Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 13

Các biện pháp trên đây bước đầu được áp dụng ở Trung tâm GDTX - HN

- DN Chí Linh, Hải Dương và thu được kết quả tốt. Đồng thời tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, lấy ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi từ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Kết quả thu được đều đánh giá các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Sớm xây dựng các chương trình đào tạo đội ngũ làm công tác TVN, đưa các chương trình này vào đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học. Bổ sung số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động TVN ở các trung tâm GDTX - HN - DN. Xây dựng các mô hình hướng nghiệp chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Rà soát và tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cho giáo viên học tập kinh nghiệm về TVN ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ và phương pháp TVN hiện đại.

2.2. Đối với UBND Tỉnh Hải Dương

- Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho công tác TVN, nâng cao tỷ lệ GV làm TVN ở các Trung tâm GDTX - HN - DN.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ thu hút giáo viên có trình độ về giảng dạy ở các Trung tâm GDTX - HN - DN.

- Đổi mới công tác tuyển dụng, xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp để vừa động viên, khuyến khích vừa lựa chọn thu hút được các sinh viên giỏi về công tác.

2.3. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

- Tham mưu với UBND tỉnh, thành phố hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong việc liên kết, phối hợp thực hiện công tác TVN.

- Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh, thành phố về việc đầu tư, nâng cấp trang thiết bị CSVC, đề xuất đào tạo, đào tạo lại nâng cao phát triển nghề

nghiệp liên tục và thường xuyên cho GV đặc biệt giáo viên làm công tác TVN ở các Trung tâm GDTX - HN - DN.

- Xây dựng đội ngũ CBQL có đủ năng lực, xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục từ cơ sở đến tỉnh. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên để trang bị cập nhật những kiến thức, kỹ năng về TVN cho đội ngũ giáo viên, CBQL tại các cơ sở giáo dục.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động của GV trong thực hiện công tác TVN, tổ chức giao lưu học hỏi giữa các Trung tâm trong và ngoài tỉnh về các biện pháp quản lý hoạt động TVN.

2.4. Đối với lãnh đạo Trung tâm GDTX - HN - DN

- Không ngừng học tập để ngày càng nâng cao trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lý của mình.

- Giữa Trung tâm GDTX - HN - DN với sở GD&ĐT phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo hoạt động. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo Nghề và Doanh nghiệp vì đây là những minh họa hoạt động nghề nghiệp sống động nhất giúp HS tiếp xúc trực tiếp với lao động sản xuất, quan sát các hoạt động nghề nghiệp, với công nghệ, quy trình sản xuất; từng bước tiếp cận với nhiệm vụ kinh tế- xã hội của địa phương. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng TVN.

- Tiếp thu và tìm hiểu kỹ để có thể vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này vào quản lý hoạt động TVN ở đơn vị nhằm nâng cao chất lượng TVN cho học sinh ở các trung tâm GDTX - HN - DN hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Đặng Danh Ánh (2005), “Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 121.

2. Đặng Danh Ánh (2010), Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB văn hóa thông tin.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Sinh hoạt hướng nghiệp 11, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Sinh hoạt hướng nghiệp 12, Sách giáo viên, NXB Giáo dục.

5. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Hà Sỹ Hồ (1995), Những bài giảng về quản lý trường học, tập II, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009), “Tư vấn nghề trong trường THPT với tư cách là một hệ thống” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 2.

8. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009), Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong nhà trường THPT khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ - Đại học Thái Nguyên.

9. Harold.Koontz, Cyril odonell vaf Heiz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt lõi của quản lý, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

10. K.Marx (1960), ‘‘Tư bản’’, Quyển I, tập 2, Nhà Xuất bản Sự thật, Hà Nội.

11. Đặng Hoàng Minh (2008), “Công tác tư vấn hướng nghiệp ở Pháp”. http://sharevn.org

12. Đào Thị Oanh (2008), Tâm lý học lao động, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Oanh. (2003), “Tư vấn học đường”, Tuyển tập các bài báo đăng Báo.

14. Pall Hersey và Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Viện Quản lý giáo dục Hà Nội.

16. Nguyễn Đức Trí (2005), “Hướng nghiệp: Một số vấn đề lý luận và thực tế”, Tạp chí Giáo dục, số 119.

17. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), kỷ yếu hội thảo quốc tế: Nhu cầu, định hướng và đạo tạo tâm lý học đường tại Việt Nam.

18. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Tâm lý học (2008), Tham vấn (tư vấn)


Tiếng Anh

19. Howard Figler & Richard Nelson Bolles (2009), The career counselor’s handbook, Ten speed press Berkeley.

20. Vernon G.Zunker (2002), Career counseling: applied concepts of life planning, Brookscole Thomson learning.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

PHIẾU HỎI Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT


Xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của anh (chị) về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương mà chúng tôi đề xuất dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô mà anh (chị) cho là hợp lý nhất. Anh (chị) có thể đánh giá, xếp loại thứ bậc các biện pháp từ 1 đến 5 bổ sung thêm một số biện pháp mà anh (chị) cho là cần thiết và hiệu quả.

BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP



Các biện pháp quản lý hoạt động TVN

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Tính cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

ĐTB

Thứ

bậc

1. Nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của công tác TVN

cho HS









2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng

lực TVN cho đội ngũ GV và phụ huynh HS









3. Đổi mới hình thức và phương pháp TVN; lồng ghép TVN thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm

nghề nghiệp









4. Tăng cường xã hội hóa công tác TVN, tích cực phối hợp các lực lượng ngoài trung tâm tham gia hoạt

động TVN cho HS









5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt

động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 13

BẢNG ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP



Các biện pháp quản lý hoạt động TVN

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Tính cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%

ĐTB

Thứ

bậc

1. Nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan trọng của công tác TVN

cho HS









2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVN cho đội ngũ GV và phụ

huynh HS









3. Đổi mới hình thức và phương pháp TVN; lồng ghép TVN thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm

nghề nghiệp









4. Tăng cường xã hội hóa công tác TVN, tích cực phối hợp các lực lượng ngoài trung tâm tham gia hoạt

động TVN cho HS









5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt

động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương














Các biện pháp khác (nếu có)

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Xin cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)!

Một vài thông tin cá nhân: Người được hỏi ký tên Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Phụ lục 2

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA CBQL - GV - HS VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN NGHỀ CHO HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GDTX - HN - DN CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG

Xin Anh (chị) vui lòng cho ý kiến đánh giá bằng số liệu theo cảm nhận thực tế của bản thân vào các bảng đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đánh dấu “x” vào những ô anh (chị) thấy phù hợp.

I - PHẦN THỨ NHẤT (Dành cho CBQL - GV - HS)

Câu 1. Vai trò hoạt động tư vấn nghề tại Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, tỉnh Hải Dương

TT

Vai trò của hoạt động

tư vấn nghề

Mức độ cần thiết (%)

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

1

Cán bộ quản lý




2

Giáo viên




3

Học sinh




Câu 2. Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình tư vấn nghề cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề Chí Linh, tỉnh Hải Dương:


TT


Nội dung tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ

1

Tư vấn về các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề

hiện có trên cả nước và địa phương




2

Hệ thống các trường lớp đào tạo nghề của Trung

ương cũng như địa phương




3

Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú,

kế hoạch nghề nghiệp của học sinh




4

Đo đạc các chỉ số tâm, sinh lý trực tiếp hoặc gián

tiếp liên quan đến nghề định chọn.




5

Theo dõi các bước đường phát triển, sự phù hợp nghề

của học sinh qua quá trình hoạt động lao động




6

Cho lời khuyên về chọn nghề




Câu 3. Thực trạng về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tư vấn nghề:


TT


Phương pháp tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ

1

Phương pháp trắc nghiệm




2

Sử dụng các công cụ, máy móc




3

Phương pháp điều tra




4

Phương pháp mạn đàm, trao đổi




5

Phương pháp nghiên cứu tiền sử gia đình




6

Phương pháp khác (nếu có )






TT


Hình thức tư vấn nghề

Mức độ thực hiện (%)

Thường

xuyên

Đôi

khi

Không

bao giờ

1

Tư vấn nghề trực tiếp do Lãnh đạo, giáo viên,

đoàn thanh niên của trung tâm thực hiện





2

Tư vấn nghề trực tiếp do trung tâm kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp,

chuyên gia...thực hiện.





3

Tư vấn gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin của trung tâm như: bảng tin, thư

viện, sách, báo, loa, đài, internet...




4

Tư vấn nghề phối hợp gia đình - nhà trường và

các tổ chức xã hội.




5

Hình thức tư vấn nghề khác (nếu có)




Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí