Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.5.2.2. Nội dung của biện pháp

* Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TVN của GV:

- Đối với lãnh đạo sở GD&ĐT: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các trung tâm GDTX - HN - DN, nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; đồng thời quán triệt tổ chức, thực hiện TVN ngay từ đầu năm học trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học.

- Lãnh đạo Trung tâm cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác TVN; nâng cao nhận thức cho GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; đồng thời quán triệt tổ chức, thực hiện TVN ngay từ đầu năm học và mỗi học kỳ trong Hội đồng sư phạm.

* Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS.

- Đánh giá kết quả TVN của HS là quá trình thu nhập và xử lý thông tin về trình độ, nhận thức về nghề, kết quả TVN của HS để thấy được những tác động, nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và CBQL nhà trường: Giúp học sinh có những động lực học vì ngày mai lập nghiệp để học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn. Đánh giá kết quả TVN là một quá trình cần có hồ sơ theo dõi đối với từng HS trong đó có kết quả nhận thức của học sinh sau mỗi lần được TV một cách công khai, công bằng, khách quan là đòn bẩy xuyên suốt quá trình TVN đưa chất lượng TVN đi lên một cách bền vững.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

* Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TVN của GV:

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các buổi TV công khai, dự giờ của GV.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế, việc lập kế hoạch và sử dụng đồ dùng dạy học.

- Kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn về TVN và các mặt công tác khác.

- Ngày công, giờ công; sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề; làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hoạt động tập thể, ngoại khóa,…

Các cấp quản lý giáo dục lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện nề nếp TVHN trên lớp hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.

Phân cấp chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của hoạt động TVHN; kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng của các Trung tâm, các trường THCS

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Việc kiểm tra hoạt động TVN phải được tiến hành như đối với các môn học chính khóa. GV phải coi trọng hoạt động TVN như một hoạt động chuyên môn, có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định. Các cấp quản lý kiểm tra hoạt động TVN lồng ghép trong kiểm tra chuyên môn định kỳ, hoặc đột xuất.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Có thể khẳng định rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động TVN đối với học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương cần phải được thực hiện đồng nhất 5 biện pháp như trên. Mặc dù mỗi biện pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định, song cả 5 biện pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau, sự thống nhất và đồng bộ trong triển khai các biện pháp này là tiền đề cơ bản tạo nên hiệu quả chung cho cả quá trình TVN cho HS và quản lý hoạt động này trong thời gian tới và cùng chung một mục tiêu cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp nói chung và TVN nói riêng đối với học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương.

Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi sử dụng các biện pháp thì cần chú trọng tính đồng bộ, mềm dẻo, linh hoạt thì mới nâng cao hiệu quả quản lý.

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác giả tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (xem phụ lục 1)

Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.

Sau khi xây dựng xong phiếu trưng cầu ý kiến chúng tôi tiến hành chọn mẫu, lấy ý kiến của 50 đồng chí là CBQL ở các Trung tâm GDTX - HN -DN, chuyên viên sở GD&ĐT, chuyên viên phòng GD & ĐT của tỉnh Hải Dương, những người đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động TVN cho HS, là những người có thâm niên, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhiệt tình công tác để lấy ý kiến.

Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.

Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng chúng tôi gặp gỡ từng người trao đổi trực tiếp, đồng thời phỏng vấn sâu các đồng chí CBQL về các biện pháp đề xuất đã được triển khai ở trung tâm, xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng phiếu trưng cầu ý kiến theo 2 lĩnh vực:

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 5 biện pháp chúng tôi đề xuất ở 3 mức độ:

+ Rất cần thiết

+ Cần thiết

+ Không cần thiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương - 12

- Nhận thức về tính khả thi của 5 biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:


+ Rất khả thi

+ Khả thi

+ Không khả thi

Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành chuyển từ định tính sang định lượng, điểm ở các mức độ như sau:

Mức độ 1: Rất cần thiết và rất khả thi (3 điểm)

Mức độ 2: Cần thiết và khả thi (2 điểm)

Mức độ 3: Không cần thiết; Không khả thi (1 điểm).

Lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc và đưa ra những kết luận.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Để biết các biện pháp quản lý hoạt động TVN mà chúng tôi lựa chọn có sự cần thiết và khả thi hay không, chúng tôi sử dụng phiếu và tiến hành điều tra trên 50 CBQL. Kết quả thu được ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương


Các biện pháp quản lý hoạt động TVN

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Tính cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%

ĐTB

Thứ

bậc

1. Nâng cao nhận thức cho HS về tầm quan

trọng của công tác TVN

46

92

4

8

0

0

2,92

2

2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực

TVN cho đội ngũ GV và phụ huynh HS

48

96

2

4

0

0

2,96

1

3. Đổi mới hình thức và phương pháp TVN; lồng ghép TVN thông qua hoạt động

thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp.


44


88


6


12


0


0


2,88


3

4. Tăng cường xã hội hóa công tác TVN, tích cực phối hợp các lực lượng ngoài

trung tâm tham gia hoạt động TVN cho HS


43


86


7


14


0


0


2,86


4

5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động

TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương


42


84


8


16


0


0


2,84


5





2,89

Các biện pháp tác giả đề xuất, các chuyên gia đánh giá mức độ cần thiết cao, mức điểm 2,84 ≤ ĐTB ≤ 2,96, chứng tỏ các biện pháp quản lý này rất phù hợp với tình hình thực tế ở trung tâm, nếu triển khai bài bản đúng quy trình chắc chắn chúng ta sẽ thu được kết quả tốt trong quản lý và lãnh đạo, quản lý trung tâm.

Biện pháp 1,2, được đánh giá là rất cần thiết có mức điểm xấp xỉ nhau, chênh lệch không đáng kể. Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất phần nhiều đều liên quan đến nhân tố người GV. Thực vậy, trong hoạt động để có được hiệu quả trước hết phải có những GV TVN giỏi. Do vậy, biện pháp:“Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVN cho đội ngũ GV và phụ huynh HS” được đánh giá là cần thiết nhất. Sau đó là sự cần thiết phải thay đổi nhận thức của CBQL, GV, HS, cha mẹ HS về tầm quan trọng, vai trò của hoạt động TVN.

Bên cạnh việc khảo sát sự cần thiết của các biện pháp, chúng tôi còn tiến hành khảo sát tính khả thi với mục đích xem các biện pháp chúng tôi đưa ra có thể dễ dàng thực hiện ở Trung tâm GDTX - HN - DN hay không. Kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:

Nhận xét bảng 3.2: Kết quả trên cho thấy các chuyên gia đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất với ĐTB = 2,86 là có tính khả thi khá cao. Điểm bình quân các biện pháp dao động 2,80 ≤ ĐTB ≤ 2,94. Trong đó:

Biện pháp 2,3:“Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVN cho đội ngũ GV và phụ huynh HS ” được đánh giá có tính khả thi cao nhất với ĐTB = 2,94 ; biện pháp: “Đổi mới hình thức và phương pháp TVN; lồng ghép TVN thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp”xếp thứ bậc thứ 2 (ĐTB = 2,88) thứ bậc 2. Các biện pháp này là tương đồng khi khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp như đã phân tích ở trên. Tức là, đây được xem là ba biện pháp vừa có tính cần thiết, vừa có tính khả thi cao nhất trong các biện pháp được lựa chọn.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương


Các biện pháp quản lý hoạt động TVN

Rất cần

thiết

Cần thiết

Không

cần thiết

Tính cần

thiết

SL

%

SL

%

SL

%

ĐTB

Thứ

bậc

1. Nâng cao nhận thức cho HS về tầm

quan trọng của công tác TVN

42

84

8

16

0

0

2,84

3

2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVN cho đội ngũ GV và phụ

huynh HS


47


94


3


6


0


0


2,94


1

3. Đổi mới hình thức và phương pháp TVN; lồng ghép TVN thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm

nghề nghiệp.


44


88


6


12


0


0


2,88


2

4. Tăng cường xã hội hóa công tác TVN, tích cực phối hợp các lực lượng ngoài trung tâm tham gia hoạt

động TVN cho HS


40


80


10


20


0


0


2,80


5

5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN -

DN Chí Linh, Hải Dương


41


82


9


18


0


0


2,82


4





2,86

Kết luận chương 3


Trong chương này, luận văn đã lý giải và xác định các nguyên tắc có tính chỉ đạo trong việc xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý công tác TVN. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác này, đặc biệt dựa trên những tồn tại, yếu kiếm của công tác TVN và quản lý TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương, luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý.

Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục, chuyên viên sở, phòng có thâm niên và có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động TVN cho thấy: 5 biện pháp quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển tại địa phương. Việc thực hiện đồng bộ, thường xuyên các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương.

Tuy vậy, các biện pháp mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi triển khai cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những cải tiến thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

1.1. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản như: quản lý, tư vấn nghề, hoạt động tư vấn nghề, quản lý hoạt động tư vấn nghề... Luận văn đã vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào quá trình nghiên cứu công tác quản lý hoạt động TVN cho học sinh ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương. Chính những lý luận này đã định hướng cho chúng tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp.

1.2. Luận văn đã khái quát một số nét cơ bản về tình hình giáo dục ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương. Tổ chức nghiên cứu thực trạng qua hai nội dung cơ bản là: Thực trạng hoạt động tư vấn nghề cho học sinh và thực trạng quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở ở Trung tâm GDTX

- HN - DN Chí Linh, Hải Dương. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương.

1.3. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất các biện pháp cơ bản nhằm quản lý hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương như sau:

- Nâng cao nhận thức HS về tầm quan trọng của công tác TVN cho HS

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực TVN cho đội ngũ GV và phụ huynh HS

- Đổi mới hình thức và phương pháp TVN; lồng ghép TVN thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm nghề nghiệp.

- Tăng cường xã hội hóa công tác TVN, tích cực phối hợp các lực lượng ngoài trung tâm tham gia hoạt động TVN cho HS

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TVN ở Trung tâm GDTX - HN - DN Chí Linh, Hải Dương

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí