Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng 2.1. Kết quả hướng nghiệp, phân luồng sau THCS 35

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, LLXH và HS về tầm quan trọng

hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng 38

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH, HS về nhu cầu TVTL cho HS 39

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về các lực lượng tham gia TVTL cho HS (N=240) 41

Bảng 2.5. Đánh giá của HS về các lực lượng tham gia TVTL cho HS (N=300) 42

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện các nội dung TVTL cho HS (N=240) 44

Bảng 2.7. Đánh giá của HS về thực hiện các nội dung TVTL cho HS (N=300) 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện các hình thức TVTL cho HS (N=240) 48

Bảng 2.9. Đánh giá của HS về thực hiện các hình thức TVTL cho HS (N=300) 49

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam - 2

Bảng 2.10. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động TVTL cho học HS ... 50 Bảng 2.11. Thực trạng về tổ chức hoạt động TVTL cho HS 52

Bảng 2.12. Thực trạng về chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS 54

Bảng 2.13. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS 56

Bảng 2.14 Thực trạng đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ

hoạt động TVTL cho HS 57

Bảng 2.15. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản

lý hoạt động TVTL cho HS 58

Bảng 2.16. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý

hoạt động TVTL cho HS 59

Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý 90

Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 92

Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất 91

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 93

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường đã và đang trở thành sự lo lắng, mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Dư luận xã hội không khỏi bức xúc trước những vụ việc HS đánh bạn hội đồng, đánh nhau có vũ khí, đau lòng hơn là HS chửi bố mẹ, thầy cô giáo, HS tự tử ... Đáng chú ý là các vụ việc đó xảy ra với mức độ phức tạp và tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn, với HS THCS lại chiếm tỉ lệ lớn nhất.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của học sinh trong nhà trường như: Tác động mặt trái của văn hóa xã hội đến tâm lý HS (phim ảnh bạo lực, game hành động, mạng truyền thông...), công tác giáo dục đạo đức của nhà trường, văn hóa gia đình và sự quan tâm của cha mẹ... Trong khi đó, hoạt động TVTL cho HS trong các nhà trường hoạt động chưa hiệu quả [45].

Giai đoạn trẻ từ 11 - 15 tuổi (tuổi HS từ lớp 6 đến lớp 9) có vị trí đặc biệt và rất quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần, là giai đoạn tách dần khỏi thời thơ ấu để bước sang giai đoạn phát triển cao hơn, tạo nên sự khác biệt về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất đối với những giai đoạn trưởng thành sau này. Trong giai đoạn này, những cơ sở, định hướng chung của quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Vì vậy, khi đối mặt với các sang chấn tâm lý, căng thẳng trong học tập, quan hệ xã hội, các em dễ có hành vi tiêu cực [22]. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của từng giai đoạn phát triển tâm lý HS, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện. Bên cạnh đó, xã hội không ngừng phát

triển, các điều kiện về chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao giúp trẻ em phát triển về thể chất ngày càng tốt hơn, có tác động đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Điều đó lý giải tại sao sự phát triển diễn ra theo các giai đoạn của đứa trẻ hiện nay so với trẻ của thập kỉ trước khác đáng kể: trẻ lớn nhanh hơn, hình thể cao lớn hơn, tuổi dậy thì sớm hơn...Mặt khác, từ các ứng dụng tiên tiến của công nghệ kết nối, thông tin tiêu cực trên các trang mạng hằng ngày đã có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi ứng xử và sự phát triển nhân cách HS.

Thực trạng bạo lực học đường tác động xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất, tinh thần lâu dài đối với HS, thậm chí có em bị trầm cảm, dẫn đến hành vi tiêu cực trong cuộc sống. Không chỉ các em bị đánh đập, bị xâm hại mà cả những học sinh gây bạo lực cũng là nạn nhân, bởi lỗi không hoàn toàn thuộc về các em mà còn ở những người chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với những người làm công tác giáo dục là cần phải có những giải pháp quản lý phù hợp, các thầy cô giáo cần nắm bắt, lắng nghe được các tâm tư, tình cảm, khó khăn của HS và tư vấn cách giải quyết kịp thời.

TVTL học đường có vai trò quan trọng, hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; đồng thời phát hiện, tư vấn giúp HS có hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra. Xác định rõ vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác TVTL cho HS phổ thông, ngày 18/12/2017, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác TVTL cho HS trong trường phổ thông [9]. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các cơ sở GDĐTcó trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác TVTL cho HS phổ thông; mục đích nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với HS đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm

hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường...

Tại huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, giáp với thành phố Hà Nội, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đồng Văn IV (giáp địa bàn xã Lê Hồ, Đại Cương, Nhật Tựu, Nhật Tân) và khu du lịch Tam Chúc Ba Sao tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc tập trung dân cư đông đúc ở các khu công nghiệp kéo theo nhiều loại dịch vụ làm môi trường xã hội phức tạp hơn; nhiều phụ huynh HS làm việc theo ca kíp ít có thời gian quan tâm đến con cái… Còn ở các xã nông nghiệp thì đa số dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, nhiều cha mẹ HS chưa quan tâm đến sự thay đổi tâm lý của con em mình. Chính vì vậy, bạo lực học đường ở các trường THCS là một nguy cơ đáng lo ngại, các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm đến công tác TVTL cho HS. Song tại các trường THCS huyện Kim Bảng, nhiệm vụ này còn nhiều khó khăn, hạn chế. Công tác triển khai thực hiện của hiệu trưởng còn nhiều lúng túng, chưa đạt hiệu quả mong đợi.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tư vấn học đường và quản lý hoạt động TVTL, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động TVTL cho HS các trường THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

4. Câu hỏi nghiên cứu

4.1 Những nội dung quản lý hoạt động TVTL cho HS trường THCS là gì?

4.2 Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS trường THCS huyện Kim Bảng có những ưu điểm gì và nhược điểm gì? Nguyên nhân?

4.3 Những biện pháp nào để quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đạt hiệu quả?

5. Giả thuyết khoa học

Hoạt động TVTL cho HS và quản lý hoạt động TVTL cho HS ở trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong những qua đã đạt được một số kết quả nhất định, song vẫn còn nhiều yếu kém như: kế hoạch tổ chức hoạt động TVTL cho học sinh chưa sát; nhận thức của CBQL và GV chưa cao; Chưa có những biện pháp để bồi dưỡng năng lực cho GV; Biên chế cho GV làm công tác tư vấn TL chưa có; Chưa đủ cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho phòng TVTL cho HS THCS … . Nếu đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS sẽ góp phần thực hiện tốt công tác TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, góp phần nâng cao chất lượng GD cho HS.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS.

- Phân tích thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

7.2. Giới hạn khách thể khảo sát

Quy mô khảo sát: 190 người gồm có: + 05 Chuyên viên Sở GDĐTtỉnh Hà Nam; + 05 Chuyên viên Phòng GDĐThuyện Kim Bảng; + 40 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Kim Bảng; + 140 giáo viên ở các trường THCS huyện Kim Bảng.

- Đại diện CMHS: 50 người.

- HS: 300 HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng.

7.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Các trường THCS trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các nguồn thông tin để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra viết: Điều tra bằng phiếu hỏi với các loại câu hỏi đóng, mở dành cho các đối tượng khác nhau (CBQL, GV, CMHS, HS) nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TVTL cho HS và quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động TVTL cho HS và quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu đối với CBQL, GV, CMHS và LLXH trong quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được sử dụng với mục đích đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ đó đề xuất các biện pháp quản lý khả thi, phù hợp.

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS ở các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam mà đề tài đề xuất.

8.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu điều tra, định lượng kết quả nghiên cứu.

9. Những đóng góp của đề tài

9.1. Đóng góp về lý luận

Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

9.2. Đóng góp về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng cho quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong bối cảnh hiện nay đạt hiệu quả.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS.

Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động TVTL cho HS các trường THCS huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TVTLCHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu về TVTL trong nhà trường

1.1.1.1. Tư vấn học đường ở một số nước trên thế giới

Nghiệp vụ tư vấn học đường ra đời ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ 20, từ công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Nội dung chương trình gồm những bài học mô tả về nghề nghiệp, những hứng thú, những đặc điểm cần phát triển và những vấn đề về tư tưởng và hành vi không thích hợp cần hạn chế đối với một số nghề nghiệp. Cuốn sách “Chọn nghề” (Choosing a Vocation) của Frank Parsons (1854-1908), người được coi là “cha đẻ của hướng nghiệp” là công trình nghiên cứu đánh dấu sự cống hiến lớn lao cho công tác tư vấn nghề. Ông đã chỉ ra rằng công tác hướng dẫn tư vấn nghề có hệ thống trong trường học tham vấn cá nhân có vai trò quan trọng. Ông đã nghiên cứu và đúc kết rằng, công tác tư vấn nghề được thể hiện trong ba quá trình: Một là, thấu hiểu rõ ràng về khả năng, sở thích, hoài bão, động lực thúc đẩy, những ưu thế và hạn chế của bản thân đối với nghề. Hai là, những yêu cầu về kiến thức, điều kiện để thành công, những thuận lợi, khó khăn, những đền bù, cơ hội triển vọng phát triển của nghề. Ba là, nguyên nhân của mối liên hệ giữa hai nhóm trên. Những quan điểm của Frank Parsons đã thực sự trở thành nguyên lý của tham vấn. Ông cho rằng: có một người hướng dẫn chuyên nghiệp là rất quan trọng và người hướng dẫn tốt không thể đưa ra các quyết định thay cho người khác, người phải quyết định điều gì tốt nhất cho chính bản thân họ; một nhà tư vấn nên thân tình, cởi mở, trung thực và tốt bụng bởi điều đó có ý nghĩa quyết định việc nỗ lực giúp đỡ thân chủ phát triển các tiềm năng của họ. Frank Parson đã sử dụng các khái niệm của tâm lý học như những đặc điểm khí chất, tính khí của mỗi con người và đối chiếu với những nhân tố được coi là những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp để đánh giá sự phù hợp của người với nghề. Ông đã sử dụng các tiến bộ và cách tính toán

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 08/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí