Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh 33

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường về vai

trò, ý nghĩa quản lý hoạt động tự học 35

Bảng 2.3. Thực trạng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học của học

sinh 38

Bảng 2.4. Thực trạng thời gian dành cho hoạt động tự học 40

Bảng 2.5. Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học của học sinh 42

Bảng 2.6. Nội dung hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học 45

Bảng 2.7. Đánh giá việc quản lý hướng dẫn học sinh thực hiện nội dung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

tự học 46

Bảng 2.8. Thực trạng việc quản lý bồi dưỡng phương pháp tự học cho

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên - 2

học sinh 47

Bảng 2.9. Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh 49

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động

tự học của học sinh 50

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị phục

vụ cho hoạt động tự học 52

Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả quản lí hoạt

động tự học 53

Bảng 2.13. Đánh giá của học sinh về kết quả công tác quản lí hoạt động

tự học 55

Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý hoạt động tự học 56

Bảng 4.1. Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 78

MỞ ĐẦU


1. Lý do chon đề tài

Tự học có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ: “Tập trung sức lực nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”. Do đó việc quản lý hoạt động tự học của học sinh cũng đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục.Vấn đề đổi mới quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo thực chất là “Lấy người học làm trung tâm”, “lấy tự học, tự đào tạo làm trọng tâm”, “lấy tự học làm cốt”.

Trong những năm qua loại hình trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã được hình thành và phát triển, gắn liền với đó là việc nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng các mục tiêu giáo dục và đào tạo. Các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong việc quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS; công tác quản lí chất lượng giáo dục đã và đang từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đúng với yêu cầu đổi mới giáo dục.Tuy nhiên, kết qủa học tập của học sinh các trường PTDT bán trú THCS của huyện còn thấp, đặc biệt hoạt động tự học của HS vẫn còn nhiều hạn chế. Để đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường cần quan tâm đến vấn đề tự học của học sinh nói chung và học sinh DTTS tại trường bán trú THCS nói riêng, bên cạnh đó cũng cần phải có giải pháp quản lý cụ thể, sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài trường, gia đình và nhà trường để đẩy mạnh hoạt động tự học của học sinh tại các trường PTDTBT THCS.

Lứa tuổi THCS là nhóm tuổi đặc biệt, “không còn trẻ con nhưng lại chưa phải là người lớn” chưa có động cơ mục đích học tập rõ ràng, chưa có ý thức tự giác học tập cũng như chưa biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp, sắp xếp thời gian cũng như hình thức tự học. Đặc biệt học sinh các trường bán

trú chủ yếu là học sinh người dân tộc thiểu số, sống xa gia đình, nên việc quản lý việc học ngoài giờ trên lớp của gia đình ngoài gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó nhà trường quan tâm nhiều đến việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng tới việc giáo dục, rèn luyện phương pháp tự học cho HS, chưa chú ý đến việc phát triển năng lực phù hợp với nhiều đối tượng HS DTTS, đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu, tìm tòi mới có thể hoàn thành được. Thêm vào đó một số trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Nậm Pồ mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm và biện pháp phù hợp trong công tác quản lí hoạt động dạy và học, đặc biệt là quản lí hoạt động tự học của học sinh DTTS. Thực tế việc quản lí hoạt động này mới chỉ tập trung vào quản lí thời gian học, sĩ số học sinh… chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lí chất lượng tự học của học sinh. Với lý do trình bày trên tôi lựa chọn đề tài:"Quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên" làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDT Bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, từ đó Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

4. Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, công tác quản lí hoạt động tự học của học sinh các

trường PTDT bán trú THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã và đang được thực hiện, đem lại một số kết quả nhất định, song còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh một cách đồng bộ, hiệu quả thì kết quả học tập của học sinh sẽ được tiến bộ, ghóp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, Điện Biên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

a. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS.

b. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

c. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu hoạt động tự học và chủ thể quản lí hoạt động tự học của học sinh ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, những tư liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận về quản lý giáo dục; các văn bảnvềhoạt động tự học và quản lý hoạt động tự học của học sinh phổ thông.

- Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài; nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận điểm cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu; tổng hợp các tài liệu để giúp cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phát vấn

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý hoạt động tự học.

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả, khảo sát tỉ lệ trung bình, tỉ lệ %...

- Phương pháp khảo nghiệm nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tự học của học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS.

Chương 2. Thực trạng quản lí hoạt động tự học của học sinh ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS‌

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Tự học và các kĩ năng tự học là một trong những vấn đề mang tính lịch sử được nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau ngay từ khi giáo dục chưa trở thành một khoa học.

Thời cổ đại, Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà giáo dục kiệt xuất của Trung Hoa đã nói “Học phải kết hợp với suy nghĩ, học mà không suy nghĩ thì dễ mắc lầm, chỉ nghĩ mà không học thì chỉ thêm ngu tối” [10]; Khổng Tử đã cho thấy tầm quan trọng của việc tự học và phương pháp tự học.

Smit Hecbơc đã nhấn mạnh việc quan tâm giáo dục động cơ hoạt động đúng đắn là điều kiện để học sinh tích cực chủ động trong học tập [18]

Rubakin (1862-1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào? [17] do Nguyễn Đình Khôi dịch đã đưa ra được vấn đề về các phương pháp tự học, sử dụng sách...

Để giúp người học nâng cao tính tích cực nhận thức và đạt hiệu quả trong hoạt động tự học các tác giả như A.M.Machiuskin, A.V.Petrovski, cũng đã đề ra trong việc thiết kế các bài tập nhận thức, nhất là bài tập nêu vấn đề để SV thực hiện trong thời gian tự học đó là trách nhiệm của người giáo viên.

Nhà sư phạm lỗi lạc Tiệp Khắc Jan Amos Komensky (1592 - 1670) - Ông tổ của nền giáo dục cận đại, đã khẳng định: “Không có khát vọng học tập thì không thể trở thành tài năng, cần phải làm thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh”. Năm 1657, ông đã hoàn thành tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” trong đó nêu rõ: “Việc học hành, muốn trau dồi kiến thức vững chắc không thể làm một lần mà phải ôn đi ôn lại, có bài tập thường xuyên phù hợp với trình độ” [7, tr.40]. Trong giai đoạn hiện đại, các nhà giáo dục học đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục và đã khẳng định vai trò to lớn của tự học.

Cuối thế kỷ XX, quan niệm về học tập suốt đời được coi là chìa khóa mở cửa vào thế kỷ XXI. Theo khuyến cáo về “Giáo dục cho thế kỷ XXI”, UNESCO đã nêu bốn trụ cột về giáo dục: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”.

Như vậy, lịch sử đã cho thấy vấn đề tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều nhà sư phạm quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau. Các tác giả đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tự học.

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu về vấn đề tự học tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu lâu dài cả về lí luận và thực tiễn, đã trải qua một giai đoạn phát triển.

Nghiên cứu về vấn đề tự học, trước tiên phải nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương sáng về tinh thần tự học. Người rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, vấn đề học tập, rèn luyện và đặc biệt Bác rất coi trọng của việc tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.Ở tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Bác cũng nhắc nhở về cách học tập: "Lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo góp vào” [12, Tr.57].Với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “ Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân” [12]

Tư tưởng của Người về tự học đã được vận dụng, quán triệt trong các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II - BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy học… nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học”. [4]. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập khai mạc ngày 6 tháng 5 năm 1950, Bác đã khuyên học viên: “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập”. Như vậy, theo Bác việc tự học giữ vai trò rất quan trọng, có tác dụng quyết định cho kết quả học tập và việc tự học phải được xuất phát từ động lực của chính bản thân người học.

Thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học, có thể kế đến các tác giả: Nguyễn Sỹ Thư, Thái Duy Tuyên, Nguyễn Cảnh Toàn…

Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã có nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về vấn đề tự học. Các công trình của ông đã ra đời để thuyết phục giáo viên ở các cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm phát triển khả năng tự học cho học sinh ở mức độ tối đa. Ông phân tích sâu sắc bản chất tự học, xây dựng khái niệm tự học chuẩn xác, đưa ra mô hình dạy - tự học tiến bộ với những hướng dẫn chi tiết cho giáo viên khi thực hiện mô hình này.

Đi sâu hơn vào bản chất của vấn đề tự học trên cơ sở tâm lí học và giáo dục học, đã có các tác giả Thái Duy Tuyên với “Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh”, tác giả Nguyễn Kỳ với việc nghiên cứu “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”,tác giả Đặng Vũ Hoạt với nghiên cứu “Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại học”.

Tác giả Lê Khánh Bằng lại cho rằng: “Tự học là tự mình suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và phẩm chất tâm lý để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nhất định”[1, Tr3].

Một số công trình đã nghiên cứu về quản lí hoạt động tự học như luận văn thạc sỹ: “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi” của tác giả Phạm Văn Liên, năm 2012; “ Biện pháp quản lí hoạt động tự học của học viên trường sỹ quan lục quân 2” của tác giả Trần Bá Khiêm, năm 2007; "Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an” của tác giả Phạm Quang Bảo, năm 2009; “Quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú trường Cao đẳng Hàng hải I” của tác giả Nguyễn Văn Nam, năm 2013; “Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông Miền Tây tỉnh Yên” của tác giả Phạm Hoài Minh, năm 2014. Bên cạnh đó còn có các công trình đã được công bố: Tác giả Phan Quốc Lâm (2010) với công trình “Tiếp cận vấn đề kĩ năng theo quan điểm tâm lí học hoạt động”, tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt, tháng 11; Tác giả Dương Thị Linh (2010), “Một số vấn đề về hoạt động tự học của sinh viên

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí