; từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Hoạt động TVTL hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng sống; giúp các em tăng cường ý chí, bản lĩnh, có niềm tin vào bản thân, có thái độ và khả năng ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; giúp HS rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách.
1.3.4. Nội dung TVTL cho HS THCS
TVTL cho HS THCS gồm các nội dung sau đây:
TVTL lứa tuổi, giới tính, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.
Tư vấn, giáo dục kỹ năng ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Tư vấn tăng cường cho HS khả năng ứng phó, giải quyết những vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội.
Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho HS THCS.
Tham vấn tâm lý đối với HS đang gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Đối với các trường hợp HS bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường, giới thiệu, hỗ trợ đưa HS đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý.
1.3.5. Phương pháp và hình thức thực hiện TVTL cho HS
Hoạt động TVTL học đường trong nhà trường sử dụng các hình thức thực hiện rất đa dạng và phong phú. Nhà tư vấn cần kết hợp và sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm tìm ra phương án thích hợp nhất để giải quyết vấn đề tâm lý của HS một cách hiệu quả.
Tư vấn trực tiếp: Đây là hình thức tư vấn phổ biến trong nhà trường. Tư vấn trực tiếp tức là giáo viên, cán bộ tư vấn và HS ngồi lại với nhau, trao đổi trực tiếp vấn đề mà HS đang gặp phải. Thầy cô không chỉ nhận được các thông tin bằng lời nói, mà còn đánh giá và nhận biết được các thông tin phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, thái độ, cảm xúc...) có tính trung thực cao. Từ đó, đưa ra lời khuyên trực tiếp cho HS. Đối tượng tư vấn có thể là một HS, hoặc một nhóm HS. Hình thức này tạo ra phản hồi của HS từ cử chỉ đến cảm xúc để giáo viên, cán bộ tư vấn dễ dàng tiếp cận và xử lý.
Tư vấn gián tiếp (qua viết thư, qua điện thoại, qua trực tuyến…) là
hình thức tư vấn được thực hiện với sự cách biệt về không gian, chủ thể không thể tiếp xúc với đối tượng, tư vấn gián tiếp được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Qua viết thư: Những băn khoăn lo lắng về tâm lý, về tương lai đôi khi không thể diễn đạt bằng lời nói. Nhà trường phải tạo cho HS niềm tin bằng việc giữ bí mật, tôn trọng tâm sự của các em. Điều đó có thể được thực hiện thông qua hình thức viết thư: Viết trên giấy, nhắn tin, hoặc qua e-mail. Việc làm này sẽ tạo cho HS cơ hội để bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc, giải tỏa vấn đề khúc mắc trong học tập, cuộc sống.
- Qua điện thoại: HS, cha mẹ các em có thể thông qua hình thức gọi điện đến phòng tư vấn tâm lý của nhà trường vào giờ hành chính khi cần sự trợ giúp về tâm lý, cán bộ tư vấn của nhà trường sẽ giúp CMHS và các em cảm thấy thoải mái trong việc nói ra vấn đề của mình. Bên cạnh đó, CMHS có thể tìm được phương pháp dạy con phù hợp thông qua hoạt động tư vấn của nhà trường.
- Qua mạng internet: Trang web của trường là nơi thu hút tất cả HS nhà trường tìm đọc và chia sẻ, tìm kiếm sự hỗ trợ, có vai trò tích cực để mỗi HS chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình với thầy cô, bạn bè, gia đình.
Với sự phát triển của mạng internet, sự ra đời của các trang cộng đồng mạng như facebook, twitter, yahoochat…là diễn đàn chia sẻ của các HS. Nhà trường có thể sử dụng các công cụ này như một phương tiện tiếp cận đời sống hằng ngày của HS, kịp thời nắm bắt những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các em để triển khai hoạt động tư vấn hiệu quả.
- Xây dựng một số chuyên đề và thực hiện thành bài giảng riêng hoặc tiến hành lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trường vào đầu tuần.
- Tích hợp các nội dung tư vấn trong các môn học trong chương trình chính khóa hoặc trong hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức các câu lạc bộ, diễn đàn, các buổi nói chuyện chuyên đề về các nội dung cần tư vấn cho HS.
- Trao đổi thường xuyên với CMHS về diễn biến tâm lý của HS, phổ biến, chia sẻ các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho HS thông qua việc thiết lập kênh thông tin hoặc cung cấp tài liệu.
- Phối hợp với các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức các hoạt động TVTL cho HS.
1.4. Nội dung quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường trung học cơ sở
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động
Đây thực chất là nội dung của chức năng kế hoạch đối với hoạt động TVTL. Nội dung kế hoạch thể hiện ở 4 hoạt động cơ bản, đồng thời cũng là 4 bước khi thực hiện, đó là:
- Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động TVTL (tiền kế hoạch)
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu đã xác định
- Bước 3: Triển khai thực hiện kế hoạch
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch
Sản phẩm của bước tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu QL hoạt động tư vấn, hỗ trợ HS của nhà trường. Sản phẩm của bước lập kế hoạch là bản kế hoạch cụ thể (Kế hoạch hoạt động của Tổ Tư vấn, hỗ trợ HS). Bước triển khai thực hiện kế hoạch là quá trình biến đổi, thể nghiệm tính đúng đắn của các quyết định QL để đạt đến mục tiêu. Sản phẩm của bước đánh giá, tổng kết là kết quả đã đạt được, các bài học rút ra trong quá trình thực hiện kế hoạch và chuẩn bị cho quá trình QL tiếp theo.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của Tổ Tư vấn, hỗ trợ được tiến hành với các công việc như sau:
- Phân công nhiệm vụ cho các bộ phận và các thành viên trong tổ.
- Bố trí các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng nội dung chi tiết, xây dựng chương trình cụ thể cho hoạt động tư vấn.
1.4.3. Chỉ đạo điều phối các hoạt động TVTL
- Chỉ đạo GV lựa chọn các nội dung TVTL cho HS để tích hợp trong dạy học các môn chính khóa. Yêu cầu GV phải dạy tốt kiến thức môn học, tuỳ đặc trưng của từng môn, kiến thức của từng bài mà kết hợp tư vấn các nội dung phù hợp cho HS.
Thông qua việc tương tác với HS trong các bài giảng, giáo viên kịp thời nắm bắt được những tâm tư, xúc cảm, sự thay đổi bất thường trong tâm lý HS... để có những tư vấn, tham vấn cụ thể, giúp HS giải quyết được những khó khăn trong tình huống đang gặp phải, nhanh chóng ổn định tinh thần để tập trung học tập. Qua một số môn học, giáo viên có thể lồng ghép nội dung kiến thức bài học với các nội dung TVTL cho HS như: môn Sinh học tích hợp TVTL lứa tuổi, giới tính, sức khỏe vị thành niên, môn Giáo dục công dân tích hợp tư vấn khả năng giả quyết các mối quan hệ xã hội phù hợp với văn hóa, truyền thống, pháp luật... Với nội dung tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp thì môn học nào cũng có có thể tích hợp được. Yêu cầu của TVTL qua hoạt động dạy học các môn học như sau:
- Chỉ đạo GV bộ môn ngoài bài học trên lớp, cần áp dụng các chủ đề tự chọn, hoạt động lao động..., ứng dụng những chương trình môn học có liên quan đến nội dung cần tư vấn.
- GV bộ môn và GVCN phải tìm hiểu tâm lý, năng lực, sở thích, điểm yếu của HS và theo dõi diễn biến tâm lý của từng HS trong suốt quá trình tư vấn.
Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và có tính đa mục tiêu, do đó thông qua hoạt động này nhà trường tiến hành công tác TVTL cho HS:
- Tổ chức cho HS nghe nói chuyện chuyên đề, xem phim, kịch..., tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng phục vụ nội dung tư vấn.